adsads
Shutterstock 1507617932 1
Lượt Xem 3 K

CV xin việc chính là tấm vé đầu tiên giúp bạn chạm tay đến công việc mơ ước. Vậy bạn đã biết cách làm cho “tấm vé” ấy đắt giá và nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng chưa? Tham khảo ngay cách viết CV chuẩn đẹp cho tất cả các ngành nghề trong bài viết dưới đây nhé!

Cách viết CV xin việc cơ bản nhất

>>>Xem thêm: CV là gì

Phần giới thiệu chung

Đừng nhầm lẫn phần giới thiệu chung với thông tin cá nhân nhé, bởi đây là 2 nội dung hoàn toàn khác nhau trong CV xin việc. Giới thiệu chung là phần ở phía trên cùng của CV, gồm 2 – 3 câu tóm tắt thông tin chính là: họ tên, tuổi, kinh nghiệm, kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp,… Dù chỉ 2 – 3 câu nhưng nó rất quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định của nhà tuyển dụng liệu có đọc tiếp các nội dung ở dưới hay không?. Vì thế, bạn cần biết cách viết phần giới thiệu chung thật hấp dẫn và chuyên nghiệp.

Ví dụ: “Tôi là một chuyên viên kinh doanh với hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành. Tôi có kinh nghiệm trong quản lý và phát triển các chiến lược kinh doanh, tìm kiếm khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại. Tôi có khả năng tạo ra các kế hoạch bán hàng hiệu quả và thúc đẩy doanh số tăng trưởng.”

Phần thông tin cá nhân

Trong cách viết CV, phần thông tin cá nhân khá đơn giản. Bạn chỉ cần liệt kê các thông tin liên quan đến bản thân mình để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc khi bạn đã vượt qua vòng xét loại hồ sơ.

Thông tin cá nhân bao gồm: Họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, số điện thoại cá nhân thường dùng, địa chỉ nơi bạn đang ở, địa chỉ email, mạng xã hội (nếu có). Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm phong phú nội dung bằng Câu nói/châm ngôn yêu thích của mình.

Thông tin cá nhân trong CV nên được trình bày rõ ràng và chính xác. Đặc biệt, bạn cần lưu ý đến phần số điện thoại và email. Số điện thoại phải là số dùng cố định của bạn, để bạn không bỏ lỡ bất kỳ cuộc gọi nào từ nhà tuyển dụng. Còn email thì cần nghiêm túc, chuyên nghiệp, không sử dụng tên email kiểu trẻ con, thiếu nghiêm túc.

Ví dụ:

  • Họ và tên: Nguyễn Văn A
  • Ngày sinh: 12/03/1990
  • Địa chỉ: Số 10, Đường Trường Sa, Phường 2 Quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • Số điện thoại: 0987897654
  • Email: nguyenvana@gmail.com
  • Skype: vananguyen_skype
  • Châm ngôn yêu thích: “Hãy biến ngày hôm nay trở nên thật tuyệt vời đến nỗi ngày hôm qua cũng phải ghen tị”

Phần mục tiêu nghề nghiệp

Trên thực tế, các nhà tuyển dụng luôn ưu tiên các ứng viên có mục tiêu rõ ràng trong công việc của mình. Vì thế, bạn cần chú ý đầu tư cho phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV.

Hãy chia mục tiêu nghề nghiệp của bạn thành 2 phần rõ ràng, mục tiêu ngắn hạn (1 – 3 năm đầu) và mục tiêu dài hạn (3 – 5 năm). Ở mục tiêu ngắn hạn có thể là những mong muốn về việc trau dồi kiến thức, kỹ năng và phát triển bản thân một cách toàn diện, để từ đó mang đến những đóng góp tích cực cho công ty,… Còn mục tiêu dài hạn là tiến lên cấp bậc quản lý và có tầm ảnh hưởng nhất định đến công ty.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đưa ra mục tiêu phù hợp với vị trí đang ứng tuyển và có tính khả thi, đừng quá viển vông, vượt quá khả năng của bản thân và xa rời thực tế.

Ví dụ: “Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp và đóng góp cho công ty bằng kỹ năng sáng tạo và kinh nghiệm của mình. Tôi muốn phát triển khả năng tạo ra những thiết kế độc đáo và hiệu quả cho khách hàng của công ty. Trong 3 năm, tôi đặt mục tiêu trở thành trưởng phòng thiết và trở thành một người đi đầu trong lĩnh vực thiết kế đồ họa.”

Phần kỹ năng chuyên môn

Với bất kỳ một công việc nào đó cũng cần đến kỹ năng chuyên môn mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Đó là lý do vì sao nhà tuyển dụng luôn quan tâm đến phần kỹ năng chuyên môn của ứng viên trong vòng xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là những công việc đặc thù, yêu cầu cao về chuyên môn như: bác sĩ, giáo viên, kỹ sư, kế toán – kiểm toán,…

Tùy thuộc vào công việc và vị trí ứng tuyển mà bạn lựa chọn kỹ năng phù hợp để đưa vào CV xin việc. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ vị trí nào thì trong cách viết CV xin việc cũng cần bao gồm kỹ năng cứng bao gồm: tin học, toán học, sử dụng các phần mềm, ngoại ngữ,… Và kỹ năng mềm bao gồm: giao tiếp, làm việc độc lập, làm việc nhóm, xử lý vấn đề, lãnh đạo,…

Ví dụ: Khi ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh, bạn cần liệt kê các kỹ năng như:

  • Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý dự án
  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng bán hàng
  • Kỹ năng sử dụng phần mềm: Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft Office, Google Drive, Adobe Creative Suite, Salesforce, Hubspot.

Phần kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc là phần rất quan trọng trong CV xin việc mà các nhà tuyển dụng luôn quan tâm đến. Đối với các vị trí tuyển dụng cấp cao thì phần kinh nghiệm càng có yêu cầu cao hơn, do đó bạn sẽ cần thể hiện nội dung này một cách ấn tượng.

Nội dung phần này bạn hãy liệt kê chi tiết các công việc mình đã từng làm trước đó, từ công việc mới nhất đến cũ nhất. Bao gồm: Tên công việc, vị trí, chức vụ, tên công ty, thời gian làm việc, nhiệm vụ và thành tích đạt được (nếu có). Bạn chỉ nên liệt kê những kinh nghiệm có liên quan đến công việc, vị trí đang ứng tuyển thôi nhé. Đừng ôm đồm quá nhiều nội dung khiến thông tin bị loãng, không có điểm nhấn với nhà tuyển dụng.

Với sinh viên mới ra trường hoặc những người chưa có kinh nghiệm thì hãy liệt kê các hoạt động đã tham gia ở trường, các hoạt động thiện nguyện, tình nguyện, xã hội,… để nhà tuyển dụng có cơ sở đánh giá về tính cách, con người và mức độ phù hợp của bạn với vị trí mà họ đang cần ứng viên.

Ví dụ:

Kế toán trưởng – Công ty ABC (2020 – hiện tại)

  • Quản lý và giám sát công việc của phòng kế toán với số lượng lên đến 8 thành viên.
  • Lập báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm và báo cáo thuế đúng thời hạn.
  • Đạt được mức giảm chi phí 17% cho công ty thông qua việc phân tích và đề xuất các giải pháp giảm chi phí hiệu quả.
  • Thực hiện kiểm tra nội bộ và đề xuất các giải pháp kiểm soát nội bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Kế toán viên chính – Công ty MNO (2018 – 2020)

  • Thực hiện các nghiệp vụ kế toán như nhập liệu, lập chứng từ, lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế.
  • Phân tích và giải thích sự khác nhau trong các báo cáo tài chính hàng tháng và hàng quý.
  • Tham gia phát triển và cải tiến các quy trình kế toán để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Phần trình độ học vấn

Phần trình độ học vấn bạn hãy tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập của bản thân bao gồm: thời điểm nhập học, loại tốt nghiệp, tên trường, chuyên ngành và điểm trung bình (GPA).

Bên cạnh đó, bạn có thể liệt kê thêm các đề án, nghiên cứu khoa học, các khoá học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ. Nếu có, bạn hãy ưu tiên những thành tích có liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Ví dụ:

Thạc sĩ Công nghệ thông tin – Đại học ABC (2020 – 2022)

  • Chuyên ngành: Công nghệ phần mềm
  • Điểm trung bình chung: 8.5/10

Kỹ sư Công nghệ thông tin – Đại học XYZ (2016 – 2020)

  • Chuyên ngành: Khoa học máy tính
  • Điểm trung bình chung: 8.0/10

Khóa học chuyên sâu về Data Science – Trung tâm Đào tạo ABC (2022)

  • Học các kỹ năng chuyên sâu về xử lý dữ liệu, phân tích và trực quan hóa dữ liệu, và máy học.

Khóa học về Quản trị mạng – Trung tâm Đào tạo XYZ (2018)

  • Học các kỹ năng cơ bản về quản trị mạng, bảo mật mạng và giải pháp đảm bảo an ninh mạng.

Phần sở thích

Bạn hãy chọn những sở thích tiêu biểu, nổi bật có thể làm rõ được tính cách, sự phù hợp của bản thân với vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đang cần.

Ví dụ: Sở thích của tôi là: Đọc sách, Du lịch, Chạy bộ, Âm nhạc.

Phần người tham chiếu

Người tham chiếu là những người ở công ty cũ, họ đã từng làm việc, từng cộng tác trong dự án nào đó với bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Người tham chiếu là những người trực tiếp chứng kiến, ghi nhận những nỗ lực làm việc của bạn. Và cũng là những người sẽ “cam kết” với nhà tuyển dụng về độ phù hợp và năng lực làm việc của bạn trong môi trường mới. Vì thế, bạn cần chọn người có khả năng tin tưởng và tinh thần trách nhiệm cao.

Sau khi xác định được người tham chiếu và được sự cho phép của họ, bạn sẽ cần liệt kê các thông tin như: họ tên, chức vụ, mối quan hệ của bạn với họ, tên công ty hiện đang công tác, địa chỉ và thông tin liên lạc.

Ví dụ về cách viết CV phần người tham chiếu như sau:

Ông Cao Minh Trình, Chức vụ: trưởng phòng kinh doanh, Công ty ABC

  • Email: caominhtrinh@email.com
  • Điện thoại: 096 268 66 95

Cách viết xin việc cho sinh viên mới ra trường

>>>Xem thêm: Cách tạo CV thu hút nhà tuyển dụng

Đối với sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm. Vậy làm thế nào để CV xin việc trở nên ấn tượng khi chỉ có phần thông tin cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp là có giá trị?

Hoạt động đã tham gia

Trong quá trình học tập tại trường, nếu đã từng tham gia vào các hoạt động tình nguyện, tổ chức sự kiện,… thì bạn hãy liệt kê vào CV. Đây sẽ là những cơ sở để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định đánh giá bạn liệu có phải là người năng động, nhiệt tình trong công việc hay không?

Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần liệt kê phần này thật ngắn gọn, tóm tắt những sự kiện chính kèm theo vai trò của bạn trong những hoạt động đó.

Ví dụ:

25/08 – 05/09/2022: Sự kiện “Chào tân sinh viên”

  • Vai trò: Thành viên ban tổ chức.
  • Nhiệm vụ: Lên kế hoạch truyền thông cho sự kiện, dự trù chi phí và liên hệ khách mời,…

01/06 – 15/07/2022: Sự kiện “Mùa hè xanh”

  • Vai trò: Trưởng ban truyền thông
  • Nhiệm vụ: Lên kế hoạch truyền thông cho sự kiện, liên hệ nhà tài trợ, tổ chức các hoạt động,…

Sở thích

Dù chỉ là mục thông tin thêm trong CV xin việc nhưng chuyên mục sở thích lại rất quan trọng với những bạn sinh viên mới ra trường. Vì thế, bạn hãy thể hiện mình có những sở thích, đam mê có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Để dựa vào đó, nhà tuyển dụng sẽ biết được liệu bạn có phù hợp với văn hóa công ty, yêu cầu công việc hay không?

Ví dụ: Khi ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh, bạn có thể liệt kê các sở thích như:

  • Kinh doanh online.
  • Tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, CLB.
  • Tình nguyện, thiện nguyện.
  • Lái xe, đi phượt.

Cách viết CV xin việc cho người đã có kinh nghiệm

Với những người có kinh nghiệm thì việc tạo một CV xin việc ấn tượng không còn là vấn đề quá khó khăn. Tuy nhiên, để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, ngoài các nội dung trong cách viết CV ở trên, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Kỹ năng

Điểm nhấn của những người có kinh nghiệm đó chính là kỹ năng. Vì thế, bạn có thể tạo điểm nhấn cho bản thân trong CV bằng cách chọn kỹ năng nổi bật và bạn tự tin là sẽ làm tốt nhất.

Những thành tích đạt được trong công việc

Trong phần kinh nghiệm làm việc, nếu chỉ nêu vai trò và nhiệm vụ làm được thì bạn chưa thể ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng. Vì thế, bạn hãy minh chứng năng lực của mình bằng những thành tích đã đạt được. Hãy chọn lọc những con số nổi bật, đáng tự hào. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đính kèm các bằng khen, ghi nhận thành tích (nếu có).

Nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp

Với các CV xin việc có kinh nghiệm, nhà tuyển dụng sẽ đặt kỳ vọng cao hơn vào mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên. Vì thế, bạn cần vạch ra cho mình những mục tiêu thật rõ ràng, thể hiện ý chí, quyết tâm lớn. Tránh sử dụng mục tiêu “muốn trau dồi, phát triển bản thân,…”

Cách viết CV xin việc part time

Các công việc làm thêm sẽ giúp ứng viên tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng để phục vụ tốt hơn cho công việc sau này. Với những đối tượng này, nhà tuyển dụng không đặt ra yêu cầu quá khắt khe trong CV, nhưng để gây ấn tượng CV xin cũng cần đảm bảo đầy đủ những thông tin cơ bản như:

  • Thông tin cá nhân
  • Mục tiêu nghề nghiệp đơn giản
  • Một số kỹ năng phù hợp với công việc: giao tiếp, xử lý vấn đề, quản lý thời gian,…

Cách viết CV tiếng Anh, Hàn, Nhật chuẩn đẹp

Cách viết CV tiếng Anh

Cũng giống với CV tiếng Việt, CV tiếng Anh cũng cần đảm bảo đầy đủ các thông tin như:

  • Career objective – Mục tiêu nghề nghiệp.
  • Personal details – Thông tin cá nhân.
  • Education and Qualifications – Trình độ học vấn và các loại bằng cấp sở hữu.
  • Work experience- Kinh nghiệm làm việc.
  • Interests and Achievements – Sở thích cá nhân và các thành tựu đã đạt được.
  • Skills – Kỹ năng.

Cách viết CV tiếng Hàn

Hiện nay, các công ty Hàn Quốc đầu tư vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, tạo cơ hội việc làm cho đông đảo ứng viên. Để thành công ứng tuyển, đầu tiên bạn cần có một bản CV tiếng Hàn ấn tượng với các mục dưới đây:

  • 개인 정보 – Thông tin cá nhân.
  • 학습 과정 – Quá trình học tập.
  • 경력사항 – Kinh nghiệm làm việc.
  • 기다능력 – Kỹ năng khác: 의사 소통능력 (Kỹ năng giao tiếp), 협정/ 프리젠테이션 능력능력 (Kỹ năng thương lượng/thuyết trình), 분석 능력 (Kỹ năng phân tích), 외국어 기능 학력 (Kỹ năng ngoại ngữ), 컴퓨터 사용 능력이 있는 (Kỹ năng máy tính cơ bản).

Cách viết CV tiếng Nhật

Cũng giống với CV tiếng Việt, CV tiếng Nhật cũng cần đảm bảo đầy đủ các thông tin như:

  • 基本情報欄 – Thông tin cá nhân cơ bản
  • 学歴・職歴欄 – Trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc
  • 免許・資格欄 – Bằng cấp, chứng chỉ
  • 本人希望欄 – Nguyện vọng

Một số lưu ý khi viết CV xin việc

Tuyệt đối không mắc lỗi chính tả

Một CV còn có lỗi chính tả chứng tỏ bạn kém chuyên nghiệp. Một số nhà tuyển dụng khó tính còn cho rằng bạn cẩu thả, không xem trọng công việc đang ứng tuyển và thậm chí là thiếu tôn trọng họ. Vì thế, trước khi nộp CV, bạn hãy kiểm tra lại lỗi chính tả và ngữ pháp để đảm bảo không có sai sót gì.

Tiêu đề và tên CV

Một lỗi cơ bản mà nhiều người đang mắc phải khi viết CV xin việc là thiếu tiêu đề CV. Điều này đôi khi sẽ khiến nhà tuyển dụng bỏ qua CV của bạn. Vì thế, bạn cần có tên và vị trí ứng tuyển trong phần tiêu đề của CV. Hãy lưu ý rằng, tiêu đề CV không nên để quá dài chỉ cần đầy đủ thông tin về họ tên ứng viên, vị trí ứng tuyển.

Ví dụ: CV – Nhân viên kinh doanh T95 Store – Cao Minh Trình

Hãy “khoe” khéo léo

CV là nơi để bạn “khoe” ra những điểm đẹp nhất của bản thân để nhà tuyển dụng lựa chọn. Tuy nhiên, bạn đừng “khoe” quá khoa trương kẻo mất thiện cảm từ các HR. Vì thế, bạn hãy khiêm tốn trong câu từ và “khoe” bản thân một cách khéo léo, tránh dùng các từ nói quá nhé!

Nội dung liên kết

Bạn hãy cố gắng đảm bảo tất cả các thông tin trong CV đều liên quan đến công việc, vị trí đang ứng tuyển. Các thông tin này cũng cần có đầy đủ dẫn chứng, người tham chiếu để lấy được sự tin tưởng từ nhà tuyển dụng.

Những mẫu CV chuẩn đẹp mà bạn có thể tham khảo

>>Xem thêm: Các mẫu CV ấn tượng

Mẫu CV xin việc kế toán tổng hợp

Mẫu CV xin việc kế toán tổng hợp (nguồn: internet)

Mẫu CV xin việc kế toán cho người chưa có kinh nghiệm

Mẫu CV xin việc kế toán cho người chưa có kinh nghiệm (nguồn: internet)

Mẫu CV xin việc kỹ sư phần mềm

Mẫu CV xin việc kỹ sư phần mềm (nguồn: internet)

Mẫu CV xin việc lập trình viên Php

Mẫu CV xin việc lập trình viên Php (nguồn: internet)

Mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh

Mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh (nguồn: internet)

Mẫu CV xin việc sales bằng tiếng Anh

Mẫu CV xin việc sales bằng tiếng Anh (nguồn: internet)

Mẫu CV xin việc kiến trúc sư

Mẫu CV xin việc kiến trúc sư (nguồn: internet)

Mẫu CV xin việc kỹ sư kinh tế xây dựng

Mẫu CV xin việc kỹ sư kinh tế xây dựng (nguồn: internet)

Mẫu CV xin việc thiết kế đồ họa

Mẫu CV xin việc thiết kế đồ họa (nguồn: internet)

Mẫu CV xin việc ngân hàng

Mẫu CV xin việc ngân hàng (nguồn: internet)

Với những thông tin chi tiết về cách viết CV xin việc trên đây, chúng tôi hy vọng các bạn đã có được cho mình một mẫu CV độc đáo và ấn tượng nhất. Chúc các bạn thật may mắn để chinh phục nhà tuyển dụng thành công.

Viết CV chuẩn đẹp là bước đầu tiên để bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn. Đặc biệt, với những ngành như kế toán, một CV xin việc kế toán được chuẩn bị kỹ càng có thể giúp bạn nổi bật giữa hàng trăm ứng viên. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu CV ứng tuyển hay muốn tạo một CV đẹp, thì việc tham khảo CV Harvard có thể là một lựa chọn sáng suốt.

Những người làm việc trong ngành kế toán, từ nhân viên kế toán đến kế toán thanh toán, đều cần có một CV kế toán chuyên nghiệp để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội tuyển dụng kế toán hay các vị trí khác như trợ lý, tuyển dụng trợ giảng, thì việc có một CV ấn tượng là rất cần thiết.

Ngoài ra, đối với những ai đang tìm kiếm công việc part time hoặc việc làm online, hãy nhớ rằng một CV rõ ràng, đơn giản nhưng hiệu quả sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với các công ty như Transcosmos, PNJ tuyển dụng, hay các cơ hội Vietinbank tuyển dụng, chợ tốt việc làmVietravel tuyển dụng.

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm ở các khu vực khác nhau, từ việc làm xây dựng Cần Thơ, tìm việc làm bảo vệ nội bộ mới nhất hcm, đến tìm việc làm tại Vũng Tàu không cần bằng cấp, việc làm Bến Tre không bằng cấp, hay các vị trí tuyển dụng An Giang, tuyển dụng Bắc Giang, tuyển dụng Bạc Liêu, và việc làm tây ninh mới nhất, việc sở hữu một CV chỉnh chu là yếu tố không thể bỏ qua. Bạn cũng có thể tham khảo các nền tảng chợ tốt việc làm TPHCM hoặc việc làm từ xa để tối ưu hóa cơ hội nghề nghiệp của mình.

Cuối cùng, đừng quên công cụ tạo CV đơn giản để giúp bạn dễ dàng xây dựng một bản CV ấn tượng, và hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm rõ cách đổi lương gross sang net khi thương lượng với nhà tuyển dụng.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Base tuyển dụng, NTQ Solution tuyển dụng, TMA Solutions tuyển dụng, EY Vietnam tuyển dụng, Bravo tuyển dụng, Tin Học Ngôi Sao tuyển dụng, Got It tuyển dụng, HPT tuyển dụng.

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất,...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt?...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên...

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers