adsads
Untitled design 2020 09 24T173147.278
Lượt Xem 5 K

Việc điều phối nhân viên đi theo một con đường định sẵn chẳng còn tác dụng gì nữa. Thay vào đó, hãy giúp nhân viên hiểu được điểm mạnh của mình là gì, và cách họ tận dụng thế mạnh ra sao để có thể phát triển con đường sự nghiệp cho chính bản thân mình. Trong một cuộc khảo sát gần đây, Aberdeen đã tìm ra rằng 83% các công ty đang chịu một tỉ lệ thấp mức độ nhân viên gắn bó với công việc. Kết quả khảo sát này không phải là một điều gì đó quá mới với mọi người, nhưng điều đáng ngạc nhiên ở đây lại nằm ở các nhà lãnh đạo – khó khăn lớn nhất của họ chính là thiếu khả năng xác định đâu là cách để thu hút nhân viên theo một cách có ý nghĩa nhất. Khi các nhà lãnh đạo đang loay hoay với vấn đề này, thì cũng là lúc công ty gánh phải một sự sụt giảm đáng kể trong năng suất làm việc, khả năng cải tiến sáng tạo, cũng như thời gian mà nhân viên tiếp tục với công việc của mình. Điều này khiến cho ta đặt câu hỏi: Liệu việc thu hút sự gắn bó của nhân viên có phải là điều mà các doanh nghiệp nên hướng tới?

Khảo sát trên cũng cho thấy rằng, các công ty đỉnh nhất trong lĩnh vực hiện nay có thể đạt được những kết quả kinh doanh tốt là nhờ vào việc xây dựng một môi trường làm việc sao cho thúc đẩy tiềm năng của từng cá nhân – thay vì chỉ chú trọng đến tỉ lệ gắn bó của nhân viên trên toàn tổ chức. Nói cách khác, các công ty này còn tiến xa hơn cả việc thu hút nhân viên, bằng cách khơi dậy khả năng trong mỗi con người.

Phương pháp này còn đồng nhất với xu hướng thứ tư trong báo cáo các xu hướng nhân sự mới nhất từ Deloitte: “Hãy thay đổi bằng cách trao quyền cho các cá nhân, giúp họ đạt được những trải nghiệm có giá trị, khám phá các vị trí công việc mới, và tiếp tục sáng tạo để cải thiện chính bản thân mình”. Tuy nhiên, 59% người tham gia khảo sát đã xếp hạng rằng, tổ chức của họ không thật sự hiệu quả, hoặc chỉ một phần nào hiệu quả trong việc hỗ trợ nhân viên tự kiểm soát sự nghiệp của riêng họ. Kết quả là, công ty không có các kế hoạch phát triển nhân sự chính là nguyên nhân chính của việc mất đi các nhân tài trẻ tuổi.

Các công ty nên làm gì để giữ chân nhân tài

Tất cả những điều này chính là yếu tố thúc đẩy các phương pháp phát triển con người theo một cách tổng thể nhất. Việc điều phối nhân viên đi theo một con đường thẳng tắp đã chẳng còn tác dụng gì nữa. Thay vào đó, hãy giúp nhân viên hiểu được điểm mạnh của mình là gì, và cách họ tận dụng thế mạnh ra sao để có thể phát triển con đường sự nghiệp cho chính bản thân mình.

Dưới đây là sáu lời khuyên hàng đầu, nhằm giúp các công ty giữ chân thành công nhân tài bằng cách chú trọng vào phương pháp khơi dậy tiềm năng trong mỗi con người.

Thay đổi lối tư duy quản trị của bạn

Nhiều năm nay, chúng ta đã quen với hình ảnh “lãnh đạo phục vụ” như là một kiểu hình mẫu phổ biến. Tuy nhiên, thay vì chỉ xem con người là người làm công ăn lương, thì việc thấu hiểu đồng nghiệp của mình bên ngoài công việc ra sao cũng không kém phần quan trọng. Chúng ta nên cố gắng phát triển lòng trắc ẩn và khả năng lắng nghe của bản thân, mà điều này ngược lại cũng sẽ giúp ta tạo ra được một bộ máy nhân sự một cách trọn vẹn nhất cho tổ chức mình. Muốn làm được điều này, bạn nên tìm tòi, đọc hiểu các tài liệu về cách hướng dẫn nghề nghiệp; hoặc thậm chí bạn cũng có thể tham gia vào các khóa học hỗ trợ nền tảng dành cho vai trò quản lý. Thông qua đó, bạn sẽ có thể phát triển nhân sự theo cách mà họ muốn, đồng thời thu hút nhiều nhân tài – từ quá trình đào tạo tuyển dụng, đến các bước đánh giá hiệu suất, và hơn thế nữa!

Làm việc có chủ đích

Với một sự bùng nổ của thế hệ Millennial, công việc hiện nay cần phải có ý nghĩa và được thúc đẩy bởi một mục tiêu nhất định. Các công ty có thể làm được điều này bằng cách đưa ra tầm nhìn rõ ràng, những nhiệm vụ mang tính tương tác cao, và đề xuất hướng đi đúng cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, nếu mọi người có cùng chung một tư tưởng, giá trị thì sẽ càng củng cố những hành vi tích cực mà công ty mong đợi. Giá trị càng minh bạch và vững mạnh, thì con người càng gắn bó và “đồng tâm hiệp lực” với nhau hơn.

Tạo dựng được những nhà lãnh đạo hiệu quả

Một trong những khó khăn lớn nhất mà các công ty đang đối mặt hiện nay, chính là đội ngũ những nhà quản lý kém hiệu quả: Những người chưa thật sự sẵn sàng với vai trò là nhà lãnh đạo, và do đó không đem lại kết quả khả thi nào cho doanh nghiệp. Công ty cần phát triển các quy trình sao cho ủng hộ những nhà quản lý lần đầu bước chân vào vai trò mang nhiều trách nhiệm, giúp họ trở thành những nhà lãnh đạo và cố vấn viên tốt hơn cho tương lai. Khi họ đã sở hữu những kỹ năng mềm và kỹ năng doanh nghiệp vững mạnh – từ đó nhóm làm việc của họ cũng sẽ phát triển theo, gia tăng tinh thần sở hữu, công việc hiệu quả chất lượng cao, và đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp theo một hướng tích cực nhất.

Các công ty nên làm gì để giữ chân nhân tài

Gia tăng sự đồng nhất và tính minh bạch

Ngoài kỹ năng lãnh đạo, các công ty cần giúp nhà quản lý của mình thúc đẩy được sự đồng nhất và tính minh bạch. Một trong những lí do lớn nhất khiến nhân viên nản lòng, chính là họ không biết mình đang làm gì, và tại sao mình lại làm như vậy. Các nhà quản lý có thể thay đổi điều này thông qua những buổi thăm hỏi thường xuyên với nhân viên của mình, giao tiếp đối thoại minh bạch, và đề ra mục tiêu rõ ràng cho các chiến lược mà công ty đang hướng tới.

Khuyến khích sự tín nhiệm

Không còn nghi ngờ gì nữa, tín nhiệm đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cách vận hành của các tổ chức hiện nay – tuy nhiên, dường như không phải ai cũng biết cách tín nhiệm như thế nào mới là đúng. Theo Socialcast, 69% nhân viên sẽ làm việc chăm chỉ hơn nếu họ được công nhận về các thành tích mà mình làm được. Không phải tiền thưởng nhiều hay các món quà xa xỉ; mà thứ đáng trân quý ở đây chính là cho nhân viên thấy rằng mình được trân trọng, “đúng người, đúng thời điểm”.

Phát triển và duy trì một nền văn hóa phản hồi

Theo sau sự tín nhiệm chính là phát triển một nền văn hóa phản hồi, tức là mọi người có quyền được biết rằng mình đang làm việc ra sao hàng ngày. Theo Gallup, 98% nhân viên sẽ không gắn bó với công ty nếu nhà quản lý không đưa cho họ những lời phản hồi, góp ý. Mọi người cũng nên được khuyến khích chia sẻ với nhau hàng ngày. Khi nhân viên đã quen với việc chia sẻ phản hồi và góp ý lẫn nhau này, thì cũng chính là lúc bạn đã thành công trong việc giúp nhân viên tự làm chủ cho chính con đường sự nghiệp của riêng họ rồi đấy.

Tất cả những chiến lược trên giúp gia tăng sự phát triển con người một cách bền vững. Khơi dậy con người cũng chính là giúp nhân viên tìm thấy chính bản thân mình, làm chủ sự nghiệp trên tiến trình ngày qua ngày cũng như đam mê lâu dài của họ. Các công ty càng hiểu sớm điều này, thì việc thu hút và giữ chân nhân tài cũng sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng thực hiện hơn đấy!

Đôi nét về tác giả

Bas Kohnke hiện đang là Giám đốc điều hành & Đồng sáng lập tại Impraise và Giám đốc điều hành tại GLEAN. Ngoài ra, Bas Kohnke đã từng đàm nhiệm vị trí Kế toán viên tại Amacom, The Amazing Company.

–HR Insider/Theo Fast Company–

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ...

Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers