Hiện nay, nhà tuyển dụng liên hệ với ứng viên thông qua phỏng vấn qua video, điện thoại, phỏng vấn trực tiếp, thực hiện bài kiểm tra giấy hay đánh giá các sản phẩm trước đó của ứng viên đã trở nên quen thuộc và không còn xa lạ. Vài tháng gần đây, chúng tôi nhận thấy sự phát triển vượt bậc trong số lượng các công ty đánh giá ứng viên thông qua kết quả thực hiện các công việc hay nhiệm vụ mà họ sẽ phải đảm nhiệm khi là nhân viên chính thức.
Với cách kiểm tra này của nhà tuyển dụng, mỗi ứng viên lại có góc nhìn khác nhau, một vài người nghĩ rằng đây là cơ hội để họ thể hiện năng lực chuyên môn, số khác lại cảm thấy như họ bị “lợi dụng” bởi vì họ cần đảm bảo thời gian và kỹ năng để hoàn thành công việc nhưng lại chưa được cam kết gì về việc sẽ được công ty tuyển dụng hay không và chắc chắn rằng công ty là người hưởng lợi khi có được những giải pháp hiệu quả hoàn toàn miễn phí. Bên cạnh đó, cũng có ứng viên sẵn lòng hoàn thành yêu cầu này khi họ có đủ thời gian.
Dưới đây là những gợi ý giúp bạn ứng xử văn minh với vấn đề này:
Bài đánh giá được dựa trên nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi”
Khi công ty yêu cầu bạn hoàn thành công việc được giao thì họ đang đánh giá và kiểm tra bạn theo nhiều cách khác nhau. Nhà tuyển dụng mong muốn nhận thấy được sự hứng thú của bạn với vị trí ứng tuyển bởi vì nếu bạn thật sự yêu thích thì bạn sẵn sàng cố gắng hết sức và điều này giúp công ty sàng lọc những ứng viên thiếu nghiêm túc với vị trí công việc.
Ngoài ra, dù đã xem xét những kết quả công việc trước của bạn, nhà tuyển dụng cách bạn giải quyết dự án mà khác biệt hoàn toàn với tên tuổi công ty hay vị trí bạn đã ứng tuyển đồng thời công ty sẽ đánh giá được rằng bạn sẽ cố gắng hết sức cho tất cả các công việc hay chỉ làm vừa đạt yêu cầu.
Tuy nhiên, bài đánh giá không chỉ mang lại lợi ích cho việc tuyển dụng mà còn giúp bạn hình dung các công việc sẽ đảm nhiệm. Nếu bạn thật sự phù hợp thì bạn sẽ hứng thú với công việc cũng như xác định được các kiến thức và kỹ năng cần để hoàn thành các nhiệm vụ nhưng nếu bạn không cảm thấy thu hút hay tệ hơn, không biết bắt đầu từ đâu thì công việc này có lẽ không dành cho bạn.
Thế nào là lời đề nghị công bằng?
Bài đánh giá có thể là công bằng với ứng viên này nhưng lại bất công với ứng viên khác bởi vì khi bạn đang cần hoàn thành các công việc thì bạn không thể cùng lúc hoàn thành chiến dịch một chiến dịch chuyên nghiệp trong một tuần nhưng nếu bạn đang rãnh rỗi thì đây là cơ hội cho bạn phát triển các kỹ năng của bản thân.
Bạn nên đánh giá công việc nhà tuyển dụng đề nghị thực hiện dựa trên mức độ khả thi, cụ thể, nếu công ty cần bạn hoàn thành những công việc trong 2 đến 3 giờ, và cần bạn nộp lại sau 3 ngày thì điều đó là hợp lí dù cho bạn có lịch trình bận rộn nhưng với nếu được yêu cầu công việc cần từ 20 đến 30 giờ để hoàn thành và cho bạn một tuần thì cũng là bất khả thi. Ngoài ra, khi bạn cảm thấy yêu cầu là “quá sức” với bản thân thì bạn nên chia sẻ với nhà tuyển dụng.
Bạn hoàn toàn có thể thương lượng mà không đánh mất cơ hội
Khi bạn xác định được yêu cầu công việc là không thể hoàn thành thì bạn cần chia sẻ chân thành với nhà tuyển dụng và bạn không cần phải đồng ý chỉ để công ty ưu ái và rồi, không đủ khả năng để hoàn thành. Hãy nói về giới hạn của bản thân thẳng thắn nhưng chừng mực, ví dụ như:
“Tôi cực kì hào hứng với vị trí công việc này và rất vui nếu hoàn thành được yêu cầu từ công ty, nhưng tôi cảm thấy đề nghị vượt quá khả năng của tôi khi tôi phải hoàn thành các công việc còn dang dở. Liệu tôi có thể tham gia vào một dự án yêu cầu ít thời gian hơn được không?”
Thông thường nhà tuyển dụng sẽ thông cảm với mối bận tâm của bạn nhưng có trường hợp, bài đánh giá là bắt buộc trong quá trình tuyển dụng thì bạn cần đánh giá thời gian và công sức của bạn có thực sự xứng đáng cho lời đề nghị này.
Những gợi ý này sẽ giúp ích bạn phần nào trong việc ứng tuyển nhưng bạn cần nhớ rằng cả nhà tuyển dụng lẫn ứng viên đều mong muốn tìm kiếm được những nhân viên phù hợp nhất cho công việc. Chính vì vậy, đừng ngần ngại khi bạn phải nỗ lực hơn và dành nhiều thời gian hơn để có được công việc ưng ý nhất!
— HR Insider/ Theo Fast Company —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.