adsads
shutterstock 2170471143 2
Lượt Xem 4 K

Có một người sếp thân thiện, cởi mở thì tốt thật đấy, nhưng nếu như sếp nói nhiều thì lại là chuyện không vui vẻ gì. Bởi vì khi bạn bị cuốn vào những câu chuyện không hồi kết như thế, bạn không thể hoàn thành được công việc của mình. Đối phó người sếp nói quá nhiều có thể là một tình huống khó khăn. Nhưng khi bạn thích nghi với người quản lý nói nhiều của mình, bạn sẽ có một số mẹo để giúp cuộc sống ở văn phòng của bạn dễ dàng hơn nhiều.

Hãy đề cập tới vấn đề thời gian với sếp

Nếu bạn có công việc cần giải quyết và mỗi lần bạn định hỏi lấy ý kiến của sếp về một vấn đề nào đó, thì bạn nên nhấn mạnh với sếp rằng trong khoảng thời gian này sẽ khó có thể kể chuyện được với nhau, vậy nên hãy đề cập tới thời gian nhất định trước khi bắt đầu trò chuyện. 

Sếp thân thiện là điều ai cũng hằng mong ước, nhưng sở thích trò chuyện của sếp có thể khiến bạn không thể tiếp tục quay trở lại công việc. Vì thế, bạn cần nên biết thông tin về lịch trình làm việc của sếp. Sau đó, nhắc họ về thời gian mà công việc cần giải quyết, chắc chắn họ sẽ suy nghĩ về công việc của mình và chấm dứt cuộc trò chuyện, bắt tay vào công việc của họ.

Ví dụ như: sếp của bạn còn 1 tiếng nữa bắt đầu vào buổi họp, bạn chỉ cần nhắc về việc 1 tiếng sếp sẽ có buổi họp nhưng xin sếp cho bạn 15 phút để trả lời một câu hỏi nhanh. Hãy nhắc về vấn đề một cách khéo léo và ngẫu nhiên, chắc chắn người quản lý sẽ đưa ra câu trả lời chính xác thay vì họ dùng cả toàn bộ thời gian để nói chuyện.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Cách sử dụng một số ngôn ngữ cơ thể cũng là một cách truyền đạt khéo léo giúp bạn đạt được vấn đề một cách nhanh chóng. Trước khi bước vào văn phòng của sếp, bạn cần xác định bạn có thời gian để trò chuyện với sếp không. Sau khi xác định được vấn đề của mình và vào văn phòng của sếp, bạn có thể lựa chọn đứng yên thay vì ngồi xuống chiếc ghế đối diện với sếp. Bởi vì khi ngồi xuống, đây có thể coi là dấu hiệu của việc bạn có nhiều thời gian cho việc trò chuyện. Nếu bạn đứng thì điều này thể hiện rằng bạn hơi vội vàng, bạn chỉ cần xin ý kiến từ sếp và đi thực hiện luôn.

Nếu như bạn tham gia vào cuộc trò chuyện và cuộc trò chuyện ngày càng kéo dài hơn, bạn nên hơi dịch chuyển chỗ ngồi hoặc bắt chéo chân, vì điều này thể hiện bạn không có hứng thú với chủ đề này và cần chuyển đổi sang vấn đề khác. Hoặc bạn có thể lựa chọn việc đóng sổ tay và máy tính lại, báo hiệu cho việc bạn cần chuẩn bị rời đi và cuộc trò chuyện này cũng cần đi tới hồi kết.

Gửi tin nhắn (email) khi có thể

Nhắn tin hay gửi email không phải là biện pháp lý tưởng cho những hướng dẫn phức tạp hay những vấn đề cần trả lời nhiều câu hỏi, tin nhắn cũng không phải là phương thức liên lạc hợp lý bởi nhiều khi tin nhắn của bạn có thể bị chìm trong hàng chục tin nhắn khác. Tất nhiên, nếu bạn không muốn đối mặt với cuộc trò chuyện kéo dài liên miên, bạn có thể lựa chọn đến phương thức gửi tin nhắn hoặc gửi email.

Trước tiên, bạn cần sắp xếp những câu hỏi, vấn đề cần được xin ý kiến từ sếp trong email và bạn sẽ ít phải đối mặt với suy nghĩ quanh co từ sếp kèm theo là những câu chuyện dài không hồi kết, thậm chí bạn còn phải trả lần nhiều lần cho câu hỏi từ sếp :” Câu hỏi của bạn là gì?”.

Chia sẻ bạn cần có công việc gấp xử lý

Là một nhân viên ở dưới quyền của sếp, bạn khó có thể đưa ra yêu cầu với sếp bạn đừng nói nữa hoặc cắt ngang câu chuyện. Vậy nên, việc cần làm là bạn cần cho người quản lý biết bạn còn có những công việc khác chưa hoàn thành và cần xử lý chúng trong hôm nay. Bạn có thể nói chuyện với sếp và phàn nàn rằng mình có những nhiệm vụ chưa được hoàn thành và bạn cần xử lý chúng sớm nhất có thể. 

Trong trường hợp này, khi thời gian khá hạn chế , sếp có thể biết cân nhắc đến vấn đề thiệt hơn và để bạn tập trung vào công việc. Tuy nhiên, bạn cũng cần nói chuyện một cách khéo léo thay vì quá thẳng thắn. Sự tinh tế của bạn sẽ được sếp đánh giá cao hơn và tránh việc sếp tự ái khiến mối quan hệ của bạn và sếp trở nên căng thẳng và khó xử.

Việc có người sếp thân thiện là điều tuyệt vời vì họ có thể là đối tượng đưa bạn nhiều thông tin hữu ích, hoặc là người bạn trò chuyện tuyệt vời. Nhưng chính bởi điều này cũng có thể làm bạn gián đoạn công việc cần hoàn thành của mình. Dù bạn không thể cắt ngang hoặc thẳng thừng từ chối, nhưng bạn có thể quản lý tốt được tình huống dựa vào những cách làm mà bạn có thể tham khảo ở ngay trên!

Xem thêm: Cách giải quyết khi phát sinh mâu thuẫn với nhân viên

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers