• .
adsads
cach gioi thieu ban than khi phong van
Lượt Xem 30 K

Vì sao cần phải giới thiệu bản thân khi phỏng vấn?

Đã bao giờ bạn thắc mắc:”Tại sao lại cần phải giới thiệu bản thân khi đã có đầy đủ thông tin trong CV?”. Mặc dù không bắt buộc, nhưng việc giới thiệu bản thân là một yếu tố quan trọng trong mỗi buổi phỏng vấn xin việc. Dưới đây là ba lý do cụ thể cho việc bạn phải giới thiệu bản thân khi phỏng vấn:

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng

Khi giới thiệu bản thân một cách chuyên nghiệp, ứng viên có thể tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Việc nói lên những kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích của bản thân cũng có thể giúp ứng viên nổi bật hơn so với các ứng viên khác. Điều này có thể giúp ứng viên đạt được điểm số cao hơn và tăng cơ hội được chọn cho vị trí công việc.

Gia tăng sự tự tin

Giới thiệu bản thân một cách tự tin và chuyên nghiệp có thể giúp ứng viên tăng sự tự tin trong quá trình phỏng vấn. Khi có đầy đủ niềm tin vào bản thân, ứng viên sẽ dễ dàng trả lời các câu hỏi phỏng vấn một cách rõ ràng và đầy đủ hơn.

Tạo được sự khác biệt

Biết cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn một cách sáng tạo có thể giúp ứng viên tạo ra sự khác biệt so với các ứng viên khác. Hãy chia sẻ những thông tin cơ bản, đặc trưng cá nhân và lý do muốn ứng tuyển cho vị trí này một cách thật ấn tượng.

Những nội dung cần có trong lời giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Để có được cơ hội được tuyển dụng, việc giới thiệu bản thân một cách tốt nhất khi tham gia phỏng vấn là rất quan trọng. Dưới đây là những nội dung cần có trong lời giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc dành cho người đã và chưa có kinh nghiệm.

Cảm ơn nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội cho bạn được phỏng vấn

Gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng là điều quan trọng mà các ứng viên nên làm đầu tiên. Điều này sẽ tạo được ấn tượng tích cực và thể hiện sự chuyên nghiệp, đáng tin cậy. Dù trong hàng tá ứng viên, nhà tuyển dụng đã tin tưởng lựa chọn bạn để tham gia phỏng vấn.

Ví dụ:
“Xin chào, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến công ty ABC đã dành thời gian để xem xét hồ sơ của tôi và mời tôi đến tham gia phỏng vấn. Tôi rất trân trọng và sẽ làm hết sức mình để chứng minh tôi xứng đáng với sự tin tưởng của công ty.”

Giới thiệu sơ lược về bản thân

Hãy bắt đầu bằng việc giới thiệu sơ lược về bản thân về: tên, tuổi và bí danh của mình (nếu có). Sau đó bạn có thể thêm một câu giới thiệu ngắn gọn như “Tôi là một nhà phát triển phần mềm có kinh nghiệm với 5 năm làm việc trong ngành”. Những câu giới thiệu này sẽ giúp bạn nhanh chóng tạo ấn tượng và thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng.

Việc giới thiệu đầy đủ và chính xác sẽ tạo cảm giác gần gũi, thân thiện giữa bạn và nhà tuyển dụng. Giúp cuộc phỏng vấn diễn ra thuận lợi và nhà tuyển dụng hiểu có thể rõ hơn về bạn.

Ví dụ:
“Tôi là Nguyễn Văn A, 25 tuổi, có biệt danh là “Chúa tể Design”. Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực này, tôi tự tin rằng có thể đem lại những giá trị đáng kể cho công ty của bạn”.

Giới thiệu bạn thân

Giới thiệu bạn thân

Trình độ học vấn và chuyên môn

CV xin việc không chỉ phản ánh trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn mà còn là một cách để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đôi khi những thông tin trên CV có thể không đủ để phản ảnh tất cả về bạn. Vì thế, việc nhắc lại những điểm nổi bật sẽ là cách để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và tăng cơ hội được lựa chọn.

Hãy tưởng tượng rằng bạn đã quản lý thành công một dự án lớn, nhưng thông tin này chỉ được đề cập một cách ngắn gọn trong CV. Bạn có thể đưa ra các ví dụ cụ thể về kỹ năng quản lý dự án của mình và cách mà bạn đã đạt được kết quả tốt trong dự án đó. Nhà tuyển dụng sẽ có thêm thông tin cần thiết để đánh giá khả năng của bạn và quyết định liệu bạn có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không.

Kinh nghiệm việc làm

Thay vì trình bày tất cả, bạn nên chọn lọc và tập trung vào những kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển. Việc này giúp cho nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt thông tin và đánh giá được năng lực của bạn.

Bất kể bạn có kinh nghiệm làm việc hay không, khi trình bày, bạn cần giữ được sự bình tĩnh, tự tin và khéo léo. Điều này giúp bạn trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách thông minh và chuyên nghiệp.

Làm nổi bật cuộc phỏng vấn về điểm mạnh và điểm yếu

Việc trình bày những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là cực kỳ quan trọng. Nhưng để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, bạn cần phải làm điều đó một cách khéo léo và độc đáo. Thay vì chỉ liệt kê các điểm mạnh và yếu một cách khô khan, bạn có thể sử dụng các ví dụ cụ thể để minh họa cho những đặc điểm đó.

Hãy sử dụng các ví dụ cụ thể giúp nhà tuyển dụng có được cái nhìn toàn diện hơn về khả năng và sự phù hợp của bạn với công việc ứng tuyển. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý giữ gìn tính chuyên nghiệp và tránh nhắc đến những điểm yếu quá nhiều. Để chúng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến ấn tượng của nhà tuyển dụng.

Ví dụ:
Nếu muốn đề cập đến điểm yếu của mình trong kỹ năng quản lý thời gian. Thay vì nói”Tôi luôn bị trễ hạn và không thể hoàn thành công việc đúng thời hạn”. Thì bạn có thể nói”Một khi tôi bị quá tải với công việc, tôi cảm thấy khó khăn trong việc quản lý thời gian và phải tìm cách cải thiện bằng cách ưu tiên công việc quan trọng hơn.”

Nêu sơ lược về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Không chỉ đánh giá khả năng làm việc của ứng viên, nhà tuyển dụng cũng quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Khi ứng viên đưa ra được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn rõ ràng. Đó là một dấu hiệu cho thấy ứng viên muốn gắn bó với công ty trong thời gian dài và đang tích cực phát triển bản thân.

Ví dụ:
“Khi được tuyển ở vị trí nhân viên marketing, tôi sẽ đặt ra mục tiêu ngắn hạn của bạn là đạt doanh số cao hơn 15% so với quý trước trong vòng 6 tháng. Và mục tiêu dài hạn của sẽ trở thành Trưởng phòng kinh doanh trong vòng 5 năm tới”.

Nêu nguyện vọng của bản thân với nhà tuyển dụng

Hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng về mục tiêu của bản thân và những định hướng phát triển sự nghiệp. Điều này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thấy được sự nghiêm túc và năng lực của bạn. Đồng thời cho thấy bạn đang tìm kiếm một sự nghiệp ổn định và có tầm nhìn xa.

Ví dụ:
Tôi muốn làm việc trong lĩnh vực marketing và đang tìm kiếm một công ty có môi trường làm việc chuyên nghiệp. Cũng như được tạo các cơ hội và được học hỏi để phát triển kỹ năng marketing của tôi.

Đừng quên kết thúc lời giới thiệu bản thân bằng câu cảm ơn

Để kết thúc phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, bạn có thể thêm vào lời kết đầy tình cảm và sự tri ân đến nhà tuyển dụng. Cảm ơn họ vì đã dành thời gian lắng nghe giới thiệu của mình. Điều này sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt hơn và thể hiện được sự lịch sự, tôn trọng đối với nhà tuyển dụng.

Ví dụ:
“Rất cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe giới thiệu của tôi. Tôi hy vọng rằng tôi có thể trở thành một phần của đội ngũ của công ty và đóng góp cho sự phát triển của tổ chức.”

Những lưu ý khi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Để giúp bạn có một phần giới thiệu bản thân hoàn hảo, chúng tôi gợi ý một số cách sau đây:

Những lưu ý khi giới thiệu bản thân

Những lưu ý khi giới thiệu bản thân

Trình bày ngắn gọn, rõ ràng

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hiệu quả nhất chính là tập trung vào những điểm mạnh của mình. Đồng thời, trình bày một cách ngắn gọn, trọng tâm để giữ được sự chú ý của đối tác tuyển dụng. Tránh đưa ra quá nhiều thông tin không liên quan hoặc trình bày dài dòng.

Khéo léo lồng ghép sở trường và điểm mạnh

Hãy giới thiệu sở trường và điểm mạnh của bạn một cách khéo léo và phù hợp với vị trí ứng tuyển. Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển vị trí quản lý dự án, hãy nhấn mạnh vào kinh nghiệm quản lý dự án của mình và khả năng làm việc với đội nhóm. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với việc quá tự tin và kiêu ngạo, nó có thể làm bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng.

Chia sẻ thông tin liên quan đến vị trí ứng tuyển

Nghiên cứu kỹ về vị trí ứng tuyển và cố gắng đưa ra những thông tin phù hợp với vị trí đang cần tuyển. Ví dụ, nếu vị trí đang tuyển là nhân viên kinh doanh, hãy đề cập đến kinh nghiệm của bạn trong việc xây dựng mối quan hệ khách hàng và kỹ năng giao tiếp.

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm Biên Hòa, thì đây là cơ hội tốt để tìm những vị trí hấp dẫn tại khu vực này. Tương tự, việc làm Gò Vấp cũng mở ra nhiều cơ hội cho những ai muốn phát triển sự nghiệp tại thành phố. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến việc làm Hóc Môn hoặc các khu vực ngoại thành, có rất nhiều công việc tiềm năng để lựa chọn. Khu vực miền Tây như việc làm Bến Tre hay miền Trung như việc làm Bình Thuận cũng có nhiều cơ hội không kém cho người lao động.

Gợi ý mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng Tiếng Việt

Xin chào, tôi tên là Nguyễn Tiến Hưng, một ứng viên đang tìm kiếm cơ hội để phát triển sự nghiệp trong ngành công nghệ thông tin. Với hơn 2 kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này phát triển phần mềm.

Tôi có bằng cử nhân tốt nghiệp loại giỏi ngành Công nghệ thông tin từ Đại Học FPT Đà Nẵng. Ngoài ra, tôi cũng đã có kinh nghiệm thực tế trong việc tham gia các dự án và làm việc với khách hàng để giải quyết các vấn đề kỹ thuật.

Với tinh thần làm việc chăm chỉ, trung thực và có khả năng làm việc nhóm tốt. Tôi cũng luôn cập nhật kiến thức mới và kỹ năng mới nhất để cải thiện năng lực của mình.

Nếu có được cơ hội làm việc tại Công ty Công nghệ HoTu, tôi sẽ cố gắng hết sức để đóng góp cho sự phát triển của công ty bằng cách áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình vào công việc. Tin rằng, với sự nỗ lực của mình, tôi có thể đạt được kết quả tốt và đáp ứng được yêu cầu công việc.

Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng Tiếng Anh

Hello, my name is Nguyen Tien Hung, a candidate is looking for an opportunity to develop a career in the information technology industry. I have more than 2 years of work experience in this field, where [specify my professional skills, e.g. programming, software development, network administration, etc.

I have a bachelor’s degree with good honors in Information Technology from FPT University Da Nang. In addition, I also have practical experience in participating in projects and working with customers to solve technical problems.

I am a hard-working, honest and good team player. I also always update new knowledge and latest skills to improve my ability.

If I get a chance to work at HoTu Technology, I will do my best to contribute to the company’s growth by applying my knowledge and skills to my work. I believe that, with my efforts, I can achieve good results and meet the job requirements.

Thank you for considering my application, and I look forward to discussing how I can bring value to your organization.

Tóm lại ,cách giới thiệu bản thân khi khi phỏng vấn gây ấn tượng là một kỹ năng quan trọng đối với những người đã hoặc chưa có kinh nghiệm. Nếu bạn có thể giới thiệu bản thân một cách hiệu quả, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, việc rèn luyện kỹ năng này không dễ dàng và đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực từ phía bạn.

Hy vọng với các bí quyết và lời khuyên trong bài viết sẽ giúp bạn tăng cơ hội thành công trong các cuộc phỏng vấn. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các chủ đề liên quan đến phỏng vấn và tìm kiếm việc làm, hãy tham khảo các bài viết khác tại VietnamWorks. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này và chúc bạn thành công trong việc tìm kiếm công việc mới của mình!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Banner tuyển dụng, Dentsu tuyển dụng, Jotun tuyển dụng, CITIGYM tuyển dụng, Nhã Nam tuyển dụng, Đông Tây Promotion tuyển dụng, Nike tuyển dụng và Admicro tuyển dụng.

— HR Insider —
VietnamWorks– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers