• .
adsads
shutterstock 1210792663 2
Lượt Xem 42 K

Thực tế, dù bạn có đầy kinh nghiệm phỏng vấn đến đâu; câu hỏi về thu nhập vẫn luôn là vấn đề tế nhị cần phải thận trọng khi trả lời. Mỗi vị trí tuyển dụng luôn có ngân sách nhất định và nhà tuyển dụng thừa bí quyết đàm phán lương với bạn. Bởi thế, câu hỏi về mức lương chỉ là thủ thuật giúp người hỏi kiểm tra cách ứng xử của bạn. Nếu bạn đề xuất quá cao, nhà tuyển dụng có thể sẽ trao cơ hội cho ứng viên khác. Ngược lại, mức lương thấp khiến bạn bị “hớ” và khó cống hiến lâu dài vì thu nhập không phù hợp. Một số mẹo sau đây sẽ hướng dẫn bạn có câu trả lời “đỉnh” khiến nhà tuyển dụng tìm cách chiêu mộ bạn về.

Chuẩn bị “hành trang” cho câu trả lời chuẩn

Không ít lần chúng ta đã từng trải qua câu trả lời về lương không như ý. Nhất là với những bạn trẻ bước đầu tìm việc thương lượng lương một cách cứng nhắc. Những sai lầm nhỏ đó đôi khi là lý do khiến bạn bị loại khỏi “sàn đấu” tuyển dụng. Vậy bạn cần chuẩn bị những gì cho câu hỏi này ?

  • Nghiên cứu trước thị trường tuyển dụng: Khi internet phát triển mang đến cho chúng ta vô vàn lợi ích. Bạn chỉ cần tìm hiểu trên Google/Nhóm trên Facebook, trang tuyển dụng,… về vị trí bạn sắp ứng tuyển sẽ có mức lương tương ứng. Với từng công việc và kinh nghiệm sẽ thể hiện rõ thu nhập cho vị trí này. Bạn hoàn toàn có thể căn cứ vào đó để biết mức lương chuẩn cho vị trí bạn sắp ứng tuyển.
  • Luyện tập trước khi phỏng vấn: Bên cạnh kiến thức, cách ứng xử cũng là một điểm quan trọng nhà tuyển dụng chú ý. Dù bạn có chuẩn bị câu trả lời tốt nhưng cách nói chuyện ngập ngừng, không tự tin sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá khả năng diễn đạt của bạn kém. Chính vì thế, bạn cần luyện tập cách trả lời một cách tự tin và thuần thục nhất. Điều này giúp bạn ghi điểm bởi khả năng trình bày sắc bén, thể hiện năng lực và sự đầu tư tìm hiểu trước khi đến phỏng vấn.

Bí quyết đàm phán lương hay nhất

  • Khéo léo chuyển câu hỏi sang cho nhà tuyển dụng

Như đã trình bày trên, việc đặt câu hỏi liên quan về lương nhằm kiểm tra khả năng ứng xử của bạn. Để xử lý đẹp câu hỏi này, bạn có thể “thực hiện một cú chuyền bóng” sang cho nhà tuyển dụng bằng cách  sau:

Ví dụ: Qua quá trình trao đổi công việc với anh/chị, tôi thật sự rất thích công việc này. Tôi tin bằng những kinh nghiệm sẵn có và sự nhiệt huyết của bản thân sẽ đáp ứng được yêu cầu của quý công ty. Ngoài ra, tôi mong muốn được cống hiến lâu dài và góp phần vào việc xây dựng sự phát triển lâu dài của công ty. Nếu có thể, anh/chị cho tôi biết ngân sách ở vị trí này là bao nhiêu được không ?

Với cách trả lời này nhằm cho nhà tuyển dụng thấy được sự tâm huyết cho vị trí này và tinh thần cầu việc ở bạn. Đồng thời sẽ giúp bạn tránh được câu trả lời trực tiếp về mức lương.

  • Đưa ra mức lương trên cơ sở có khảo sát

Thực tế, nhiều ứng viên thường mắc phải sai lầm khi đưa ra con số lương theo ý kiến chủ quan của mình. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng trao cơ hội cho ứng viên khác khi không thể đáp ứng yêu cầu lương từ bạn. Đây chính là lý do vì sao tôi khuyên bạn nên khảo sát thị trường lương trước khi bước vào phỏng vấn. Việc chuẩn bị trước sẽ giúp bạn đưa ra được mức phương phù hợp trên cơ sở có căn cứ rõ ràng. Đây còn là một điểm cộng cho thấy bạn có khả năng tự tìm hiểu và sắc xảo khi đưa ra luận điểm của mình.

  • Đưa ra mức lương khi thảo luận

Trong quá trình trao đổi khi phỏng vấn, nếu đây công việc tốt; bạn có thể thẳng thắng thương lượng lương với nhà tuyển dụng khi được hỏi về mức lương mong muốn. Nếu nhà tuyển dụng muốn trao cho bạn cơ hội, họ sẽ sẵn sàng đàm phán lương với bạn để đi đến quyết định lương phù hợp nhất. Đây là quyền lợi và mong muốn cơ bản nhất của bất kì ứng viên nào, vì thế đừng lo ngại khi trao đổi lương với nhà tuyển dụng. Điều này cho thấy bạn linh hoạt và thực sự mong muốn được làm việc tại công ty này.

Những sai lầm khi trả lời câu hỏi về lương

Để câu trả lời liên quan về lương được đưa vào tình huống một cách phù hợp bạn cần phải linh hoạt trong cách ứng xử. Ngoài chuẩn bị những câu trả lời hay, bạn cần phải chú ý những điểm cần tránh sau đây:

  • Không đề cập mức lương công ty cũ

Thu nhập luôn là vấn đề tế nhị không nên đề cập dù trong bất kì tình huống nào. Việc bạn không đề cập đến mức lương cũ vì hai lý do sau:

  • Thể hiện bạn là người biết bảo mật thông tin về chính sách thương thưởng công ty cũ dù không còn làm việc nữa.
  • Tránh việc công ty mới nghĩ mức lương cũ đã phù hợp để bạn có thể cống hiến ở môi trường làm việc mới này.

Hơn hết, dù với lý do gì khi ứng viên tìm công việc mới với hy vọng sẽ cải thiện thu nhập và môi trường làm việc tốt hơn. Thế nên, bạn cần khéo léo trong cách từ chối trả lời và nhấn mạnh về mong muốn thay đổi tốt hơn môi trường cũ để có thể cống hiến lâu dài.

  • Không từ chối trả lời câu hỏi

Với những hướng dẫn về cách trả lời câu hỏi liên quan đến mức lương mong muốn trên, bạn có thể linh hoạt chọn câu trả lời phù hợp với tình huống xảy ra. Tuyệt đối không được ngập ngừng hoặc từ chối trả lời câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Hành động này vô tình khiến bạn đánh mất cơ hội làm việc từ công ty này.

Với những chia sẻ trên phần nào sẽ là chìa khóa giúp bạn vượt qua được câu hỏi về lương của nhà tuyển dụng. Nên nhớ, bạn chính là người cầm cương cho chính cuộc đời mình. Vì thế, hãy tích lũy kinh nghiệm và sẵn sàng ứng phó trước mỗi tình huống khó. Chúc bạn thành công vượt quá buổi phỏng vấn nhé !

> Xem thêm: Bật mí cách viết email từ chối nhà tuyển dụng sao cho khéo léo

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Generali Việt Nam nỗ lực cho mục tiêu cao nhất: Nguồn nhân lực hạnh phúc

Generali Việt Nam là thành viên của Generali, tập đoàn bảo hiểm và quản lý tài sản hàng đầu thế giới đến từ Italia. Với...

Suy thoái kinh tế còn đó, việc tăng lương có phải là điều bất khả thi?

"Em ơi, năm nay khó khăn quá, công ty đang cắt giảm chi phí nên chưa thể tăng lương..." - Câu nói quen thuộc mà...

Dự báo công việc tháng 11 của các con giáp: Ai sẽ cần cẩn thận, ai sẽ khởi sắc hanh thông?

Bạn cần cẩn trọng trong công việc hay sự nghiệp khởi sắc hanh thông vào tháng 11 này? Cùng VietnamWorks xem dự báo công việc...

Có thể thu hồi CV sau khi ứng tuyển trên VietnamWorks được không? 

Bạn đã bao giờ bấm nút “Nộp đơn” rồi chợt nhận ra hồ sơ mình chưa hoàn chỉnh? Hoặc đã từng thắc mắc vì sao...

Nhà tuyển dụng VietnamWorks’ Client là ai? Có đáng tin cậy để ứng tuyển?

Khi tìm kiếm việc làm trên VietnamWorks, chắc hẳn bạn đã từng thấy một số tin tuyển dụng ghi tên nhà tuyển dụng là "VietnamWorks’...

Bài Viết Liên Quan

Generali Việt Nam nỗ lực cho mục tiêu cao nhất: Nguồn nhân lực hạnh phúc

Generali Việt Nam là thành viên của Generali, tập đoàn bảo hiểm và quản lý...

Suy thoái kinh tế còn đó, việc tăng lương có phải là điều bất khả thi?

"Em ơi, năm nay khó khăn quá, công ty đang cắt giảm chi phí nên...

Dự báo công việc tháng 11 của các con giáp: Ai sẽ cần cẩn thận, ai sẽ khởi sắc hanh thông?

Bạn cần cẩn trọng trong công việc hay sự nghiệp khởi sắc hanh thông vào...

Có thể thu hồi CV sau khi ứng tuyển trên VietnamWorks được không? 

Bạn đã bao giờ bấm nút “Nộp đơn” rồi chợt nhận ra hồ sơ mình...

Nhà tuyển dụng VietnamWorks’ Client là ai? Có đáng tin cậy để ứng tuyển?

Khi tìm kiếm việc làm trên VietnamWorks, chắc hẳn bạn đã từng thấy một số...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers