adsads
3 1200x900 1
Lượt Xem 13 K

Ngồi lê đôi mách, nói xấu cấp trên hoặc đồng nghiệp

Bạn Minh Châu cho hay “ Tôi đi làm ở công ty được hơn 1 năm. Mà cũng không thân thiết với đồng nghiệp cho lắm. Tôi vốn là một người trầm tính, ít nói mà đồng nghiệp lại hay “buôn dưa lê , bán dưa chuột” toàn bàn tán nói xấu cấp trên hay đồng nghiệp. Do đó, tôi cũng ngại tham gia vào những cuộc nói chuyện như vậy”

Khi giao lưu, nói chuyện với đồng nghiệp từ từ sẽ trở nên thân thiết, có bạn đồng hành trong công việc. Nhưng tụm lại nói xấu người khác là không nên, sẽ ảnh hưởng đến công việc của bạn cũng như cách nhìn của người khác về bạn. Bạn nên biết rằng, càng ít “nhiều chuyện” bạn sẽ ít gặp những rắc rối “dở khóc, dở cười”. Xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, không có nghĩa là bạn phải hỏi thăm gia đình của họ thường xuyên.

Chơi xấu đồng nghiệp

Ganh ghét, đố kị khi đồng nghiệp của mình được Sếp khen, được lên lương, lên chức, đó là điều khó tránh khỏi ở chốn công sở. Ngày trước, Khánh Linh một cô nhân viên sale tại công ty có tiếng ở Hà Nội. Cô là một người làm việc có trách nhiệm, luôn hết mình vì công việc, lúc nào cũng làm việc vượt target mà Sếp đặt ra. Đồng nghiệp nhiều người không thích, lại chơi xấu, để làm mất mặt cô. Khi biết đồng nghiệp làm những việc như vậy, Khánh Linh đã khóc rất nhiều. Cô chia sẻ: “Em buồn và khóc rất nhiều. Không nghĩ những người mà mình thân thiết, chuyện vui buồn gì cũng kể cho nghe mà lại như vậy. Lúc đó, em chỉ nghĩ đến việc nghỉ làm thôi. Chứ đi làm mà như vậy, em không chịu nổi. Do tính em trước giờ không biết hơn thua, ai làm được việc, được Sếp khen thì mình mừng.”

Ma cũ bắt nạt ma mới

Không biết từ đâu mà mọi người tự tạo ra luật người làm lâu hơn sẽ có quyền sai khiến, yêu cầu người mới. Những bạn mới vào công ty, có tâm lý chung là muốn làm quen với mọi người, nên ai nhờ bảo việc gì là làm ngay. Chứ không lại gây mất thiện cảm với đồng nghiệp và bị nói là không hòa đồng. Như Quốc Bình một cậu thanh niên 

mới ra trường, được vào làm tại một công ty chăn nuôi ở Đồng Nai. Biết thân biết phận mình là người mới, muốn hòa nhập với công ty nên nhờ gì Bình cũng làm. Lúc đầu, Bình thấy bình thường, câu ta nói: “Có gì to tác đâu ạ, anh chị trong công ty nhờ vả tí có sao đâu”. Cậu toàn bị kêu đi pha nước, rót trà, in tài liệu dù công việc của cậu là ở phòng Marketing. Càng về sau , Bình càng tự nhủ: “Tại sao mình lại làm những công việc này ? Đó đâu phải việc của mình. Việc của mình mình làm còn chưa xong nữa”. Việc này khiến Bình rất khó xử và không biết từ chối khi ai đó nhờ làm những việc như vậy.

Dù làm việc trong bất kỳ môi trường nào, cũng không nên có tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới”. Đặc biệt là ở môi trường công sở, toàn những bạn có ăn có học, hãy nên cư xử một cách văn minh. 

Chia bè kéo phái

Quản trị xung đột nơi công sở - đã đến lúc nhà lãnh đạo lên tiếng

Môi trường công sở cũng giống như một “xã hội” thu nhỏ. Nên sẽ có người tính này, tính kia, sẽ có sự đụng chạm, không ưa nhau. Có nhiều nhân viên sẽ lôi kéo nhiều người về phe của mình.  Làm cho nội bộ công ty lục đục, chia rẽ nội bộ, làm mất tình đoàn kết vì lợi ích riêng của mình. Đây vấn đề nhức nhối khiến các nhà lãnh đạo phải đau đầu. Thúy Hằng – giám đốc của chuỗi Spa có tiếng ở Sài Gòn chia sẻ: “Môi trường làm việc nhân viên toàn là chị em phụ nữ nên việc ganh ghét, chia bè kéo phái là xảy ra như cơm bữa. Bản thân là một người lãnh đạo, chị rất đau đầu khi những chuyện không hay như vậy xảy ra”. 

Mục tiêu đi làm của mỗi người là để phát triển bản thân, sự nghiệp, học hỏi, tích lũy thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm và quan trọng là kiếm tiền trang trải cho cuộc sống. Nên làm ơn các bạn đừng rời xa mục đích của mình, mà hãy tập trung vào mục tiêu của mình. Đừng để nào ngày nào đó bị cho thôi việc một cách oan uổng. Đó là những chia sẻ của chị Thu Thúy với nhân viên của mình trong buổi họp hằng tuần. 

Nịnh sếp

Nhiều bạn lấy lòng Sếp để được thăng tiến trong công việc. Đây là kỹ năng mềm mà không phải ai cũng có được. Thảo Anh chia sẻ lúc mới vào công ty, cô thấy một số đồng nghiệp thường hay “nịnh sếp” để được giao những nhiệm vụ trọng điểm cuả công ty. Thực lực của họ thì hạn, nên họ không thể nào sắp xếp, quán xuyến công việc một cách tối ưu. Khiến cho Sếp rơi vào tình huống khó xử, không biết phải làm sao vì đã lỡ “giao trứng cho ác”. Các bạn thấy không, không có thực lực thì để lại tai hại rất lớn. Đi lên bằng chính thực lực của mình sẽ được mọi người tôn trọng và yêu mến.

Chỉ biết một mình mình

Có nhiều bạn, khi cần sự giúp đỡ của đồng nghiệp để công việc được trơn tru thì chạy khắp nơi để nhờ vả. Nhưng ngược lại, khi mọi người nhờ hỗ trợ một tí thì lại than bận, không có thời gian, cái đó nằm ngoài khả năng. Bạn nên suy nghĩ lại, đi làm đồng nghiệp phải biết hỗ trợ nhau để cùng phát triển công ty. Ngoài ra cũng có được thiện cảm trong mắt của Sếp và đồng nghiệp. Bỏ tính ích kỷ, nhỏ nhen ấy đi nha, hãy biết sống vì mọi người.

 

>> Xem thêm:Lần đầu làm quản lý: Đâu là thách thức cần vượt qua?

— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là một tình huống khó xử, đặc biệt khi bạn cần giải thích với sếp về sự không hoàn thành mục tiêu. 

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không gian làm việc lành mạnh, hiệu quả. 

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà còn là lúc mọi người mong đợi những khoản thưởng Tết – phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực đã qua.

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới, bạn lại cảm thấy một nỗi lo lắng dâng lên trong lòng. 

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần dần mất đi sự nhiệt huyết và thậm chí biến thành một “phiên bản khác” – cẩn trọng hơn, ít tin tưởng hơn, và đôi khi sẵn sàng làm những điều trái ngược với giá trị ban đầu của mình. 

Bài Viết Liên Quan

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là một tình huống khó xử, đặc biệt khi bạn cần giải thích với sếp về sự không hoàn thành mục tiêu. 

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không gian làm việc lành mạnh, hiệu quả. 

Kịch bản thưởng Tết 2024: cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc

Mỗi dịp Tết đến, không chỉ là thời gian sum vầy bên gia đình, mà còn là lúc mọi người mong đợi những khoản thưởng Tết – phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực đã qua.

Áp lực công việc cuối năm đè nặng, tôi càng mất dần niềm vui đón Tết sớm

Chỉ chưa đầy 3 tháng nữa là Tết, nhưng trong khi mọi người xung quanh đang háo hức với những kế hoạch đón năm mới, bạn lại cảm thấy một nỗi lo lắng dâng lên trong lòng. 

Đâu là điều nhân viên dễ bị "dạy hư" bởi văn hóa doanh nghiệp độc hại?

Khi làm việc trong một văn hóa công sở độc hại, không ít người dần dần mất đi sự nhiệt huyết và thậm chí biến thành một “phiên bản khác” – cẩn trọng hơn, ít tin tưởng hơn, và đôi khi sẵn sàng làm những điều trái ngược với giá trị ban đầu của mình. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers