Cùng VietnamWorks tham khảo cách viết trình độ học vấn trong CV chuẩn chỉnh để gây thiện cảm với nhà tuyển dụng trong bài viết dưới đây nhé!
Trình độ học vấn trong CV là gì?
Học vấn là những kiến thức đã được tích lũy thông qua việc học tập, đọc sách, tìm hiểu hay học hỏi từ người khác. Còn trình độ học vấn là mức độ học vấn của một người được chia thành các cấp bậc từ nhỏ lên lớn như: cấp tiểu học, cấp trung học, cấp trung học phổ thông, cấp đại học và sau đại học.
Từ đó, trình độ học vấn trong CV là trình độ chuyên môn cao nhất của ứng viên có hoặc không liên quan đến công việc, vị trí đang tuyển dụng được thể hiện trong hồ sơ xin việc.
Hiện nay, trình độ học vấn được thể hiện qua các cấp bậc như: cấp Tiểu học, cấp Trung học cơ sở, cấp Trung học phổ thông, cấp Trung cấp, cấp Cao đẳng, cấp Đại học và sau đại học… Còn trình độ chuyên môn sẽ được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư, Cử nhân…
Trình độ học vấn đóng vai trò quan trọng trong việc xem xét và nhận định trình độ của một người. Để từ đó, bạn có thể nhận định độ phù hợp với công việc và vị trí việc làm nhà tuyển dụng đang cần. Bên cạnh đó, thông qua trình độ học vấn mà người ta có thể đánh giá được trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa của một người. Do đó, các nhà tuyển dụng thường lưu ý đến mục trình độ học vấn trong CV xin việc của ứng viên.
Tại sao nên có phần trình độ học vấn trong CV?
Trình độ học vấn trong CV mang lại lớn ích lớn cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng.
Với ứng viên, nó thể hiện trình độ học tập, khả năng học hỏi và chuyên ngành phù hợp với yêu cầu công việc. Trình độ học vấn còn giúp ứng viên gây chú ý với nhà tuyển dụng thông qua những cấp bậc ấn tượng, đồng thời xác định mức độ phù hợp đối với công việc, vị trí đang tuyển dụng.
Với nhà tuyển dụng, trình độ học vấn giúp họ đánh giá năng lực học vấn, trình độ chuyên môn của ứng viên liệu có phù hợp với yêu cầu công việc hay không? Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng còn phần nào đánh giá được những tiềm năng mà ứng viên có thể đóng góp cho doanh nghiệp.
Cách viết trình độ học vấn trong CV
Những nội dung cơ bản cần có
Để nhà tuyển dụng nắm được trình độ học vấn và chuyên môn của bạn, phần nội dung trình độ học vấn cần đảm bảo đầy đủ những nội dung cơ bản như:
Trình độ học vấn ở bậc cao nhất: Bạn nên ghi bậc học cao nhất hiện tại của mình để nhà tuyển dụng có cái nhìn rõ nhất về trình độ chuyên môn của bản thân đang ở mức độ nào, liệu có phù hợp với yêu cầu công việc mà họ đang cần hay không.
Ghi rõ tên trường, chuyên ngành: Khi có nhiều trình độ chuyên môn, bạn nên trình bày rõ ràng thông tin về tên trường, chuyên ngành. Điều này không chỉ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về sự chuyên nghiệp mà còn giúp bản CV có độ tin cậy cao hơn.
Liệt kê thành tích, giải thưởng đạt được: Đây là minh chứng rõ ràng cho năng lực và cũng là một lời khẳng định bạn là lựa chọn phù hợp cho công việc này. Tuy nhiên, bạn đừng liệt kê tất cả các thành tích, thay vào đó hãy liệt kê những giải thưởng có liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển để nhà tuyển dụng có những đánh giá khách quan nhất về tình độ của bạn.
Đón đọc thêm các bài viết sau:
- Tạo Gmail: Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản
- Mẫu thư ngỏ mời hợp tác: Cách Viết Và Các Lưu Ý
- Email ảo là gì? Khái Niệm Và Ứng Dụng
Cung cấp thông tin về điểm số trung bình
Điểm trung bình tốt nghiệp là minh chứng cho thành tích học tập của bạn. Vì thế, bạn hãy đưa chúng vào trong phần trình độ học vấn, điều này là rất cần thiết, đặc biệt là khi bạn chưa có kinh nghiệm. Còn đối với những người đã đi làm lâu năm, có nhiều kinh nghiệm làm việc thì không nhất thiết phải đề cập đến điểm số trung bình trong cách viết trình độ học vấn trong CV.
Sắp xếp theo đề mục rõ ràng
Các thông tin được sắp xếp theo đề mục rõ ràng không chỉ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt nhanh những điểm trọng yếu trong phần trình độ học vấn của bạn, mà còn giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhờ sự ngăn nắp, chuyên nghiệp.
Cách viết trình độ học vấn trong CV xin việc theo thứ tự từ thông tin lớn (tên trường, chuyên ngành, bằng cấp đạt được) đến mục nhỏ hơn (thành tích, giải thưởng,…).
Bỏ qua thông tin về trường trung học phổ thông, cấp 1, cấp 2
Thông thường, các nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm ứng viên học học cấp 1, cấp 2 ở đâu nên bạn không cần phải liệt kê chi tiết các thông tin này ở phần trình độ học vấn trong CV xin việc. Trong trường hợp, bậc học cao nhất của bạn là Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Cao học thì thông tin trường phổ thông cũng không cần thiết phải đề cập, trừ những giải thưởng nổi bật có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển như học sinh giỏi cấp thành phố môn Văn, môn Toán đoạt giải cấp tỉnh. Còn nếu tốt nghiệp phổ thông nhưng không học tiếp thì bạn chỉ cần ghi trình độ học vấn 12/12 trong CV.
Liệt kê thêm những khóa học ngắn gọn liên quan đến vị trí tuyển dụng
Trong cách viết trình độ học vấn trong CV, bên cạnh quá trình học tập chính thống, bạn cũng nên liệt kê các thông tin về: các khóa học ngắn hạn, các đợt huấn luyện từng tham gia, bằng cấp tin học, bằng cấp ngoại ngữ để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Xem thêm các chia sẻ sau:
- BCC trong email là gì? Khi Nào Và Cách Sử Dụng Đúng Cách
- JD là gì? Giải Thích Chi Tiết Về Mô Tả Công Việc
- First name là gì? Phân Biệt Với Last Name
- Mẫu đơn xin việc: Cách Viết Và Những Điều Cần Lưu Ý
Một số lưu ý quan trọng khi viết phần trình độ học vấn trong CV
Trình bày các thông tin rõ ràng, chi tiết
Khi viết nội dung phần trình độ học vấn, bạn nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng và đảm bảo đầy đủ các thông tin quan trọng muốn truyền đạt đến nhà tuyển dụng. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian tạo CV, mà còn giúp nhà tuyển dụng dễ hiểu hơn những dụng ý mà bạn đang đề cập. Bên cạnh đó, thông tin rõ ràng, chi tiết còn giúp bạn chiếm được thiện cảm tốt và dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng hơn.
Soát lỗi chính tả
Không một nhà tuyển dụng nào sẽ chấp nhận mẫu CV chi chít lỗi chính tả. Việc để lỗi sai chính tả trong CV còn phần nào phản ánh trình độ học vấn của ứng viên. Vì thế, bạn nên kiểm tra lại lỗi chính tả, ngữ pháp, đảm bảo sự chỉn chu, đầu tư chất xám trong từng câu văn trước khi chuyển sang trình bày phần khác nhé!
Sắp xếp theo thời gian ngược
Ở cách viết trình độ học vấn trong CV bạn nên đề cập đến bậc học cao nhất và gần với hiện tại nhất để thể hiện được kỹ năng sắp xếp có khoa học, trình bày thông tin theo các mốc thời gian. Đồng thời giúp cho nhà tuyển dụng nắm được trình độ học vấn cao nhất của ứng viên và xem xét mức độ phù hợp với yêu cầu công việc hơn.
Cung cấp trung thực tất cả các thông tin
Sự trung thực luôn được đề cao trong việc ứng tuyển. Do đó, các thông tin trong phần trình độ học vấn cần chính xác, thành thật. Bạn nên cung cấp các loại bằng cấp chứng minh khi được yêu cầu.
Tuyệt đối không gian lận, bởi nếu có vượt qua được vòng xét loại hồ sơ thì đến vòng phỏng vấn trực tiếp nhà tuyển dụng cũng sẽ phát hiện ra. Lúc này, bạn chắc chắn sẽ mất quyền tham gia ứng tuyển và không có cơ hội làm việc tại đơn vị mình yêu thích.
Nội dung logic, nhất quán
Các nội dung đang đề cập cần được trình bày một cách nhất quán với nhau, từ việc sử dụng dấu cách, gạch chân đến viết hoa để nhấn mạnh hay liệt kê các cột mốc, thành tích, hạng mục đáng chú ý. Điều này vừa giúp bạn trình bày rõ ràng hơn, vừa giúp nhà tuyển dụng nắm được thông tin quan trọng và những thành tích nổi bật dễ hơn.
Trình độ học vấn nên để trước hay sau mục kinh nghiệm
Một CV xin việc có bố cục rõ ràng, khoa học sẽ được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bởi nhìn vào đó, họ sẽ nhanh chóng nắm được các thông tin cần thiết. Thông thường, trong CV xin việc, các mục thông tin sẽ được trình bày theo thứ tự như sau: Thông tin cá nhân -> mục tiêu nghề nghiệp -> trình độ học vấn -> kinh nghiệm làm việc -> kỹ năng -> sở thích/hoạt động -> người tham chiếu. Tuy nhiên, tùy vào điểm mạnh yếu của bản thân mà bạn có thể sắp xếp lại thứ tự trên sao chu phù hợp và ấn tượng nhất.
Nếu là người đã có nhiều kinh nghiệm thì nên nêu kinh nghiệm làm việc trước rồi mới trình bày phần trình độ học vấn. Còn với sinh viên mới ra trường, những người chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tiễn hoặc đã có nhiều kinh nghiệm nhưng không đúng với chuyên ngành mà nhà tuyển dụng đang đòi hỏi thì nên đưa trình độ học vấn trước mục kinh nghiệm việc làm.
Tham khảo ngay các cơ hội việc làm An Giang, việc làm Kon Tum, tuyển dụng VNPAY, và ngân hàng Shinhan trên VietnamWorks để tìm việc làm lương cao và phù hợp với bạn.
Một số mẫu viết trình độ học vấn trong CV mà bạn có thể tham khảo
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Futa Express tuyển dụng, tuyển dụng giao hàng J&T, VSIP Quảng Ngãi tuyển dụng, …
Một bản CV xin việc chuẩn chỉnh sẽ thể hiện được đầy đủ các thông tin về ứng viên, từ thông tin cá nhân đến trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc. Nếu khéo léo trong cách viết trình độ học vấn trong CV thì cánh cửa nghề nghiệp của bạn sẽ rất rộng mở. Hy vọng những thông tin vừa chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn. Và nếu chưa tự tin về cách viết CV của mình, bạn hãy truy cập ngay WowCV của VietnamWorks để tham khảo ngay những mẫu CV chuẩn chỉnh, miễn phí và phù hợp với từng ngành nghề nhé!
>>> Tham khảo các bài viết có liên quan sau:
- Cách đăng nhập email: Các Bước Cần Thực Hiện
- CC trong email là gì? Ý Nghĩa Và Cách Sử Dụng
- Mẫu giấy khám sức khỏe xin việc: Những Điều Cần Biết
- Cách mở email của mình: Hướng Dẫn Đầy Đủ Dành Cho Bạn
- Trình độ văn hóa: Tại Sao Nó Quan Trọng?
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.