adsads
Untitled design 55
Lượt Xem 2 K

Cách quản lý nhân viên thông minh sẽ giúp nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên và phát huy vai trò lãnh đạo của người quản lý đó. 

 

1. Xác định rõ mục tiêu là cách quản lý nhân viên hiệu quả

  • Hãy nhớ mục tiêu rõ ràng là nền tảng cho mọi hoạt động khác. 
  • Mục tiêu xây dựng theo mô hình SMART – phải rõ ràng, cụ thể, khả thi, linh hoạt,… 
  • Nếu mục tiêu không khả thi sẽ triệt tiêu sự nỗ lực sáng tạo của nhân viên. 
  • Mục tiêu không rõ ràng dễ gây hoang mang cho nhân viên trong quá trình thực hiện hay dễ dàng thực hiện mục tiêu một cách sai lệch. 
  • Mục tiêu không rõ ràng còn gây nên lãng phí nguồn lực tài chính, thời gian và quan trọng nhất là nguồn nhân lực. 
  • Thế nên mục tiêu khi đề ra cần phân định cho từng cấp, từng bộ phận và từng cá nhân cụ thể, rõ ràng.

 

2. Hãy tạo động lực làm việc cho nhân viên bằng nghệ thuật khen – chê

  • Nếu như các khoản thưởng về vật chất sẽ tạo ra động lực tài chính thì lời khen sẽ tạo nên động lực tinh thần, thúc đẩy tinh thần nhân viên làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn, năng suất hơn và sáng tạo hơn nữa. 
  • Khen thưởng có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như giấy khhen, tuyên dưng trước cả công ty, văn phòng hay chỉ đơn giản là một cái vỗ vai và lời khen “ bạn làm rất tốt ! “ .
  • Cũng như khen, chê cũng là một nghệ thuật. Nếu bạn khen nhân viên trước tập thể , chắc rằng họ sẽ làm việc hăng say, cống hiến vì công ty hơn nữa . Thế nhưng nếu bạn trực tiếp chê trách họ trước tập thể với từ ngữ thiếu văn hóa hay quá khắt khe sẽ dễ khiến họ ấm ức và từ bỏ công ty bạn . 
  • Vì thế khi chê nhân viên, hãy nhớ “ vừa đấm vừa xoa “ vì bản chất họ vẫn là nhân viên tốt và chỉ mắc sai sót không đáng có. Bạn hãy giúp họ nhận biết được lỗi lầm nhưng không khiến họ tổn thương hay cảm thấy bị xúc phạm tạo cho họ động lực để nỗ lực sửa chữa lỗi lầm đó. 

 

3. Hãy công bằng và ngay thẳng nhé! 

  • Công bằng ở đây  không có nghĩa là tất cả mọi người đều được đối xử như nhau, nó có nghĩa là các chế độ khen thưởng, xử phạt đều phải rõ ràng và công tâm. 
  • Muốn quản lý được nhiều nhân viên bạn cần đặt đức tính này lên hàng đầu. Bởi vì để được các nhân viên tin tưởng và nghe theo bạn luôn phải nói sự thật và xử sự với mọi người công bằng, ngay thẳng. 
  • Hãy nhớ luôn tôn trọng mọi nhân viên từ vị trí thấp đến cao và đối xử với họ thật công bằng. 
  • Đối với những cá nhân xuất sắc, có đóng góp thành tích cho công ty, hãy tuyên dương trước toàn bộ nhân viên và có hình thức khen thưởng xứng đáng. Ngược lại, với những nhân yếu kém, bạn cũng phải có hình thức kỷ luật thấu đáo.

 

4. Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu nhân viên của bạn

  • Kỹ năng biết lắng nghe ý kiến của nhân viên cấp dưới là một nghệ thuật không hề đơn giản và không phải là người lãnh đạo nào cũng có thể thực hiện được. 
  • Người lãnh đạo thành công là những người biết lắng nghe, biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên.
  • Qua đó họ không chỉ thu được những thông tin cần thiết, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, để có những chính sách, giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý, mà còn là hình thức động viên, khích lệ rất lớn để nhân viên làm việc tốt hơn. 
  • Đó cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới.
  • Hãy nhớ một quản lý giỏi là người vừa có thể đưa ra chỉ đạo hiệu quả và có thể lắng nghe nhân viên.

 

5. Kỹ năng ra quyết định là cách quản lý nhân viên tốt nhất

  • Một nhà quản lý là người dám nghĩ – dám làm và có kỹ năng quyết định. 
  • Đây cũng là một kỹ năng mấu chốt trong cách quản lý nhân viên. Thực tế khi triển khai một dự án có thể mang lại kết quả tốt hay không đều đòi hỏi nhà quản lý phải có một cảm quan thật sự tốt . 
  • Họ phải có khả năng đánh giá và dự báo được tình hình, cân nhắc tính lợi, hại của các quyết định. 

 

6. Hỗ trợ công cụ làm việc cho nhân viên

  • Hãy đảm bảo nhân viên của bạn phải có tất cả công cụ vật chất, kỹ thuật và cá nhân để thực hiện tốt công việc của họ.
  • Đó là những công cụ, dụng cụ, không gian làm việc thích hợp, thời gian làm việc hợp lý, sự ủng hộ của người quản lý, khả năng tiếp cận những kỹ năng và khóa học công nghệ cần thiết. 
  • Ngoài ra, bên cạnh đó còn cần có sự hướng dẫn từ nhà quản lý là điều không thể thiếu, đặc biệt là trong quá trình hội nhập công việc và môi trường làm việc. 
  • Chính những điều nhỏ nhặt này sẽ giúp nhân viên của bạn thích nghi với vai trò mới nhanh hơn, hòa đồng hơn với đồng nghiệp và làm quen với môi trường làm việc một cách thoải mái nhất từ đó họ có thể mang đến những điều tuyệt vời cho bạn .

Đây chính là một vài cách quản lý nhân viên từ cứng đầu nhất đến hiền lành nhất. Hãy tạo mọi điều kiện để họ có thể làm việc và cống hiến hết mình cho công ty nhé!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers