Hiện nay không ít bạn vẫn đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm là Business Analyst (BA) hay Product Owner (PO), liệu 2 môn học này có gì khác nhau? Nhiều bạn nghĩ học BA có thể qua làm PO được và ngược lại nếu làm PO thì chắc làm được việc của BA hay được đồn thổi rằng “PO nhàn hơn” và “lương cao hơn”. Vậy những suy nghĩ này có đúng không? Cùng VietnamWorks tìm hiểu nhé!
Business Analyst là gì?
Đầu tiên, Business Analyst (BA) được dịch là “Chuyên viên Phân tích Kinh doanh” nhưng ở Việt Nam mọi người thường dùng cách gọi phổ biến hơn là “Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ”. Đúng như tên gọi, trách nhiệm chính của vị trí BA là phân tích và đánh giá toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty để xác định vấn đề cần cải thiện, từ đó đề xuất hướng giải quyết cụ thể. BA có thể làm việc trực tiếp với khách hàng/stakeholder để nhận đóng góp ý kiến, sau đó chuyển thông tin về team nội bộ để xử lý. Ngoài ra BA còn đảm nhận vai trò viết và quản lý tài liệu kỹ thuật.
Nói một cách dễ hiểu, thì Business Analyst giống như những người kiến trúc sư, tạo ra các bản vẽ phần mềm, và sau đó sẽ có các thành viên khác thực hiện bản vẽ đó.
Trách nhiệm của một Business Analyst
Đúng như tên gọi, trách nhiệm chính của vị trí BA là phân tích và đánh giá toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty để xác định vấn đề cần cải thiện, từ đó đề xuất hướng giải quyết cụ thể. BA có thể làm việc trực tiếp với khách hàng để nhận đóng góp ý kiến, sau đó chuyển thông tin về team nội bộ để xử lý. Ngoài ra BA còn đảm nhận vai trò viết và quản lý tài liệu kỹ thuật.
Product Owner là gì?
Theo chia sẻ từ anh Nguyễn Đức Đông Hiếu, Product Owner tại Chợ Tốt, vị trí Product Owner (PO) là “người ‘sở hữu’ sản phẩm”. Họ chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề của end-user, từ đó vận hành và cải tiến sản phẩm để đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty.
Dù ở công ty product hay công ty outsourcing thì Product Owner cũng là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến các tính năng của sản phẩm. Họ phải có tầm nhìn dài hạn, phải hiểu rất rõ về sản phẩm của mình và luôn đặt mình vào vị trí của end-user trước khi đưa ra quyết định.
Vai trò của một Project Owners
Nhiệm vụ chính xác của người quản lý dự án sẽ phụ thuộc vào tổ chức, lĩnh vực hoạt động của tổ chức và các loại dự án mà PM được giao nhiệm vụ giám sát. Nhưng xét trên mặt bằng chung, tất cả các nhà quản lý dự án sẽ chia sẻ trách nhiệm về những gì thường được gọi là “vòng đời dự án”, bao gồm năm giai đoạn (hoặc quy trình) là:
- Khởi xướng
- Lập kế hoạch
- Thực thi
- Giám sát và kiểm soát
- Kết thúc
Trên thực tế, 5 giai đoạn này không thể được coi là 5 bước, thay vào đó, đây là những quy trình mà các nhà quản lý dự án sẽ phải liên tục quay lại làm trong suốt vòng đời của một dự án.
Vậy 2 vị trí này khác nhau ở điểm nào?
Về tính chất công ty
Đa phần BA sẽ làm việc ở các công ty outsourcing còn PO thì làm ở các công ty sản phẩm.
Công ty outsource họ phải đi kiếm dự án về, kiếm càng nhiều càng tốt. Mỗi dự án mỗi khác nhau, mỗi dự án là một khách hàng (người trả tiền cho cty để làm dự án mà họ mong muốn như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý bán hàng, ERP, vân vân). Mấy phần mềm này làm xong họ có thể sử dụng cho nội bộ (ví dụ mấy bệnh viện hay ngân hàng hay thuê cty outsource để viết phần mềm cho họ), hoặc họ đem sản phẩm này đi bán tiếp cho nhiều khách hàng khác nữa.
Product thì khác, họ làm cho công ty về sản phẩm.
Một công ty sản phẩm có thể có một hoặc nhiều sản phẩm (Grab thì có Grab car, Grab bike, Grab food, etc..), một PO có thể ôm một hay nhiều sản phẩm tùy thuộc vào yêu cầu của công ty.
Hiểu thị trường
Đặc trưng của PO là ở chỗ này. Nhiệm vụ chính của PO chính là phải hiểu được cái sản phẩm mình đang làm cho thị trường nào, người dùng nào, thị trường đó muốn gì, cần cái gì, đối thủ có những ai. Để cuối cùng là phải đảm bảo được sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu, đem về lợi nhuận cho cty.
Còn đối với BA, BA sẽ phải quan tâm Khách hàng của mình là ai và người đó thực sự muốn gì. BA có thể đi sâu vào việc hiểu vì sao Khách hàng của mình muốn cái đó, rồi từ đó thậm chí có thể tư vấn thêm giải pháp cho khách hàng đó.
Xem thêm: Công thức đóng góp ý tưởng được Sếp tin tưởng?
Định nghĩa XONG (Definition of DONE)
Đối với BA, một sản phẩm xong tức là khi BA test tiết xong, làm demo cho khách hàng, khách hàng hài lòng, và release lên môi trường production.
PO thì là giai đoạn sau, PO cần là outcome sâu khi cái sản phẩm đó release, bao nhiêu người xài, user bị drop ở bước nào, tỉ lệ adoption bao nhiêu, v..v… PO và team gần như phải monitoring liên tục mấy con số này, có fail cũng phải biết lý do tại sao fail, để từ đó tiếp tục revise tính năng cho tốt hơn. Đó là còn chưa kể, PO và team còn phải tính toán coi release như thế nào (Go to Market Strategy), làm sao để người dùng biết đến tính năng đó, làm sao và làm sao.
Scope
Cũng như BA, PO cũng quản lý danh sách các tính năng, quản lý backlog, quản lý roadmap. Tuy nhiên, khác nhau ở chỗ, nếu PO trong quá trình monitor kết quả của sản phẩm, ảnh thấy phát sinh một nhu cầu nào đó (ví dụ khách hàng cần thêm tính năng nhớ tài khoản ngân hàng), nhiệm vụ của ảnh là note cái đó lại vào backlog để xem có nên làm tính năng đó hay không…
Còn BA, mục tiêu là đáp ứng đúng scope của khách ảnh muốn, nếu có phát sinh thêm tính năng mà BA nghĩ là cần thiết, thì phải thông qua ý kiến khách hàng xem có nên làm hay không.
Hi vọng thông qua góc nhìn của “người nhà nghề”, các bạn đã hình dung được phần nào những đặc điểm của 2 nghề Business Analyst (BA) và Product Owner (PO). Hãy nhớ rằng không có “nghề nào xịn” mà chỉ có cách bạn làm nghề sao để mình trở nên “xịn” thôi nhé. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề sau:
- C Level Là Gì? Giải thích về các vị trí điều hành cấp cao trong doanh nghiệp
- Game Tester: Công việc kiểm thử game và những kỹ năng cần có
- Game Developer Là Gì? Tìm hiểu về lập trình viên game và quy trình phát triển game
- Chỉ Số Sq Là Gì? Khám phá chỉ số thông minh xã hội (SQ) và tầm quan trọng của nó
- Debug Là Gì? Quy trình gỡ lỗi và khắc phục sự cố trong lập trình
- Game Designer: Vai trò và nhiệm vụ của nhà thiết kế game
- Co Founder Là Gì? Khái niệm đồng sáng lập và tầm quan trọng trong khởi nghiệp
- Vfx Là Gì? Hiệu ứng hình ảnh (VFX) trong phim và video
- Spec Là Gì? Hiểu về thông số kỹ thuật và vai trò của chúng trong phát triển sản phẩm
- Dashboard Là Gì? Công cụ trực quan hóa dữ liệu và theo dõi hiệu suất
- Master Là Gì? Ý nghĩa của ‘Master’ trong nhiều lĩnh vực khác nhau
- Cgi Là Gì? Hiệu ứng đồ họa máy tính và vai trò trong công nghệ phim
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.