Sau những trận mưa lớn kéo dài, tình hình ngập lụt tại nhiều tỉnh thành vẫn còn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên tại một số khu vực, ngay khi nước rút, người dân gấp rút dọn dẹp nhà cửa, nơi làm việc để tái ổn định cuộc sống. Để giúp bạn nhanh chóng khắc phục hậu quả của lũ lụt, HR Insider xin chia sẻ một số cách vệ sinh nhà cửa sau bão lũ ngay dưới đây.
Những đồ vật không thể cứu vãn sau bão lũ
Trước khi bắt tay vào việc dọn dẹp, bạn cần xác định những đồ vật đã “chào thua” vì ngâm nước quá lâu. Một số loại đồ vật không thể cứu vãn như:
- Thiết bị điện tử: Các thiết bị này rất nhạy cảm với nước, có thể gây chập cháy nếu sử dụng lại.
- Đồ gỗ ép công nghiệp: Đồ gỗ ép công nghiệp thường bị phồng rộp, mục nát sau khi ngấm nước lâu.
- Nệm, vải, giấy tờ: Những vật dụng này dễ bị mục nát và không an toàn cho sức khỏe nếu tiếp tục sử dụng.
Đây là cách vệ sinh nhà cửa sau bão lũ giúp bạn tránh nguy hại cho sức khỏe và giảm bớt công việc lau dọn.
Cách vệ sinh nhà cửa sau bão lũ nhanh chóng, hiệu quả
Dưới đây là một số cách vệ sinh nhà cửa sau bão lũ đối với một số đồ đạc thiết yếu bao gồm:
Cách xử lý đồ đạc ngấm nước
Đối với các loại đồ đạc bị dính nước hoặc có khả năng chịu được nước, có thể áp dụng những cách xử lý sau:
- Dùng dung dịch hóa học chuyên dụng hoặc nước tẩy rửa có sẵn để cọ rửa kỹ các bề mặt của đồ gỗ đã bị ngâm nước.
- Nên cọ rửa 2-3 lần để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn mầm vi khuẩn.
- Sau khi làm sạch, cần phơi đồ gỗ dưới ánh nắng mặt trời để giúp làm cứng lại bề mặt và tiêu diệt nấm mốc còn sót lại.
Đối với đồ gỗ bị nứt nhẹ hoặc xước nhỏ, bạn có thể thực hiện các cách sau để khắc phục:
- Đốt vải bông cũ hoặc tải gai rách thành tro, trộn với dầu trẩu thành dạng hồ đặc, sau đó bôi lên vết nứt và phơi khô.
- Xé nhỏ giấy báo, trộn với một ít phèn chua và nước đun thành dạng hồ đặc, chờ nguội và nhét vào các khe nứt.
Mặc dù các cách này không thể khôi phục đồ gỗ như ban đầu, nhưng có thể khắc phục một phần thiệt hại do lũ lụt gây ra.
Làm sạch đồ vải và quần áo
Đối với quần áo và các loại đồ dùng bằng vải, bạn có thể ngâm với nước chanh, baking soda hoặc các loại nước tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch. Đồng thời, ngâm vải trong nước nóng để tăng hiệu quả tẩy sạch vết bẩn và vi khuẩn.
Riêng với nệm và sofa, nếu bị ngấm nước lâu ngày, không nên sử dụng lại. Trong trường hợp chỉ bị dính nước ít, có thể liên hệ các dịch vụ vệ sinh công nghiệp để làm sạch bằng máy móc chuyên dụng.
Cách xử lý nước sinh hoạt sau ngập lụt
Trong cách vệ sinh nhà cửa sau bão lũ không thể thiếu phần xử lý nước sinh hoạt. Nếu bể ngầm của gia đình bị nước lũ bẩn ngập vào, cần tiến hành các biện pháp khử trùng ngay lập tức trước khi sử dụng. Các bước khử trùng nguồn nước có thể thực hiện như sau:
Cách 1: Khử trùng bằng phèn chua
- Hòa tan một ít phèn chua (khoảng nửa đốt ngón tay) trong một gáo nước.
- Đổ gáo phèn chua vào xô chứa 20-25 lít nước, khuấy đều và để lắng trong 30 phút.
- Sau khi cặn lắng xuống, gạn lấy phần nước trong phía trên để sử dụng.
Cách 2: Khử trùng bằng viên Cloramin B
- Hòa tan 1 viên Cloramin B 0,25g vào 20-25 lít nước.
- Khuấy đều và để yên cho khử khuẩn.
Cách 3: Sử dụng Cloramin B dạng bột
- Dùng khoảng 1/3 thìa canh bột Cloramin B để khử khuẩn cho khoảng 300 lít nước.
Lưu ý quan trọng: Sau khi khử khuẩn, cần đun sôi nước nếu muốn uống trực tiếp, đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn còn sót lại.
Cách vệ sinh văn phòng làm việc sau bão lũ
Việc khôi phục lại văn phòng làm việc sau bão lũ là điều cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân viên. Dưới đây là các bước cơ bản để làm sạch và khử trùng văn phòng hiệu quả:Đảm bảo an toàn trước khi bắt tay vào dọn dẹp:
- Trước khi bắt đầu dọn dẹp, hãy chắc chắn rằng điện và nước đã được cắt hoàn toàn để tránh xảy ra tai nạn.
- Kiểm tra kỹ lưỡng các bức tường, trần nhà, cửa sổ để đảm bảo không có nguy cơ sập đổ.
- Đeo găng tay, khẩu trang, ủng để bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân gây hại.
Loại bỏ nước và bùn đất:
- Mở tất cả cửa sổ và cửa ra vào để tạo sự thông thoáng, giúp nước dễ dàng thoát ra ngoài.
- Sử dụng máy hút nước để nhanh chóng loại bỏ lượng nước lớn còn tồn đọng trong không gian văn phòng.
- Sử dụng xẻng, chổi hoặc dụng cụ chuyên dụng để xúc sạch bùn đất bám chặt trên sàn nhà và đồ đạc.
Làm sạch đồ đạc:
- Bạn cần chia đồ đạc thành các nhóm sau: đồ dùng được, đồ cần vệ sinh, đồ phải bỏ đi.
- Vệ sinh đồ đạc:
- Đồ gỗ: Lau khô, phơi nắng và xử lý mối mọt nếu cần.
- Đồ vải: Giặt sạch bằng nước nóng và bột giặt có tính năng diệt khuẩn.
- Thiết bị điện tử: Kiểm tra kỹ trước khi sử dụng lại.
- Giấy tờ: Phơi khô ở nơi thoáng mát.
Vệ sinh không gian:
- Sử dụng chất tẩy rửa để lau sạch các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tường đảm bảo không còn vết bẩn, vi khuẩn bám lại.
- Dùng nước sát trùng để khử khuẩn các khu vực ẩm thấp, dễ sinh sôi vi khuẩn gây hại.
- Mở cửa sổ, bật quạt để không khí lưu thông tốt hơn, giúp không gian nhanh chóng khô thoáng, sạch sẽ.
Sắp xếp lại:
- Sau khi làm sạch toàn bộ văn phòng, bạn cần sắp xếp lại đồ đạc gọn gàng, khoa học.
- Khi hoàn tất việc vệ sinh, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện và nước để đảm bảo mọi thứ hoạt động ổn định, an toàn trước khi đi vào hoạt động.
Những bước trên đây vừa đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vừa bảo vệ sức khỏe cho toàn bộ nhân viên văn phòng sau những ảnh hưởng của bão lũ.
Xử lý đồ điện tử bị ngâm nước
Đồ điện tử rất kỵ nước, nếu bị ngấm nước bạn cần xử lý thật cẩn thận theo cách vệ sinh nhà cửa sau bão lũ mà HR Insider chia sẻ dưới đây:
- Nhẹ nhàng tháo rời các bộ phận linh kiện, giũ hết nước và sấy khô ở mức gió thường.
- Sau khi sấy khô, hãy phơi đồ điện tử dưới gió tự nhiên để tránh hư hại thêm.
Tuy nhiên, với những thiết bị đã bị ngâm nước lâu, chúng không còn khả năng sử dụng tiếp nên bạn cần thẳng tay loại bỏ.
Xử lý giấy tờ bị dính nước
Giấy tờ bị dính nước rất khó có thể trở lại như trạng thái ban đầu. Trong trường hợp giấy chỉ bị nhăn nheo hoặc ướt nhẹ, bạn có thể thử:
- Nhẹ nhàng phân tách từng trang giấy, tránh làm rách.
- Đặt giấy tờ ở nơi có gió tự nhiên để hong khô dần dần.
Lưu ý: Nếu giấy tờ bị ướt quá nặng, mực chữ sẽ bị nhòe và khó có thể phục hồi.
Những lưu ý cần thiết khi vệ sinh nhà cửa sau bão lũ
Cách vệ sinh nhà cửa sau bão lũ sẽ không dễ dàng và nhanh chóng nếu như bạn không tuân thủ và lưu ý những điều dưới đây:
- Luôn đeo găng tay và khẩu trang khi dọn dẹp.
- Kiểm tra kỹ lưỡng đồ đạc trước khi sử dụng lại.
- Nếu đồ đạc bị hư hỏng nặng, hãy thay mới chúng để đảm bảo an toàn.
- Sắp xếp đồ đạc theo từng loại để dễ dàng xử lý.
- Hãy tận dụng ánh nắng mặt trời bởi nó có tác dụng diệt khuẩn rất tốt.
- Hãy kiên nhẫn và thực hiện từng bước một để đảm bảo việc dọn dẹp hiệu quả.
Như vậy, việc dọn dẹp nhà cửa sau bão lũ đòi hỏi sự kiên nhẫn và cẩn thận. Tuy nhiên, với những cách vệ sinh nhà cửa sau bão lũ mà HR Insider chia sẻ chi tiết trên đây, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ tài sản, đưa ngôi nhà trở lại trạng thái sạch sẽ. Hãy nhớ luôn ưu tiên sự an toàn và sức khỏe khi tiến hành dọn dẹp. Chúc bạn thành công!
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề sau:
- Hướng dẫn phòng chống dịch bệnh sau bão lũ hiệu quả
- Nhận bảo hiểm bồi thường do bão như thế nào?
- Bản đồ ngập lụt tại Hà Nội chính xác nhất
- Các cấp độ rủi ro thiên tai
- Mặt trận tổ quốc việt nam là gì? Khám phá ngay
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.