1. Sếp quá thân thiện
Ai cũng muốn trở thành một người sếp tâm lý, thân thiện trong mắt nhân viên, điều sẽ giúp nhân viên thoải mái và hạnh phúc hơn khi làm việc. Tuy nhiên vì quá thân thiết nên đôi khi bạn sẽ khó đưa ra các quyết định liên quan đến nhân viên, một số người còn có thể lợi dụng mối quan hệ cho mục đích không chân chính.
Điều này không có nghĩa là bạn không nên giao lưu với nhân viên tuy nhiên bạn nên cân bằng giữa việc trở thành bạn và trở thành một người quản lý. Hãy đặt ranh giới nhất định giữa mình và các thành viên trong nhóm để nhân viên vẫn kính trọng và nghe theo lời hướng dẫn.
2. Hiểu sai vai trò của lãnh đạo
Một khi bạn trở thành một nhà lãnh đạo hoặc quản lý, trách nhiệm của bạn sẽ rất khác so với những trách nhiệm mà bạn từng đảm nhận trước đây. Bạn phải sử dụng nhiều kỹ năng quản lý khác ở tầm cao hơn để mang lại hiệu quả. Ví dụ bạn từng làm nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao, nếu ở vị trí quản lý bạn không chỉ giỏi về kỹ thuật mà cần phải có những kỹ năng khác: hoạch định, kiểm soát, thực thi, đào tạo, tạo động lực, quản lý thời gian…
3. Trở thành sếp nghiêm khắc chứ đừng trở thành sếp chuyên quyền
Một vị sếp nghiêm khắc sẽ đưa nhân viên vào những khuôn khổ nhất định để định hướng nhân viên theo chiều hướng tích cực và chỉ dạy cho họ những điều còn thiếu sót
Tuy nhiên một vị sếp chuyên quyền là người có thể đặt ra những deadline vô lý và thậm chí là những nhiệm vụ bất khả thi. Người sếp này đôi khi còn phá vỡ những nguyên tắc để đưa nhân viên vào những tình huống khó xử và gây cản trở trong công việc.
4. Không gương mẫu
Nếu bạn gọi điện thoại cá nhân trong giờ làm việc hay có những lời lẽ không hay về Giám đốc Điều hành, liệu bạn có mong đợi nhân viên của bạn có hành động tương tự? Chắc chắn là không.
Hãy nhớ rằng bạn là một nhà lãnh đạo, bạn cần là một hình mẫu cho nhân viên của mình. Ví dụ nếu nhân viên của bạn phải ở lại đến muộn để giải quyết công việc thường xuyên, hãy cùng ở lại với họ. Hay công ty của bạn có quy định không ăn vặt tại chỗ làm việc, hãy đi khu vực ăn uống trong mỗi giờ nghỉ. Tương tự đối với thái độ, nếu bạn là một người tiêu cực thì bạn không thể mong đợi những nhân viên của mình sẽ có thái độ tích cực được. Chính những hành động mà bạn tạo ra cũng sẽ là thước đo để nhân viên đánh giá và thực hiện.
5. Quá lạnh lùng, xa cách
Điều này chỉ khiến bạn và nhân viên ngày càng trở nên xa cách. Liệu bạn có thể mong đợi nhân viên sẽ nỗ lực và cố gắng vì mục tiêu bạn đạt ra hay không khi bạn không nỗ lực để họ thấy được bạn cũng đang nỗ lực vì họ.
Bỏ túi ngay những “bí quyết” mà VietnamWorks đưa ra trong bài viết trên để có thể trở thành một người sếp được nhân viên yêu quý và mang lại được hiệu quả cao bạn nhé. Chúc bạn thành công!
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.