• .
adsads
CV Bìa 7 T scaled
Lượt Xem 6 K

Một bản CV chỉn chu và đầy đủ nội dung sẽ giúp các bạn sinh viên mới ra trường tăng cơ hội ứng tuyển thành công vị trí bản thân mong muốn. Tuy nhiên, phần kinh nghiệm làm việc luôn gây khó khăn với các bạn sinh viên vì chưa có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ với nhà tuyển dụng. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn sinh viên biết cách hoàn thành CV một cách chỉn chu và đầy đủ nhất.

CV dành cho sinh viên mới ra trường là gì?

CV là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae trong Tiếng Anh. Đây là bảng tóm tắt về thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, quá trình học tập cũng như các kỹ năng bản thân của ứng viên khi nộp đơn ứng tuyển, nhằm mục đích thuyết phục nhà tuyển dụng vào vòng phỏng vấn trực tiếp.

CV xin việc của những người đã đi làm và có kinh nghiệm rồi sẽ tập trung vào phần kinh nghiệm việc làm và nêu bật lên kỹ năng trong công việc của bản thân. Vậy đối với sinh viên chưa có kinh nghiệm, cách viết kinh nghiệm việc làm trong CV sẽ như thế nào? Đối với sinh viên ra trường, các bạn có thể chưa có bất kỳ kinh nghiệm làm việc nào từ thực tế. Đây chính là lúc, bạn có thể khai thác các điểm mạnh trong hoạt động ngoại khóa cũng như những kỹ năng và thành tích học tập đạt được.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết CV/resume chuyên nghiệp đầy đủ và chi tiết nhất (Phần 1)

Cách viết kinh nghiệm việc làm trong CV dành cho sinh viên mới ra trường

Sau đây là một số kinh nghiệm cho sinh viên mới ra trường trong quá trình viết CV xin việc:

1. Cách viết phần thông tin cá nhân trong CV

Phần thông tin cá nhân trong một CV hoàn chỉnh bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email, địa chỉ liên hệ. Đây là thông tin bắt buộc phải có vì nhà tuyển dụng sẽ dựa vào những thông tin này để liên hệ bạn đi phỏng vấn cũng như thông báo nếu bạn trúng tuyển.

Tại phần thông tin này, ứng viên sẽ cập nhật hình ảnh đại diện. Các bạn lưu ý là không nên sử dụng hình ảnh tự sướng hay những ảnh không nhìn rõ mặt, theo phong cách teen. Bên cạnh đó là email đề cập cũng không nên đặt một cách quá trẻ con như boy_loi_choi@gmail.com.Vì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá sự trưởng thành của bạn thông qua hình ảnh và thông tin trong CV. Không một nhà tuyển dụng nào lựa chọn ứng viên quá trẻ con vào đóng góp cho doanh nghiệp của họ.

2. Cách viết phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là phần ứng viên sẽ chia sẻ định hướng việc làm hiện tại và tương lai. Đây là phần quan trong trọng trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường để các nhà tuyển dụng đánh giá được tính cách của từng ứng viên. Hầu hết, các nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn ứng viên mới ra trường nhưng thể hiện được  tinh thần cầu tiến và muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Tại phần nội dung này, bạn có thể chia mục tiêu của mình thành 2 ý là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn: Mục tiêu ngắn hạn sẽ nêu về những gì bạn muốn học hay trau dồi thêm những kỹ năng bản thân mình chưa thạo. Mục tiêu dài hạn là điều bạn muốn tạo thêm nhiều giá trị cho công ty, muốn thăng tiến hơn trong sự nghiệp cũng như phát triển bản thân mình qua từng ngày.

Ví dụ: Motivated and energetic Business Administration graduate seeking to develop a career in Sales and Marketing field (Tôi là sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh đang năng nổ tìm kiếm sự phát triển sự nghiệp nghề nghiệp trong lĩnh vực Bán hàng và Tiếp thị)

>>> Xem thêm: 3 mẫu CV tìm việc đẹp dành cho sinh viên mới ra trường  

3. Cách viết phần học vấn, kỹ năng và chứng chỉ trong CV

Đây là các mục mà bạn sẽ không được phép bỏ qua khi viết CV, nhất là đối với ứng viên là sinh viên mới ra trường. Hãy viết thật ngắn gọn về quá trình học vấn của bản thân như tên trường đại học, chuyên ngành và loại bằng của bạn. Đừng quên đề cập những giải thưởng hay học bổng nếu bạn đạt được trong quá trình học.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần liệt kê đầy đủ các chứng chỉ mà bạn đã đạt được như ngoại ngữ, tin học văn phòng, giao tiếp, thuyết trình… Đối với một số công việc đặc thù cần có những kỹ năng khác liên quan như thiết kế, chụp hình… thì bạn cũng nên đề cập (nếu có).

Ngoài các chứng chỉ, bạn cũng có thể liệt kê những kỹ năng mà bạn đánh giá đó là điểm mạnh nơi bạn và kỹ năng này giúp ích cho công việc ứng tuyển.Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh thì cần phải có những kỹ năng bắt buộc: giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, lắng nghe. Điều này sẽ thuyết phục các nhà tuyển dụng trao cho sinh viên chưa có kinh nghiệm thể hiện năng lực.

Ví dụ như thông thạo tiếng Nhật, hoặc có trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nhớ nhấn mạnh về mức độ kiến thức của bạn: beginner, intermediate, novice, advanced, fluent…Bên cạnh đó, hãy liệt kê thành tích của bạn bên cạnh kĩ năng đó, ví dụ “Award of outstanding research – Giải thưởng nghiên cứu khoa học”

4. Cách viết phần kinh nghiệm việc làm trong CV

Kinh nghiệm làm việc là phần gây khó khăn nhất cho các bạn sinh viên mới ra trường khi viết CV ứng tuyển. Hầu hết các bạn đều chưa có kinh nghiệm làm việc từ thực tế. Nếu có chỉ là những công việc part-time, cộng tác với đơn vị nhỏ lẻ.

Các bạn yên tâm là hiện tại có rất nhiều vị trí công việc mà doanh nghiệp chấp nhận tuyển ứng viên chưa có kinh nghiệm để đào tạo bài bản. Điều bạn cần làm là thông qua CV của mình cho nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng của bản thân.

Do đó, tại phần kinh nghiệm việc làm trong CV, bạn có thể ghi những việc bạn đã làm tại công ty mình thực tập hoặc công việc part-time trước đây bạn đã làm. Thậm chí, bạn cũng có thể liệt kê hoạt động ngoại khóa mà bạn từng tham gia tại nhà trường hay đoàn của phường, địa phương.

Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ đánh giá cao những ứng viên năng động, sôi nổi, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa vì ứng viên đó sẽ dễ thích ứng được với môi trường cũng như văn hóa công ty. Bạn sẽ lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng nếu bạn thể hiện được điều đó.

Hy vọng những kinh nghiệm về cách viết CV, đặc biệt là cách viết phần kinh nghiệm làm việc trong CV cho sinh viên mới ra trường vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong quá trình xin việc và tìm kiếm cơ hội việc làm. Chúc bạn thật thành công với CV đầu tiên của mình!

Tham khảo Wow CV để download mẫu CV đẹp hoặc tạo CV xin việc theo cách riêng của bạn.

  • Download mẫu CV đẹp và đơn giản tại đây
  • Download mẫu CV đẹp và ấn tượng tại đây
  • Download mẫu CV đẹp và chuyên nghiệp tại đây

 

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers