Bệnh lười hay sự lười biếng có thể đeo bám bất kỳ ai. Đặc biệt là những người đi làm và điều gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc. Sự lười biếng không chỉ làm kìm hãm sự phát triển và còn ảnh hưởng đến sự thăng tiến và làm thụt lùi kết quả đến công việc. Nếu nó chỉ xuất hiện thời gian ngắn, sức ảnh hưởng không đáng kể, tuy nhiên nếu cứ kéo dài có thể nuốt chửng cả sự nghiệp và chính bản thân bạn. Vì vậy căn bệnh “lười” cần được đẩy lùi khi chỉ vừa manh nha. Dưới đây là một số cách thoát khỏi lười biếng hiệu quả, mang lại sự bứt phá hơn trong công việc cho bạn. Xem ngay!
1. Bệnh lười thường gặp ở người đi làm lâu năm
Để có cách thoát khỏi lười biếng hiệu quả, chúng ta cần hiểu rằng bệnh lời thường gặp ở những người đi làm lâu năm. Có một thực trạng là những nhân viên lâu năm thường có khả năng mắc bệnh lười cao hơn những nhân viên mới. Bởi sự ổn định về tiền lương, phúc lợi, chức vị đã khiến một số người không còn ý chí cầu tiến hay phát triển bản thân hơn nữa. Thậm chí, có một số cá nhân còn ỷ lại vào các “lính mới”, chỉ giao việc và nhận lại khi mọi thứ đã hoàn thành. Họ còn không chủ động tham gia các khóa học, kỹ năng hay chưa bao giờ nhận thêm nhiệm vụ khác để nâng cao kinh nghiệm. Suốt ngần ấy thời gian, chuyên môn của họ vẫn như vậy, có giảm chứ không tăng. Đúng là một thảm họa nếu một công ty có nhiều kẻ lười biếng như thế!
2. Những dấu hiệu của người mắc bệnh lười trong công việc
Một số dấu hiệu sẽ giúp chúng ta nhận biết và có cách thoát khỏi lười biếng hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu chi tiết sau:
2.1 Tìm lý do viện cớ cho sự sai phạm
Không phải tự nhiên mà người ta tìm mọi cách để chữa bệnh lười. Bởi những kẻ lười thường không nhận ra sai phạm của mình, hoặc nhận ra nhưng cố tình tìm một cái cớ khác để che giấu. Họ thường đổ lỗi cho các yếu tố khách quan hoặc cho chính đồng nghiệp của mình mà không nhìn nhận là do chính mình gây ra. Chính sự đổ lỗi ấy làm cho họ luôn trì trệ và thất bại.
2.2 Hay than vãn
Một trong những dấu hiệu nhận biết người lười chính là họ hay kêu ca, than vãn về mọi thứ với bất kỳ ai, kể cả khi sếp la, khi được giao việc mới, khi phải đi gặp khách hàng, thậm chí khi thay đổi vị trí… Việc than vãn chẳng thể giúp họ giải quyết vấn đề, mà còn khiến tinh thần ngày càng tiêu cực, công việc trì trệ hơn.
2.4 Trễ deadline
Cách dễ nhận biết người lười nhanh nhất chính là luôn chậm trễ deadline. Với những người chăm chỉ, họ thường có kế hoạch rõ ràng, cố gắng hoàn thành công việc đúng thời hạn. Còn với kẻ lười, họ luôn có tâm lý nước tới chân mới nhảy, vì thế sẽ trì hoãn đến sát thời gian được giao hoặc trễ hơn mà không cảm thấy áy náy.
2.4 Công việc hoàn thành hời hợt
Có lẽ, cụm từ cống hiến hết mình chưa bao giờ xuất hiện trong từ điển của những kẻ lười. Họ thường làm việc cho qua ngày mà không quan tâm đến chất lượng. Dù có việc gấp thế nào, họ cũng không màng đến và từ chối ở lại để hoàn thành. Họ luôn cho mình đã làm tốt và không có nhu cầu thay đổi, họ không nhận ra mình là người lười và rất cần chữa bệnh lười.
3.10 cách thoát khỏi lười biếng hiệu quả
3.1 Hiểu được nguyên nhân lười biếng
Cách thoát khỏi lười biếng thực sự hiệu quả chính là tìm ra căn nguyên và gốc rễ của sự lười biếng. Đây có thể sẽ là một thử thách khó khăn mà bạn cần phải vượt qua. Nếu như bạn khám phá ra điều gì đã khiến bạn trở nên thiếu động lực và dẫn đến sự lười nhác thì bạn có thể ngăn ngừa và giảm thiểu sự ảnh hưởng của nó.
Đặc biệt, khi sự lười biếng được hình thành từ thói quen thì bạn nên tìm cách thay đổi điều đó. Chẳng hạn, bạn có thường xuyên cảm thấy lười biếng vào một khoảng thời gian cố định trong ngày. Cảm giác này sẽ xuất hiện khi bạn phản làm những công việc quá nhàm chán.
Căng thẳng cũng có thể là căn nguyên dẫn đến lười nhác. Những người có mức độ căng thẳng cao sẽ có năng suất công việc thấp hơn người có mức độ căng thẳng thấp. Môi trường xung quanh, khoảng thời gian trong ngày cũng như kiểu công việc đang làm cũng có thể khiến bạn trở nên lười biếng. Nếu việc lười biếng bắt nguồn từ những nguyên nhân trên thì bạn có thể thay đổi môi trường, thời gian làm việc, trang phục hằng ngày,.. Bất cứ thứ gì thích cực đều đáng để bạn xem xét và thực hành.
3.2 Thay đổi suy nghĩ của bản thân
Khi xác định được nguyên nhân và triệu chứng của sự lười biếng, đã đến lúc bạn cần thay đổi suy nghĩ của mình. Một cách tuyệt vời để bắt đầu và tự hỏi bản thân: “Cuộc sống của tôi sẽ ra sao trong một năm, hai, ba năm sau như thế nào nếu mình không thay đổi?”
Đây chắc chắn sẽ là câu hỏi khó chịu và thực sự đáng sợ. Bạn có thể nhận ra rằng bạn không bao giờ đạt được mục tiêu của mình hoặc tạo ra mối quan hệ trong cuộc sống. Câu hỏi này có thể giúp bạn nhìn lại mình và giúp bạn tạo ra cảm giác cấp bách để cải thiện bản thân.
3.3 Nghĩ đến hậu quả của sự lười biếng
Bạn hãy nghĩ đến hậu quả của việc không hoàn thành công việc, khi đó bạn sẽ có động lực hơn. Việc lười biếng sẽ ảnh hưởng cũng như làm cho bạn gặp phải những vấn đề gì ở tương lai gần và xa hay có ảnh hưởng đến mục tiêu lớn hơn như thế nào. Những điều này sẽ thúc đẩy bạn tiếp tục cố gắng mỗi ngày.
3.4 Đặt mục tiêu hợp lý
Sự lười biếng cũng có thể bắt nguồn từ việc bạn đặt mục tiêu quá cao. Điều này có thể không phù hợp với năng lực, thể trạng, sức khỏe, kỹ năng,…của bạn. Theo lẽ tự nhiên bạn sẽ cảm thấy sợ hãi về kế hoạch đã được đặt ra và tìm cách trì hoãn nó.
Thay vì mục tiêu quá xa vời, bạn hãy thiết lập các mục tiêu phù hợp với bản thân và không cần e ngại khi bạn hạ thấp mục tiêu đó. Như vậy, bạn có thể chinh phục mục tiêu dễ dàng hơn và có động lực để chinh phục các mục tiêu tiếp theo. Đây cũng là cách thoát khỏi lười biếng mà bạn có thể áp dụng cho mình và mang lại hiệu quả tốt hơn trong công việc.
3.5 Đặt ra giới hạn cho mỗi công việc
Bạn nên luôn đặt ra giới hạn thời gian cho mỗi công việc của mình. Việc có thời hạn chính xác sẽ giúp bạn không trì hoãn và sẽ luôn nỗ lực làm việc cho dù đó chỉ là những công việc đơn giản. Như vậy, bạn sẽ có được sự kỷ luật và quy trình cho chính mình khi thực hiện các công việc, dù đó là những công việc nhỏ nhất.
3.6 Chịu trách nhiệm và thúc đẩy bản thân
Bạn hãy xác định thời điểm hiện tại bạn đang ở đâu và muốn ở đâu. Trước khi hướng tới cuộc sống mà bạn muốn, bạn cần lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình cũng như cần chịu trách nhiệm về tương lai của chính mình.
Không quan trọng việc bạn đang ở đâu và cuộc sống như thế nào và đang diễn ra ra sao. Bạn cần biết rằng mình có trách nhiệm cải thiện nó để trở nên tốt đẹp hơn mỗi ngày.
3.7 Tạo ra kế hoạch hành động
Có nhiều cách thoát khỏi lười biếng, vì vậy bạn cần tạo ra một lộ trình để hướng đến cuộc sống mà bạn mong muốn. Để biết bạn cần làm gì thì hãy lấy cảm hứng từ những người mà bạn ngưỡng mộ từ đó làm động lực để phấn đầu và thành công hơn.
Bạn có thể tạo thói quen lành mạnh cho mình như dậy sớm vào buổi sáng, tập thể dục, thiền, xây dựng công việc phụ,… Hãy cố gắng tạo cho mình những thói quen tích cực. Khi bạn đã tạo được kế hoạch hành động, hãy tập trung vào việc thực hiện hành động nhất quán và thực sự hiệu quả.
3.8 Nhẫn nại với bản thân
Nếu như bạn phạm sai lầm và lãng phí thời gian hoặc không thể ngừng trì hoãn thì đừng tự trách mình. Tự thói quen tiêu cực sẽ chỉ nuôi dưỡng những cảm xúc khiến bạn thêm lười biếng.
Nếu bạn mắc sai lầm, đừng vội nản lòng mà hãy cho mình thêm nhiều cơ hội để học hỏi và nâng cao bản thân để phát triển hơn. Kiên nhẫn với chính mình chính là cho mình thêm cơ hội. Đừng vội nản lòng và nhụt chí bạn nhé.
3.9 Đưa ra hình phạt cho bản thân mỗi khi lười biếng
Bạn cũng có thể tự đưa ra một hình phạt cho bản thân mình mỗi khi lên cơn “lười”. Những hình phạt đó có thể như không dùng mạng xã hội 1 tuần, không chơi game, chép phạt,… Những hình phạt này tuy nhỏ nhưng có thể giúp bạn không còn trì hoãn chính mình và lười biếng nữa.
3.10 Tự thưởng cho bản thân
Hầu hết, chúng ta thường cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc khi nhận được những phần thưởng sau thời gian làm việc vất vả. Nếu bạn cảm thấy lười nhác và không muốn bắt đầu đổi mặt với một nhiệm vụ nào đó trong công việc, bạn sẽ lên kế hoạch tự thưởng cho bản thân mình sau mỗi lần hoàn thành mục tiêu. Đôi khi chỉ đơn giản là một gói bánh, một món đồ hoặc một chuyến dã ngoại đều là những phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực mà bạn bỏ ra.
Trên đây là tổng hợp những cách thoát khỏi lười biếng trong công việc cũng như cuộc sống. Những lời khuyên trên đây mang tính chất tương đối mà bạn có thể tham khảo giúp bạn chữa bệnh “lười” hiệu quả hơn. Bạn hãy tự mình cố gắng giúp bản thân thay đổi và thoát khỏi căn bệnh này chứ không phải một ai khác. Bởi chính bạn sẽ biết mình cần phải làm gì và muốn đạt được kết quả ra sao. Chúc bạn đánh bại sự lười biếng trong chính mình và tìm được niềm yêu thích đích thực.
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Mắt Bão tuyển dụng, Funtap tuyển dụng, Megas tuyển dụng, MFast tuyển dụng, tuyển dụng MISA, Savvycom tuyển dụng, Viettel Solution tuyển dụng, và FPT Information System tuyển dụng.
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.