adsads
kinh nghiem phong van qua cac giai doan 3
Lượt Xem 14 K

Bài viết chia sẻ tới các bạn kinh nghiệm phỏng vấn qua các giai đoạn cũng như những bài học quý giá về cách để thành công.

Bạn đã trải qua bao nhiêu lần phỏng vấn? Cách để thành công ở những lần phỏng vấn khác nhau như thế nào? Một bạn đọc ở Hà Nội chia sẻ về sự thay đổi những lần phỏng vấn qua các giai đoạn cùng với những bài học quý giá.

Tôi ra trường được hơn 10 năm và đã làm ở 3 công ty khác nhau. Số lần tham dự phỏng vấn không dưới 10 lần, đỗ cũng có, mà trượt cũng có. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ tới các bạn sự thay đổi phỏng vấn qua các giai đoạn cũng như những cách để thành công trong buổi xin việc.

Phỏng vấn thời “Khi người ta mới ra trường”

Khi mới ra trường, ai cũng muốn nhanh chóng tìm được việc làm. Cũng như tất cả mọi sinh viên khác, tôi nộp hồ sơ tới tất cả ngân hàng đang tuyển dụng vị trí tôi mong muốn được làm việc. Tâm lý của sinh viên mới ra trường ai cũng như nhau, chỉ cần tìm được việc làm ngay đã, còn làm ở đâu cũng được. Vì thế, tôi nộp hồ sơ thì và đi phỏng vấn ở rất nhiều ngân hàng. Đặc điểm chung của cách để thành công ở những buổi phỏng vấn giai đoạn này là thể hiện sự quyết tâm, khao khát được làm việc, được thể hiện mình ở môi trường mới. Giai đoạn này, khi đi phỏng vấn, không có nhiều sự lựa chọn, sự lựa chọn duy nhất là được đi làm thôi.

Nhưng tuổi trẻ đúng là nông nổi và bồng bột. Sau khi xác nhận sẽ đi làm ở ngân hàng đầu tiên trúng tuyển với đầy sự háo hức và quyết tâm, tôi tiếp tục đi phỏng vấn ở tất cả các ngân hàng đã qua vòng thi viết và được gọi đi phỏng vấn. Tuổi trẻ thì thích thể hiện bản thân và tham lam, thế rồi cứ xác nhận đi làm, rồi lại báo hủy mỗi khi có kết quả đỗ ở ngân hàng khác với mức lương cao hơn, phải đến 5 lần như thế. Nghĩ lại thấy mình thật vô trách nhiệm và có lỗi. Các nhà tuyển dụng chắc chắn là không bao giờ muốn những ứng viên như tôi ứng tuyển, vì mất thời gian lại không tuyển được người.

Phỏng vấn ở ngưỡng tuổi “băm”

Đi làm được vài năm, thêm bao nhiêu tuổi cũng là thêm bấy nhiêu năm kinh nghiệm làm việc. Khác với khi mới ra trường, đây là lúc người ta có thêm sự lựa chọn về nơi làm việc của mình.

Sự lực chọn về thu nhập và môi trường làm việc

Rồi tôi lập gia đình, cuộc sống của người độc thân với người có gia đình có rất nhiều sự khác biệt. Lúc này khi lựa chọn công việc, bạn thường sẽ ưu tiên về thu nhập và môi trường làm việc. Vì vậy, tôi lại tiếp tục công cuộc nộp hồ sơ – thi viết – phỏng vấn quen thuộc ngày nào nhưng với sự lựa chọn kỹ càng hơn. Vị trí ứng tuyển bây giờ là một công việc của một trong những ngân hàng thuộc hàng “Big 4 Bank” ở Việt Nam, một công việc nhiều người mong ước và mức thu nhập đã được khẳng định trên thị trường.

Sự lựa chọn dành cho gia đình

Rồi tôi có cháu, công việc cũ cho tôi môi trường làm việc ổn định và mức thu nhập khá. Tuy nhiên, do đặc thù công việc tôi lại thường xuyên phải đi công tác, ít thì một tuần, nhiều thì một tháng, hai tháng. Nhà neo người, từ lúc vợ tôi mang bầu đến khi sinh cháu, thời gian tôi có mặt ở nhà để chăm sóc vợ con rất ít.

Vì vậy, tôi quyết định chuyển việc. Đến tận bây giờ nhiều người vẫn thắc mắc với quyết định chuyển việc mới của tôi. Tuy nhiên, quyết định của mỗi người trong cuộc sống đều gắn với những lựa chọn và chi phí cơ hội phải đánh đổi. Với tôi, chi phí cơ hội có cao thật đấy, nhưng tôi chọn gia đình, và tôi không hối tiếc.

Lời kết:

Hiện tại tôi đã tìm được việc làm cho phép tôi có thể ở bên gia đình như mong muốn. Qua nhiều lần chuyển việc thành công tôi xin chia sẻ 3 cách để thành công trong các buổi phỏng vấn:

Phải có sự khác biệt:

Bạn có thể tham khảo nhiều nguồn khác nhau liên quan đến phỏng vấn xin việc, tuy nhiên, nếu như tất cả các ứng viên đều có những câu trả lời như nhau thì rất khó cho bạn nếu muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Kinh nghiệm phỏng vấn của tôi là, tham khảo những câu trả lời đã có và tự tìm ra cho mình câu trả lời khác biệt và phù hợp nhất với CV của bản thân.

Suy nghĩ và chuẩn bị trước những câu hỏi phỏng vấn:

Do mỗi vị trí, công việc đều có đặc điểm, yêu cầu tuyển dụng riêng, nên không thể có khuôn mẫu câu hỏi nào cho mỗi vị trí. Vì vậy theo kinh nghiệm phỏng vấn, bạn cần nghiên cứu thật kỹ yêu cầu của công việc và tự đặt cho mình những câu hỏi phỏng vấn có thể hỏi rồi tìm câu trả lời khác biệt nhất.

Chủ động nêu ý kiến/hiểu biết về vị trí tuyển dụng:

Nếu nhà tuyển dụng không hỏi, bạn cũng có thể chủ động trình bày những chuẩn bị của mình – đây là sự khác biệt và ấn tượng của riêng bạn. Chẳng hạn, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí chuyên viên phát triển sản phẩm thẻ trong ngân hàng, bạn có thể trình bày các ý tưởng về sản phẩm mới hiện nay chưa xuất hiện trên thị trường hoặc đã phát triển thành công ở ngân hàng khác nhưng chưa có ở đây.

Bạn sẽ ghi điểm ở 3 điểm (i) Tìm hiểu kỹ vị trí công việc,  (ii) Tìm hiểu kỹ về công ty đang tuyển dụng và (iii) Khẳng định nếu được tuyển dụng, bạn có thể đáp ứng và đóng góp được cho công ty về nghiệp vụ chuyên môn.

Khi đó, thật khó để nhà tuyển dụng từ chối bạn.

Chúc các bạn có những buổi phỏng vấn thành công!

Chia sẻ từ bạn đọc đến từ Hà Nội

 

— HR Insider —
VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính đến chuyện lập gia đình. Hãy để VietnamWorks mách bạn...

Quiet Firing: Nhận diện hình thức "sa thải" âm thầm trong giai đoạn cuối năm

Sa thải âm thầm mang tính sát thương khá cao, nhất là vào giai đoạn cuối năm đầy biến động này. Bài viết dưới đây,...

Tặng quà Tết cho sếp và đồng nghiệp: Những “nguyên tắc ngầm” bạn cần biết

Tặng quà Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt, thể hiện sự trân trọng mối quan hệ đôi bên. Đặc...

Kịch bản trả lời lương tháng bao nhiêu khiến cô bác nhớ mãi

Câu chuyện về việc họ hàng, người quen hỏi: “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ không còn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Đó...

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng sau đó lại bị cuốn vào vòng xoáy công việc...

Bài Viết Liên Quan

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính...

Quiet Firing: Nhận diện hình thức "sa thải" âm thầm trong giai đoạn cuối năm

Sa thải âm thầm mang tính sát thương khá cao, nhất là vào giai đoạn...

Tặng quà Tết cho sếp và đồng nghiệp: Những “nguyên tắc ngầm” bạn cần biết

Tặng quà Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt, thể...

Kịch bản trả lời lương tháng bao nhiêu khiến cô bác nhớ mãi

Câu chuyện về việc họ hàng, người quen hỏi: “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ...

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers