adsads
shutterstock 2201215529 1
Lượt Xem 7 K

Có một số ứng viên trung thực với những thông tin được ghi trên hồ sơ của mình nhưng cũng có trường hợp ứng viên lựa chọn nói dối, nói quá về thành tích của mình. Công việc tuyển dụng luôn bận rộn, nên các nhà tuyển dụng luôn phải nỗ lực để lấp các vị trí đang trống. Các khâu đăng tin, lọc hồ sơ, phỏng vấn và đánh giá ứng viên thường mất rất nhiều thời gian mà trong khi thời hạn để lấp đầy vị trí có hạn. Vì thế, nhà tuyển dụng rất khó để tìm hiểu sâu về ứng viên, sẽ không tránh được việc tuyển sai người. Hãy lưu ý các dấu hiệu sau để phát hiện ứng viên có đang gian dối khi phỏng vấn hay không.

Cách phát hiện ứng viên đang gian dối khi phỏng vấn

Ngôn ngữ cơ thể

Mọi người thường vô thức lộ ra một vài hành động ngẫu nhiên trong quá trình trò chuyện với người đối diện. Theo một số nghiên cứu, những hành động vô thức đó lại có thể trở thành những căn cứ để đánh giá. Chỉ cần tinh ý và tìm hiểu về những hành động vô thức đó của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ có khả năng quan sát. 

Khi nói dối, con người thường có những cử chỉ hành động vô thức. Cũng giống như vậy, ứng viên khi nói dối sẽ có tâm trạng bồn chồn, bứt rứt và tay của họ có thể vô thức nghịch tóc, hai tay cọ xát, đưa tay lên cổ… Ngoài ra, nhà tuyển dụng có thể quan sát ánh mắt của ứng viên, họ liên tục đảo mắt hay tránh giao tiếp bằng ánh mắt. Giọng nói của ứng viên thay đổi khi trả lời câu hỏi, âm vực cao và nghẹt thở, nói lắp bắp hay thường xuyên nuốt nước bọt. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng của cần lưu ý rằng đây cũng có thể những dấu hiệu của sự lo lắng và căng thẳng khi họ tham gia phỏng vấn. Vì thế, nhà tuyển dụng cần kết hợp dấu hiệu và bối cảnh để nhận định và đánh giá đúng về ứng viên.

Câu trả lời mơ hồ

Khi làm nghề tuyển dụng, bạn cũng từng gặp phải tình huống khi đặt câu hỏi phỏng vấn mà ứng viên không trả lời đúng trọng tâm hoặc trả lời bằng một câu không liên quan. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy việc ứng viên không chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn, mặt khác, điều này chứng tỏ họ có thể không nói sự thật. Những câu trả lời không rõ ràng và không đầy đủ thường là dấu hiệu cho sự nói dối hoặc đang nói quá của ứng viên. Đối với các câu hỏi về chuyên môn, ứng viên có năng lực thường sẽ đề cập tới số liệu, kết quả công việc mà họ đạt được hơn là nói về quy trình chuyên môn.

Tất nhiên, chúng ta cũng không thể loại trừ trường hợp ứng viên cảm thấy lo lắng. Khi đối mặt với tình huống này, các nhà tuyển dụng nên thúc đẩy hoặc tạo cơ hội cho ứng viên có thể đi sâu vào chi tiết hơn bằng các hỏi thêm nhằm xác định tâm lý của ứng viên, liệu họ đang chỉ hồi hộp hay họ đang nói dối. Một mẹo khi gặp tình huống này, nhà tuyển dụng có thể im lặng một lúc để ứng viên lấy lại bình tĩnh và trả lời câu hỏi, để họ giải thích rõ ràng hơn. Một cách khác, nhà tuyển dụng có thể lặp lại câu hỏi đó để kiểm tra ứng viên có nhất quán và trung thực với câu trả lời của họ không.

Phỏng vấn câu hỏi tình huống

Với các câu hỏi để kiểm tra kiến thức chuyên môn, chỉ cần tìm kiếm từ trên mạng, ứng viên nhận được một loạt câu trả lời đầy đủ. Hoặc đối với những câu trả lời chung chung của ứng viên, nhà tuyển dụng hãy hỏi chi tiết hơn. Bạn nên yêu cầu ứng viên đưa ra ví dụ hoặc tình huống khó khăn mà họ từng gặp phải để kiểm tra năng lực và kinh nghiệm mà họ có được. Và, bạn cần lắng nghe những câu trả lời của họ đủ chi tiết không hay họ chỉ kể lại những gì đã ghi ở trong CV. Với những câu trả lời càng chi tiết, thì ứng viên đó không nói dối.

Những câu hỏi về tình huống giúp bạn tìm hiểu được cả về quá trình làm việc của ứng viên tại nơi làm cũ. Nhà tuyển dụng có thể tham khảo các câu hỏi như sau: Tại sao bạn lại nghỉ việc? Những vấn đề mà bạn gặp phải là gì? Ngoài ra, bạn có thể hỏi về việc liên hệ với người tham khảo để nghe đánh giá về khả năng của ứng viên. Nếu ứng viên ấp úng về những câu hỏi này, thì đây không phải là một dấu hiệu tốt. Cách ứng viên trả lời những câu hỏi tình huống là cơ sở giúp nhà tuyển dụng có thể xác minh lại quá trình làm việc của ứng viên và có cái nhìn sâu sắc hơn về hơn. Để từ đó, đưa ra đánh giá liệu họ  phù hợp với văn hóa công ty hay không?

Phỏng vấn câu hỏi tình huống

>> Xem thêm: Sếp động viên và lắng nghe cấp dưới chia sẻ khó khăn – điểm cộng tuyệt đối để giữ chân nhân tài

Bài kiểm tra năng lực

Một trong những cách để kiểm tra kỹ năng chuyên môn của ứng viên khác là thực hiện bài kiểm tra năng lực. Hiện nay, các doanh nghiệp đều thêm bài kiểm tra năng lực để lấy dữ liệu thông tin nhằm mục đích kiểm tra EQ, IQ của ứng viên. Dựa vào những bài test, nhà tuyển dụng có thể biết được ứng viên có đang phóng đại kỹ năng làm việc của mình hay không.

Ví dụ: Ở vị trí kế toán, nhà tuyển dụng nhận được CV ghi kỹ năng tin học văn phòng thành thạo, nhưng bạn sẽ không thể nào biết được mức độ thành thạo của họ sẽ đạt đến đâu. Việc cho làm bài kiểm tra để đánh giá trình độ hoặc chỉ với câu hỏi về những hàm mà họ cảm thấy phức tạp khi làm việc. Nhận được kết quả bài kiểm tra hoặc câu trả lời, bạn sẽ thấy được năng lực thực sự của ứng viên như thế nào.

Đừng bỏ lỡ cơ hội ứng tuyển các việc làm tiềm năng sau!

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút, tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Quy trình tuyển dụng hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers