adsads
Lượt Xem 385

Xem xét kỹ lưỡng yêu cầu công việc

Bước đầu tiên này giúp tiết kiệm công sức và thời gian cho cả bạn và người giao việc. Nếu không xem xét kỹ lưỡng yêu cầu công việc trước khi nhận làm, có thể bạn sẽ đi sai hướng và chất lượng công việc không được đảm bảo. 

Bước xem xét này không đồng nghĩa bạn đồng ý nhận việc, mà thể hiện bạn có trách nhiệm cũng như xem trọng lời nói của người khác. Dù bạn có từ chối thì họ vẫn cảm ơn vì biết bạn đã dành thời gian quan tâm đến vấn đề này.

Bạn nên hỏi thẳng trọng tâm yêu cầu, tính chất phần việc được giao để xem bản thân có đủ năng lực và thời gian đảm nhận tốt hay không. Chẳng hạn sếp giao bạn đi khảo sát thị trường dù đây không phải phần việc bạn phụ trách. Trước tiên, bạn hãy hỏi sếp những địa chỉ mình phải đi khảo sát là ở đâu, những việc cần làm khi đến nơi khảo sát, mất bao lâu để khảo sát xong thị trường… 

Trình bày lý do chính đáng để từ chối khéo

Bạn không nên vội vàng từ chối ngay mà hãy trình bày những lý do chính đáng liên quan đến deadline hoặc năng lực. Tuyệt đối tránh từ chối bằng những câu như: “Việc này không thuộc phạm vi công việc của em”, “Em không muốn làm việc này”,… 

Để từ chối khéo, bạn nên áp dụng quy trình stage – gate theo 3 trường hợp như sau nhé:

Trường hợp 1: Bạn không đủ quyền hạn

Nếu bạn không có đủ quyền hạn để đảm nhận phần việc này thì hãy trình bày cho đối phương nắm. Chẳng hạn như trong ví dụ trên, bạn hãy trình bày cho sếp hiểu việc đi khảo sát thị trường thuộc quyền hạn của Tổ Khảo Sát. Chẳng may sếp bảo Tổ Khảo Sát bận nên mới giao cho bạn thì lúc này bạn xét đến trường hợp 2 nhé.

Trường hợp 2: Bạn không đủ năng lực

Nếu bạn chưa có đủ kỹ năng và kinh nghiệm để hoàn thành tốt phần việc được giao thì đừng ngại trình bày cho đối phương hiểu. Như trong ví dụ trên, bạn có thể nói mình không rành đường khu vực khảo sát và không giỏi giao tiếp… Nếu nhận việc sẽ làm mất nhiều thời gian và hiệu quả công việc cũng không cao.

Đừng quên đề xuất họ cho bạn thời gian tìm hiểu và học hỏi thêm để đảm nhận tốt phần việc đó. Chắc hẳn họ sẽ không đợi bạn được và dù nhận lời từ chối nhưng vẫn cảm ơn về sự nhiệt tình của bạn. 

Lúc này, bạn có thể giới thiệu người có khả năng đảm nhận tốt phần việc đó. Chẳng hạn bạn bảo Sếp nên giao người rành đường khu vực khảo sát và giỏi giao tiếp, để công việc đạt hiệu quả cao hơn cũng như hoàn thành nhanh hơn.

Nếu chẳng may phần việc đó nằm trong khả năng của bạn thì lúc này hãy xét đến trường hợp 3 bạn nhé.

Trường hợp 3: Bạn không đủ thời gian

Lý do chính đáng cuối cùng là bạn không có đủ thời gian để làm thêm việc khác. Hãy trình bày cho đối phương hiểu bạn đang có deadline, nếu nhận thêm việc khác thì công việc chính của bạn sẽ bị chậm trễ. Tất nhiên là chẳng ai “vô ý” đến mức ép bạn phải thức đêm để giúp họ cả.

Nhận lời nếu ảnh hưởng tích cực đến sự nghiệp

Nếu phần việc đó ảnh hưởng tích cực đến sự nghiệp bản thân thì có thể nhận lời ngay bạn nhé. Tuy vất vả thêm chút nhưng điều này không chỉ giúp ích cho hành trình phát triển sự nghiệp bản thân, mà còn củng cố mối quan hệ tốt đẹp hơn với sếp và đồng nghiệp.

Bạn hãy nhận lời khi phần việc đó giúp bạn nâng cao trình độ chuyên môn và tạo cơ hội phát triển năng lực hơn. Bên cạnh đó, nếu hoàn thành tốt sẽ thu được lợi ích ngoài những điều trên còn có thu nhập, mối quan hệ… thì đừng từ chối nhé. Lúc này, bạn có thể trao đổi cụ thể hơn với đối phương về yêu cầu công việc, quy trình thực hiện và thời hạn hoàn thành… 

Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn biết cách từ chối khéo khi được giao thêm việc mà không làm mất lòng sếp, đồng nghiệp. Đừng vì ngại từ chối mà cứ ôm thêm nhiều việc vào người để lãng phí công sức và thời gian của bản thân bạn nhé.

Xem thêm: “Thích thể hiện” trong phỏng vấn và cái kết ê chề cho ứng viên thiếu kiểm soát ngôn từ

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao công ty đãi ngộ tốt nhưng nhân viên giỏi vẫn rời đi?

Đãi ngộ phúc lợi tốt và môi trường làm việc trên cả lý tưởng khiến bạn tự tin giữ chân được nhân tài. Ấy thế mà nhân tài vẫn dứt áo ra đi khiến bạn hoài nghi bản thân đã thực sự hiểu được “insight” nhân viên của mình? Bạn thắc mắc liệu một nhân viên giỏi thực sự cần gì ở công ty? VietnamWorks sẽ gỡ nút thắt trăn trở của bạn qua bài phân tích thấu đáo này, cùng tìm hiểu nhé! 

“Tôi nghỉ việc, tất cả mạng xã hội đều biết”: Trào lưu công khai nghỉ việc trên mạng, liệu có tốt?

Nhiều người trẻ giữa thời đại số hoá hiện nay rất ưa chuộng chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống đời thực lên mạng xã hội. Trong số đó, trào lưu được lan toả khá mạnh mẽ phải kể tên trào lưu công khai nghỉ việc và liệu điều này có tiềm tàng những ảnh hưởng nhất định nào đến cả người lao động lẫn doanh nghiệp hay không? 

Đồng nghiệp không muốn nghe lời quản lý mới nên ứng xử thế nào để đẹp lòng hai bên?

Nhân viên không lắng nghe lời người quản lý mới, chỉ vì cái bóng quá lớn của người quản lý trước đó. Việc thúc đẩy những người nhân viên cũ có thể làm quen, thấu hiểu và lắng nghe đòi hỏi sự kiên nhẫn, phương pháp giao tiếp cũng như khả năng lãnh đạo khéo léo từ người quản lý mới. 

Sự thật tréo ngoe: Người giỏi chuyên môn nhưng giao tiếp kém liệu có bị lép vế?

Nhiều kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng phù hợp hoặc thậm chí là vượt xa yêu cầu của nhà tuyển dụng nhưng vẫn trượt phỏng vấn, có lý do nào giải thích cho vấn đề này? Một trong những rào cản khiến ứng viên không thể vượt qua vòng phỏng vấn suôn sẻ chắc hẳn phải kể đến khả năng giao tiếp khéo léo và xử lý tình huống của mỗi người. 

4 kiểu người không bao giờ thăng tiến trong sự nghiệp. Top 1 nhìn đâu cũng là khó khăn

Đã bao giờ bạn thắc mắc có những người năng lực giỏi nhưng làm mãi vẫn không thấy thăng tiến trong sự nghiệp? Năng lực, học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm… chưa phải là yếu tố quyết định đến hành trình thăng tiến của một người. VietnamWorks sẽ chỉ ra giúp bạn TOP 4 kiểu người dù giỏi đến đâu vẫn có thể mãi “giẫm chân tại chỗ” trong sự nghiệp. Cùng check xem mình có thuộc TOP 4 này không bạn nhé!

Bài Viết Liên Quan

Vì sao công ty đãi ngộ tốt nhưng nhân viên giỏi vẫn rời đi?

Đãi ngộ phúc lợi tốt và môi trường làm việc trên cả lý tưởng khiến bạn tự tin giữ chân được nhân tài. Ấy thế mà nhân tài vẫn dứt áo ra đi khiến bạn hoài nghi bản thân đã thực sự hiểu được “insight” nhân viên của mình? Bạn thắc mắc liệu một nhân viên giỏi thực sự cần gì ở công ty? VietnamWorks sẽ gỡ nút thắt trăn trở của bạn qua bài phân tích thấu đáo này, cùng tìm hiểu nhé! 

“Tôi nghỉ việc, tất cả mạng xã hội đều biết”: Trào lưu công khai nghỉ việc trên mạng, liệu có tốt?

Nhiều người trẻ giữa thời đại số hoá hiện nay rất ưa chuộng chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống đời thực lên mạng xã hội. Trong số đó, trào lưu được lan toả khá mạnh mẽ phải kể tên trào lưu công khai nghỉ việc và liệu điều này có tiềm tàng những ảnh hưởng nhất định nào đến cả người lao động lẫn doanh nghiệp hay không? 

Đồng nghiệp không muốn nghe lời quản lý mới nên ứng xử thế nào để đẹp lòng hai bên?

Nhân viên không lắng nghe lời người quản lý mới, chỉ vì cái bóng quá lớn của người quản lý trước đó. Việc thúc đẩy những người nhân viên cũ có thể làm quen, thấu hiểu và lắng nghe đòi hỏi sự kiên nhẫn, phương pháp giao tiếp cũng như khả năng lãnh đạo khéo léo từ người quản lý mới. 

Sự thật tréo ngoe: Người giỏi chuyên môn nhưng giao tiếp kém liệu có bị lép vế?

Nhiều kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng phù hợp hoặc thậm chí là vượt xa yêu cầu của nhà tuyển dụng nhưng vẫn trượt phỏng vấn, có lý do nào giải thích cho vấn đề này? Một trong những rào cản khiến ứng viên không thể vượt qua vòng phỏng vấn suôn sẻ chắc hẳn phải kể đến khả năng giao tiếp khéo léo và xử lý tình huống của mỗi người. 

4 kiểu người không bao giờ thăng tiến trong sự nghiệp. Top 1 nhìn đâu cũng là khó khăn

Đã bao giờ bạn thắc mắc có những người năng lực giỏi nhưng làm mãi vẫn không thấy thăng tiến trong sự nghiệp? Năng lực, học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm… chưa phải là yếu tố quyết định đến hành trình thăng tiến của một người. VietnamWorks sẽ chỉ ra giúp bạn TOP 4 kiểu người dù giỏi đến đâu vẫn có thể mãi “giẫm chân tại chỗ” trong sự nghiệp. Cùng check xem mình có thuộc TOP 4 này không bạn nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers