Lúc này trách nhiệm của bạn không chỉ nằm ở việc phát triển kỹ năng chuyên môn (Professional Skills) mà còn là nỗ lực không ngừng để nâng cấp bản thân ở nhiều khía cạnh khác. Tư duy quản trị công việc hiệu quả, thái độ dúng đắn với nghề nghiệp,… chính là những gì bạn cần phải rèn luyện để chuẩn bị cho một nấc thang mới của sự nghiệp: Trở thành một người quản lý, một “team leader”. Đây cũng chính là lúc bạn cần đối chiếu lại với bản thân: Liệu đến thời điểm hiện tại, năng lực của mình đã đủ để nhận lãnh trách nhiệm mới này?
1. Trước khi trở thành một người quản lý tốt, hãy là một nhân viên xuất sắc
Vì một vài nguyên nhân, một nhà quản lý đôi lúc không cần kỹ năng chuyên môn thành thạo, thay vào đó họ tập trung vào công việc quản trị và đảm bảo chất lượng tiến độ công việc cùng phát triển con người. Tuy nhiên, một nhà quản lý tốt nên lấy xuất phát điểm của mình là một nhân viên thạo nghề, giỏi giang. Đây được xem là bước đi an toàn, chắc chắn nhất khi bạn vừa am hiểu được bản chất & yêu cầu công việc, vừa phát triển được thêm kỹ năng quản lý của mình. Chưa kể, là một người quản lý, sẽ có những lúc bạn phải nhảy vào công việc của cấp dưới và chính lúc này đây, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp bạn “gỡ rối tơ lòng” những cô/anh chàng Junior.
2. Không ngừng nâng cấp bản thân sau giờ làm việc
Sự nghiệp và mức độ thành công trong sự nghiệp của bạn phụ thuộc vào những gì bạn làm sau 6 giờ tối. 8 tiếng nơi công sở (hoặc có thể hơn) là nơi bạn giải quyết những công vịệc của một tập thể tổ chức lớn. Sau giờ công sở, đây mới chính là thời điểm để bạn có thể toàn tâm giải quyết những vấn đề của bản thân mình. Hãy tận dụng tốt quỹ thời gian để đọc thêm các quyển sách về nghệ thuật quản trị & lãnh đạo đến từ các tác giả như Peter Drucker, Brian Tracy, Robin Sharma, … để có 1 cái nhìn toàn diện hơn về công việc của một người quản lý.
3. Quản trị còn là việc phát triển năng lực con người
Yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu của một nhà quản lý chính là kỹ năng quản trị con người. Một nhà quản lý tốt phải là một người hiểu được câu chuyện đằng sau từng biểu thị cảm xúc của nhân viên, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhất để trung hoà giữa tiến độ công việc và mối quan hệ công sở. Hãy tạo nên những tác động tích cực thông qua các cử chỉ, hành động lời nói thay vì sử dụng các chế tài áp bức.
4. Sự chủ động luôn là điều tiên quyết
Trở thành người quản lý, bạn sẽ không còn cơ hội để được cầm tay chỉ việc như những ngày tập tành bước chân vào nghề. Giờ đây, mọi việc đều xoay quanh 2 chữ: “Chủ động” (Pro – Active). Sự chủ động giờ đây phải đến từ cả 2 phía: Chủ động nhận việc từ hàng lãnh đạo của công ty và chủ động phân bố công việc phù hợp cho những người cấp dưới của mình. Đừng quên rằng: Người quản lý suy cho cùng vẫn là một nhân viên dày dạn kinh nghiệm và có tư duy về quản trị. Trên họ vẫn còn những người lãnh đạo và hơn ai hết, những nhà quản lý còn đóng vai trò như một trợ lý điều hành cho các “sếp” của mình.
Nếu đã cảm thấy mình đủ năng lực, giờ đây bạn sẽ có 2 sự lựa chọn: Đề xuất với cấp trên trong đợt đánh giá năng lực sắp tới, hoặc tìm một bến đố mới với những trải nghiệm và thử thách tại kênh tuyển dụng “Việc làm cấp quản lý” của VietnamWorks. Một dự án hoàn toàn mới, với những lợi ích thiết thực mang đến cho các nhà quản lý tương lai:
- Tổng hợp những công việc dành cho cấp bậc từ quản lý trở lên
- Tăng cường cơ hội tiếp cận với nhiều doanh nghiệp lớn & đa quốc gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của bạn
- Những lợi ích và phúc lợi dành riêng cho cấp quản lý
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.