adsads
5 1200x900 1
Lượt Xem 1 K

Học cách xử lý khéo léo với những mối quan hệ không hòa hợp là một phần của cuộc sống. Dù bạn có chuyển đến bất cứ công ty nào hay sang phòng ban khác, bạn vẫn có nguy cơ phải đối mặt với người đồng nghiệp mà mình không có thiện cảm. Trong những tình huống như vậy, bạn nên tìm cách để vượt qua rào cản khác biệt này và cùng nhau nỗ lực vì mục tiêu chung. Để giúp bạn tìm được cách giải quyết vấn đề này, VietnamWorks đề xuất một số cách làm việc chung với đồng nghiệp mà bạn không có thiện cảm nhé.

Tìm hiểu thêm về họ

Nhiều khi họ có những hành động khó chịu hay đang cáu kỉnh là do đồng nghiệp vừa trải qua một khoảng thời gian khó khăn trong cuộc sống hay trong công việc. Hoặc, họ không thể tập trung toàn bộ sức lực của mình để hoàn thành công việc do đó họ đã làm việc quá tải dẫn đến tình trạng kiệt sức. Có rất nhiều nguyên nhân những bạn sẽ không thể nào biết rõ được. Tất nhiên, bạn cũng không thể giải quyết được vấn đề của mình một cách triệt để nếu như bạn không cố gắng nhìn toàn bộ hoàn cảnh và câu chuyện sự thật sau sự việc. Tuy bạn cũng không thể thay đổi được sự kiện đó sau khi tìm hiểu thêm về chúng nhưng điều này lại giúp bạn có được suy nghĩ và cái nhìn mọi thứ từ góc độ của người đồng nghiệp đó.

Điều này sẽ không gây hại gì cho bạn nếu bạn hiểu rõ về tình huống của người khác. Và, khi bạn đứng ở vị trí của họ, bạn sẽ hiểu được tại sao họ lại không thích bạn mà không vì nguyên nhân gì cả? Bên cạnh đó, bạn có thể cải thiện mối quan hệ giữa cả hai người bằng cách tìm những điểm tương đồng – những điều mà cả hai cùng thích hoặc không thích. Và bạn sẽ có những câu chuyện để trò chuyện với người đồng nghiệp đó nếu bạn tìm được những điểm chung hay sở thích của họ với bạn giống nhau.

Thể hiện sự chuyên nghiệp 

Có thể sau khi tìm hiểu sâu về người đồng nghiệp đó, bạn vẫn không thể tìm ra điểm chung thì bạn không cần phải ép bản thân mình làm bạn với người bạn không thích, bạn chỉ cần đảm bảo rằng mọi thứ đều ổn. Bạn chỉ cần tôn trọng và làm công việc của mình. Vì thể, bạn đừng nghĩ tới việc phản ứng lại với những hành vi nhỏ nhen hoặc tồi tệ của họ. 

Bạn nên nhớ rằng, bạn đang ở nơi làm việc và đây cũng là nơi yêu cầu sự chuyên nghiệp cao. Đừng giống như đứa trẻ mới lớn, bực tức chỉ vì mình ghét người ấy, bạn chỉ cần thể hiện và hành động chuyên nghiệp mọi lúc và tự khắc, người đồng nghiệp ấy sẽ phải dừng lại hành động của họ vì tính chuyên nghiệp có thể lan tỏa đến cho mọi người trong văn phòng.

Không nói chuyện phiếm về đồng nghiệp mà bạn không thích

Sẽ thật khó khăn khi bạn bị cám dỗ để nói về người đồng nghiệp mà mình không thích với đồng nghiệp. Bạn có thể giải tỏa được nỗi bức xúc của bản thân với đồng nghiệp thân thiết ngay tại thời điểm đó, nhưng liệu việc này có thực sự tác dụng không? Việc này có giúp bạn giải quyết được vấn đề trong mối quan hệ của bạn với người đồng nghiệp đó không? Những câu chuyện phiếm này sẽ chỉ khiến quan điểm và ánh nhìn của bạn đối với người khác bị phá hỏng hay chúng còn khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn. Thậm chí, những người đồng nghiệp  khác cho rằng bạn là người nhỏ nhen, và có người sẵn sàng kể lại với người đồng nghiệp mà bạn ghét kia, khiến cho mọi chuyện giữa bạn và người đồng nghiệp ấy ngày càng đi xa hơn.

Vì thế, bạn không nên nói xấu sau lưng, cũng đừng phàn. Bạn nên hòa đồng, đối xử với người đồng nghiệp mà bạn không thích bằng sự chuyên nghiệp và luôn nhớ phải rằng tôn trọng người đồng nghiệp ấy.

Ngừng làm việc với họ

Một tâm trạng vui vẻ sẽ khiến cuộc sống hay công việc của bạn sẽ càng ngày hiệu quả. Nhưng nếu phải chịu đựng những tình huống oái oăm với đồng nghiệp khó chịu thì đây không hẳn là một lựa chọn tốt cho bạn. Thay vào đó, bạn cũng cần có khoảng không gian riêng mình.

Bạn có thể thử thiết lập một giới hạn về thời gian mà bạn sẵn sàng dành để làm việc với người bạn không thích. Và, khi bạn đạt tới giới hạn của mình, bạn chọn cách tạm kết nối với họ. Nếu họ là người làm chung lĩnh vực với bạn hay cùng ngồi làm việc với bạn, bạn có thể chọn cách đi ra chỗ khác, đeo tai nghe và nói với họ rằng bạn cần một không gian thoải một chút. Mục đích của việc này nhằm giúp bạn đi thư giãn, hít thở và làm dịu đi tâm trạng của bạn.

Tìm kiếm sự trợ giúp

Nếu như bạn không thể nào tìm được cách làm việc chung với đồng nghiệp đó và họ gây ra vấn đề ảnh hưởng tới kết quả, tiến độ công việc của bạn, thì bạn nên nói chuyện với người quản lý của bạn. Bạn có thể xin ý kiến từ họ về các hòa hợp với người đồng nghiệp này. Và, quản lý có thể sắp xếp lại khối lượng công việc hay nhiệm vụ của bạn để bạn tránh phải tiếp xúc với đồng nghiệp mà bạn không thích.

Xem thêm: Cách quản lý hiệu quả khi có nhân viên lớn tuổi hơn

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay đổi số phận của một doanh nghiệp, lại có thể...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên soi mói, thích nói xấu sau lưng và “sống 2...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc thường là nhảy việc không? Tuy nhiên,...

Ứng phó thế nào khi biết vị trí của mình "đang được tuyển mới"?

Vào một ngày đẹp trời, bạn vô tình phát hiện ra công ty đang tuyển dụng nhân viên mới cho vị trí… của mình, cảm...

Nguyên tắc 10/40/10: Bí quyết quản lý thời gian giúp bạn vượt qua khối lượng công việc khổng lồ

Câu chuyện không của riêng ai khi nhiều người đi làm bị áp lực quá mức với khối lượng công việc khổng lồ. Để tối...

Bài Viết Liên Quan

Giám đốc đạo đức: Vị trí được săn đón để quản lý AI trong doanh nghiệp

Bạn có từng nghĩ tới rằng trong tương lai gần, quyết định có thể thay...

Đồng nghiệp "mượn chuyện làm quà" để lấy lòng Sếp mới, tôi nên ứng xử thế nào?

“Mượn chuyện làm quà” để lấy lòng Sếp là chiêu của những đồng nghiệp chuyên...

Nên làm gì khi cảm thấy bản thân bị “chững lại” trong công việc?

Có phải điều đầu tiên bạn làm khi cảm thấy bản thân bị “chững lại”...

Ứng phó thế nào khi biết vị trí của mình "đang được tuyển mới"?

Vào một ngày đẹp trời, bạn vô tình phát hiện ra công ty đang tuyển...

Nguyên tắc 10/40/10: Bí quyết quản lý thời gian giúp bạn vượt qua khối lượng công việc khổng lồ

Câu chuyện không của riêng ai khi nhiều người đi làm bị áp lực quá...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers