• .
adsads
28
Lượt Xem 44 K

Đối với câu hỏi phỏng vấn xin việc liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai, cách trả lời tự tin với mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, vì là một câu hỏi phỏng vấn khó nên bạn cũng cần cân nhắc tránh những câu trả lời mang tính khẳng định, khiến nhà tuyển dụng hiểu lầm về tính cách của bạn nhé!

Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt ra câu hỏi phỏng vấn xin việc về định hướng nghề nghiệp

Bên cạnh kinh nghiệm và kỹ năng, định hướng nghề nghiệp là một trong những yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu về ứng viên. Đặc biệt là ứng viên đã có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc đúng chuyên môn của họ. Vì thế, nhà tuyển dụng thường khai thác vào các câu hỏi phỏng vấn xin việc để tìm hiểu ứng viên sâu hơn. Những câu hỏi về định hướng nghề nghiệp họ đặt ra có thể như sau:

  • Mục đích nghề nghiệp của bạn trong thời gian tới là gì?
  • Bạn đã có những dự định gì cho công việc trong 3 – 5 năm tới chưa?
  • Bạn xác định định hướng nghề nghiệp lâu dài của mình như thế nào?
  • Trong công việc, điều mà bạn đang theo đuổi là điều gì?
  • Vị trí nghề nghiệp bạn mong muốn hướng tới trong 3 – 5 năm tới là gì?
  • Công việc mà bạn cho là lí tưởng 3 – 5 năm tới là gì?

Thoạt đầu, các câu hỏi này nghe có vẻ khác nhau nhưng nhưng đều có liên quan mục đích nghề nghiệp của bạn trong 3 – 5 năm tới. Mục đích khi đưa ra câu hỏi này là người tuyển dụng đang muốn biết về lý tưởng nghề nghiệp của bạn là gì, nói một cách khác đơn giản hơn là bạn sẽ làm những việc gì trong 3-5 năm tới.

Cách bạn đưa ra câu trả lời sẽ giúp nhà tuyển dụng phần nào biết được tính cách và văn hóa làm việc của ứng viên đó ra sao. Từ đó, họ sẽ đánh giá được bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không và đặc biệt là sự gắn bó với công việc này của bạn có lâu dài không.

Không chỉ là câu hỏi phỏng vấn xin việc tìm hiểu cơ bản, những câu trả lời về mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3 – 5 năm tới qua chính là một thước đo chính xác nhất để kiểm chứng năng lực làm việc của bạn sau khi được trúng tuyển. Do đó, đối với những câu hỏi này, định hướng nghề nghiệp trong 3-5 năm cần gắn liền với năng lực thực tế của bạn. Định hướng quá xa vời với năng lực sẽ khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn đang quá tự tin mà không biết cúi đầu học hỏi. Tuy nhiên, định hướng quá thấp sẽ khiến nhà tuyển dụng cho rằng bản thân bạn chậm chạp và không có ý chí cầu tiến trong tương lai.

>>> Xem thêm: Cách viết thư ứng tuyển – Cover Letter dành cho người mới ra trường

Cách trả lời phỏng vấn cho câu hỏi: “Định hướng nghề nghiệp của bạn trong 3 năm tới như thế nào?”

Chìa khóa cho câu hỏi phỏng vấn liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong 3-5 năm nằm ở cách bạn thể hiện sự đam mê và nghiệt huyết với công việc. Niềm đam mê ấy được thể hiện trong cách bạn trình bày lượng thông tin về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Mục tiêu này phải gắn với kiến thức nghề nghiệp, thực tế thị trường và tính khả thi của những nguyện vọng cá nhân trong công việc.

Yếu tố quan trọng thứ hai mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều muốn lắng nghe ứng viên trả lời khi đặt ra câu hỏi này đó là sự gắn bó lâu dài với công ty. Bởi không một nhà tuyển dụng hay công ty nào muốn thuê hay đào tạo những nhân viên mới liên tục. Câu trả lời thể hiện khao khát muốn được làm việc lâu dài sẽ luôn “chinh phục” nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, bạn cũng cần nêu rõ mục tiêu muốn vươn tới trong công việc đó khi trả lời câu hỏi liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong 3-5 năm tới. Kì vọng cá nhận là điều cần thiết nhưng nó không được mất đi tính thực tế. Nếu bạn có năng lực, hiển nhiên, bạn sẽ được đề bạt ở vị trí cao hơn với mức lương cao hơn. Tuy nhiên, bạn cần tránh nói những điều không bao giờ thể đạt tới, chẳng hạn như: Bạn sẽ chẳng bao giờ tiến tới chức vụ phó giám đốc trong 3-5 năm tới, trong khi đang ứng tuyển vị trí nhân viên. Như vậy nhà tuyển dụng cho rằng bạn đang tự tin đến mức thái quá.

>>> Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn việc làm thường gặp, cách trả lời bằng tiếng Anh & tiếng Việt

Cách trả lời phỏng vấn cho câu hỏi liên quan đến định hướng nghề nghiệp

Nếu bạn phỏng vấn xin việc trong lĩnh vực Marketing:

  • “Nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản về Marketing, SEO,.. và không ngừng tìm hiểu kiến thức thực tế thị trường, trau dồi kinh nghiệm để tôi hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Và hơn thế nữa, mục tiêu nghề nghiệp của tôi trong 3 – 5 năm tới có thể xây dựng một team SEO vững mạnh nhằm phát triển lâu dài cùng công ty.”
  • “Mastering the basic knowledge and skills about Marketing, SEO, .. and constantly learn about practical knowledge of the market, improve my experience to complete the job in the best way. And more than that, my career goal in the next 3-5 years can build a strong SEO team for long-term development with the company.

Nếu bạn phỏng vấn xin việc trong lĩnh vực Thiết kế đồ họa:

  • “Mục tiêu nghề nghiệp trong 3 – 5 năm tới mà tôi hướng đến là trở thành một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Tôi mong muốn có một nơi làm việc năng động, sáng tạo để học hỏi và phát triển bản thân toàn diện. Không ngừng lại ở đó, tôi tin với sự phấn đấu , tôi sẽ góp phần xây dựng công ty và có thể thực hiện hóa được những ý tưởng của mình.”
  • “The career goal in the next 3 – 5 years that I aim to become a professional graphic designer. I want a dynamic, creative workplace to learn and develop myself comprehensively. Not stopping there, I believe with the striving, I will contribute to building the company and be able to realize my ideas.”

>>> Xem thêm: Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh trong vòng phỏng vấn xin việc

Trên đây là những kinh nghiệm để có cách trong việc trả lời phỏng vấn cho các câu hỏi liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong 3 năm tới mà nhà tuyển dụng thường đặt ra cho ứng viên. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn kỹ năng trả lời phỏng vấn hữu ích cho buổi phỏng vấn sắp tới.

— HR Insider —
VietnamWorks Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất,...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt?...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên...

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers