adsads
Untitled design 219
Lượt Xem 3 K

Theo báo cáo gần nhất, con số nhà quản lý trẻ trên toàn thế giới tại hầu hết các ngành nghề hiện đang rơi vào 34%. Đến một ngày nọ, sau 1 khoảng thời gian khá dài gắn bó với công ty, bạn quyết định chuyển đổi công việc của mình sang một lĩnh vực mới phù hợp hơn. Khả năng rất cao là bạn sẽ phải trở ngược lại vị trí của một “lính mới” (Freshman/Junior) và cấp cao của bạn là một quản lý trẻ tuổi đã dấn thân trong lĩnh vực hiện tại một khoảng thời gian khá lâu.

Điều này lúc đầu có thể gây cho bạn 1 chút bối rối, thậm chí là khó xử. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề lớn nhất mà bạn phải đối mặt.

Tạm bỏ qua khoảng cách về tuổi tác, sau đây là những giải pháp thiết thực và cũng là cơ hội để bạn có thể xem rằng: Liệu bạn và cấp dưới “trẻ tuổi” có phù hợp để cùng nhau song hành tiến bước trong thời gian sắp tới không?

 

1. Hoà hợp kinh nghiệm của bản thân với suy nghĩ của cấp trên

Người trẻ có tư duy ngày mai. Còn bạn thì có kinh nghiệm và hiểu biết của ngày hôm qua. Thay vì phải tranh đấu xem hệ tư tưởng nào sẽ thống lĩnh, tại sao chúng ta lại không thể tìm cách hoà hợp cả hai?

Bạn có thể không có nhiều kinh nghiệm dày dặn ở lĩnh vực mới, nhưng đổi lại đó chính là khả năng “đắc nhân tâm” và “đối nhân xử thế” mà đời đã tôi luyện cho bạn trong những năm vào nghề. Hãy chia sẻ những kinh nghiệm và hiểu biết của mình với cấp trên, để rồi bạn cũng sẽ có cơ hội nhận lại được điều tương tự cho chính mình, từ đó giúp bạn nhanh chóng bắt nhịp với công việc mới hiệu quả hơn.

 

2. Đừng suy nghĩ quá nhiều về những điều tiêu cực

Đừng để những suy nghĩ “thiển cận” về tuổi tác làm cản trở công việc của bạn cũng đừng để chức danh công việc khiến bạn mình thấp kém hơn ai. Đó chỉ là những biểu hiện của “hội chứng kẻo mạo danh” (Imposter Syndrome) – khi nhận thức của bạn chỉ đang là sự phản ánh của những gì bạn nghĩ, chứ không phải là những gì thực sự đang diễn ra.

Cách làm việc hiệu quả với người sếp nhỏ tuổi hơn bạn

Hãy tin tưởng vào năng lực của bản thân. Hãy có niềm tin vào kinh nghiệm của bản thân về những gì đã trải qua. Hơn hết, hãy tin tưởng cấp trên của mình. Suy cho cùng, tuổi tác cũng chỉ là những con số.

 

3. Hãy luôn cập nhật những xu hướng và diễn biến mới của xã hội

Dù bạn là người dày kinh nghiệm, nhưng đó là kinh nghiệm của bạn ở công việc cũ. Giờ đây, trước mắt bạn là những kiến thức trong một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ. Và cấp trên của bạn chắc chắn sẽ hiểu rõ những gì họ đang làm hơn bạn rất nhiều, cả về kiến thức lẫn kỹ năng.

Vậy nên, hãy liên tục truy cập vào những nguồn kiến thức và xu hướng trong lĩnh vực hiện tại. Thậm chí, hãy đăng ký tham gia vào những khoá học bổ trợ nếu như bạn muốn tiết kiệm tối đa thời gian mà vẫn đạt được hiệu quả tốt nhất.

 

4. Trở thành 1 bậc “tiền bối”

Như một lẽ tự nhiên, thế hệ đi trước sẽ luôn là người dẫn dắt và hướng dẫn cho lớp trẻ của mình bằng những bài học và kiến thức bổ ích. Nếu áp dụng vào ngữ cảnh hiện tại, điều đó cũng chính là một lợi thế cho bạn và lớp trẻ của tổ chức – kể cả người trẻ tuổi đó chính là cấp trên của bạn.

Điều này góp phần tạo nên một văn hoá doanh nghiệp cởi mở, hợp tác lẫn nhau vì lợi ích chung. Thay vì chấp nhận vị trí của một “thợ phím” chăm chăm vào công việc, hãy trở thành một điểm tựa vững chắc cho cấp trên trẻ tuổi của mình, khi họ đang cần tìm kiếm những lời khuyên vàng ngọc từ một vị tiền bối đáng tin cậy.

 

5. Luôn tự tin trước mọi quyết định của mình tại cuộc họp

Mỗi một lời bạn nói ra, mỗi một quyết định được đưa ra từ bạn đều góp phần khẳng tư duy, kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Để từ đó, bạn góp phần tạo dựng hình ảnh, củng cố vị trí của mình trong lòng mọi người tại buổi họp.

Kể cả người sếp hiện tại đang nhỏ tuổi hơn bạn, điều đó cũng chẳng phải là vấn đề. Quan trọng, hãy hiểu được giá trị của mình trong tổ chức hiện tại và tận dụng nó thật tốt bằng những trải nghiệm quý báu của bản thân trong suốt những năm qua. Hãy tận dụng những lợi điểm của mình để tạo nên những quyết định có sức nặng, từ đó dẫn đến những thay đổi tích cực hơn cho tổ chức. Quan trọng hơn hết, đó chính là hãy trở thành một người cấp dưới hữu ích và có năng lực trong mắt cấp trên, mặc kệ cho tuổi tác của 2 người.

 

— HR Insider / Theo fastcompany —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là cầu nối tạo sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, không ít nhân viên cảm thấy dễ dàng chia sẻ tâm tư với đồng nghiệp hơn là với cấp trên.

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại thăng tiến” lại trở thành xu hướng được nhiều người chọn. Nguyên do vì đâu và nghệ thuật từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến không bị “mất điểm” trong mắt Sếp là gì? Cùng VietnamWorks Hr Insider đi sâu tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ hội tốt hơn cho những ai biết cách kết hợp giữa kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và biết ứng dụng AI. Giai đoạn cuối năm, mùa “review” và thăng tiến đang đến gần, cùng tìm hiểu bí quyết kết hợp kỹ năng mềm và AI để ghi điểm với sếp nhé!  

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers