adsads
các khoản giảm trừ khi tính thuế tncn
Lượt Xem 557

Thế nào là các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN? Và những khoản nào thỏa mãn điều kiện được giảm trừ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này dựa trên Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điều 15 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

1. Cơ sở pháp lý để xác định các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN 

Để xác định các khoản giảm khi tính thuế TNCN, đơn vị kinh doanh cần tham khảo các quy định pháp luật sau đây: Thông tư 111/2013/TT-BTC, Thông tư 92/2015/TT-BTC và Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14. Dựa trên các quy định này, có tổng cộng ba khoản giảm trừ thuế TNCN như sau:

  • Giảm trừ gia cảnh, bao gồm giảm trừ cho bản thân người nộp thuế và giảm trừ cho người phụ thuộc.
  • Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện.
  • Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo và khuyến học.

các khoản giảm trừ khi tính thuế tncn

Các khoản giảm trừ này sẽ giúp giảm bớt khoản thuế TNCN mà người nộp thuế phải trả, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh và đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

2. Có bao nhiêu khoản được giảm trừ thuế TNCN?

2.1 Khoản giảm trừ bản thân

Để có sức lao động để bán cho doanh nghiệp, chúng ta cần chi phí để tái tạo sức lao động. Hay nói cách khác, đó chính là các chi phí sinh hoạt cho bản thân người nộp thuế. Do đó, các khoản giảm trừ hay còn gọi là các khoản chi phí hợp lý cho mục đích tính thuế thu nhập cá nhân ở đây có khoản đầu tiên là khoản giảm trừ bản thân.

Các mức giảm trừ được tính như thế nào?

Mức giảm trừ bản thân của một người hiện nay đang là 9 triệu đồng/tháng/người. Chúng ta có thể thấy, dù các bạn có thu nhập hay không có thu nhập, các bạn vẫn tốn các chi phí sinh hoạt.

Do đó, số tháng được tính giảm trừ bản thân không phụ thuộc vào số tháng bạn có thu nhập. Khoản này chỉ phụ thuộc vào số tháng trong kỳ tính thuế của các bạn.

Ví dụ: 

Nếu như kỳ tính thuế của bạn là 12 tháng thì bạn sẽ được giảm trừ đủ 12 tháng. Như vậy, bạn sẽ được giảm trừ 9 triệu * 12 tháng = 108 triệu động/12 tháng.

2.2 Khoản giảm trừ cho người phụ thuộc

Theo quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN, người phụ thuộc ở đây phải thoả mãn một số điều kiện được giảm trừ như sau:

  • Là người mà người nộp thuế có trách nhiệm, nghĩa vụ phải trực tiếp nuôi dưỡng

Ví dụ: 

Với anh chị em ruột, thì nghĩa vụ nuôi dưỡng thuộc về bố mẹ. Nếu như bố mẹ vẫn còn thì trách nhiệm và nghĩa vụ vẫn chưa thuộc về người anh cả. Dù là các em vẫn còn đi học , chưa đủ độ tuổi lao động. Và bạn đã có thu nhập nuôi gia đình. Nhưng đó không thuộc trách nhiệm, nghĩa vụ của bạn thì sẽ không được tính vào khoản giảm trừ này.

  • Những người chưa đến độ tuổi lao động hoặc là không thể lao động. Ví dụ như trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật, bị mất ý thức,…không thể lao động
  • Nếu con trên 18 tuổi cần có 2 điều kiện phụ:
  • Đang học đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp
  • Có thu nhập không quá 1 triệu/tháng 

Mức giảm đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng (kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Ở đây, chúng ta có thể ý nghĩa của khoản giảm trừ cho người phụ thuộc một cách đơn giản như sau:

Những trường hợp được nhắc đến ở trên là các đối tượng chưa đủ độ tuổi lao động, hoặc không thể lao động. Như vậy, nếu người chịu thuế không nuôi, thì ngân sách nhà nước sẽ phải hỗ trợ, an sinh xã hội sẽ phải trợ cấp. Đó sẽ là một phần gánh nặng của ngân sách.

Do đó, quy định về thuế sẽ giảm trừ cho người chịu thuế khoản giảm trừ cho người phụ thuộc vì người chịu thuế đã giúp giảm bớt gánh nặng cho ngân sách và an sinh xã hội.

2.3 Các khoản từ thiện, khuyến học, nhân đạo

Các khoản từ thiện, khuyến học, nhân đạo cũng là một trong những khoản được miễn thuế TNCN. Nhằm mục đích khuyến khích phát triển các hoạt động nhân đạo, lá lành đùm lá rách.

Nhưng các khoản này phải thỏa mãn điều kiện: Các khoản từ thiện, khuyến học, nhân đạo này phải được đóng góp cho đúng đối tượng thỏa mãn các điều kiện được nhận từ thiện, khuyến học, các hoạt động nhân đạo trên. 

các khoản giảm trừ khi tính thuế tncn

  • Chi phí đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa được thành lập theo quy định của pháp luật.

Tài liệu để chứng minh là chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở.

  • Chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập. Và hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận.

Giấy tờ chứng minh là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.

2.4 Bảo hiểm bắt buộc: BHXH, BHYT, BHTN

Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, doanh nghiệp phải trích 21,5% chi phí doanh nghiệp vào Bảo hiểm theo lương, thêm vào đó là 10,5% trích từ lương của người lao động. 

Như vậy, doanh nghiệp phải trích và nộp cho Cơ quan BHXH 32%. Nộp cho Liên đoàn Lao động Quận, Huyện 2%. Doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn khoản phí này và được đưa vào chi phí tính thuế thu nhập cá nhân.

2.5 Quỹ hưu trí tự nguyện

Theo quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN, khi bạn tham gia vào quỹ hưu trí tự nguyện cũng sẽ được giảm trừ. Tuy nhiên, chỉ trong mức giới hạn không quá 1 triệu đồng/người trên 1 tháng

Ví dụ: Nếu bạn đóng 800.000 đồng/tháng vào quỹ hưu trí bạn sẽ được giảm trừ 800.000 đồng /tháng trong kỳ. Nhưng nếu bạn đóng 1.200.000 đồng/tháng thì chỉ được giảm trừ 1.000.000 đồng/tháng.

Trên đây là toàn bộ các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN được giải thích và trình bày một cách dễ hiểu nhất. Hãy nắm rõ các kiến thức về thuế và thu nhập cá nhân để đảm bảo quyền lợi của mình một cách tốt nhất.

Xem thêm: Để thành công phải trị dứt điểm tật: “cả thèm chóng chán”

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
RM là gì

RM là gì trong ngân hàng? Chi tiết công việc và tố chất cần có

Trong ngân hàng, vai trò của RM (Quản lý quan hệ) không chỉ là một vị trí công việc mà là một sứ mệnh, một...

Accountant là gì Mô tả công việc và bí kíp thành công trong nghề

Accountant là gì? Mô tả công việc và bí kíp thành công trong nghề

Accountant đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bất kỳ tổ chức nào. Họ là những người giữ chìa khóa cho kho...

co hoi nghe nghiep va thu nhap cua vi tri giam doc tai chinh

Giám đốc tài chính là gì? Cơ hội nghề nghiệp và thu nhập hiện nay của CFO

Chắc hẳn bạn đã nghe tới vị trí CFO rồi. Vậy bạn đã hiểu rõ về vị trí này chưa? Vai trò trách nhiệm của...

CIMA là gì

CIMA là gì? Ưu điểm và cơ hội nghề nghiệp khi sở hữu chứng chỉ CIMA

Nếu quan tâm đến chuyên ngành Tài Chính - Kế toán chắc hẳn bạn sẽ biết đến chứng chỉ CIMA. Đây là chứng chỉ danh...

ke toan noi bo la gi

Kế toán nội bộ là gì? Công việc, lương và các kỹ năng cần có

Kế toán là bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong mọi công ty, doanh nghiệp. Và tại mỗi đơn vị, kế toán nội...

Bài Viết Liên Quan
RM là gì

RM là gì trong ngân hàng? Chi tiết công việc và tố chất cần có

Trong ngân hàng, vai trò của RM (Quản lý quan hệ) không chỉ là một...

Accountant là gì Mô tả công việc và bí kíp thành công trong nghề

Accountant là gì? Mô tả công việc và bí kíp thành công trong nghề

Accountant đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bất kỳ tổ chức...

co hoi nghe nghiep va thu nhap cua vi tri giam doc tai chinh

Giám đốc tài chính là gì? Cơ hội nghề nghiệp và thu nhập hiện nay của CFO

Chắc hẳn bạn đã nghe tới vị trí CFO rồi. Vậy bạn đã hiểu rõ...

CIMA là gì

CIMA là gì? Ưu điểm và cơ hội nghề nghiệp khi sở hữu chứng chỉ CIMA

Nếu quan tâm đến chuyên ngành Tài Chính - Kế toán chắc hẳn bạn sẽ...

ke toan noi bo la gi

Kế toán nội bộ là gì? Công việc, lương và các kỹ năng cần có

Kế toán là bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong mọi công ty,...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers