Tuy nhiên, theo ông Nhạ, không phải sinh viên nào ra trường cũng có việc làm ngay, kể cả trường đại học danh tiếng Harvard cũng vậy. Bởi các sinh viên sau khi ra trường cần có thời gian để tìm việc, trải nghiệm thực tế. Và nếu ai chưa đáp ứng với nhu cầu công việc cần có thời gian đào tạo lại.
Vấn đề hiện nay không phải là đào tạo mà là đào tạo thêm. Hiện có 300.000 sinh viên ra trường hàng năm thì 80% có việc làm, mỗi năm có 60.000 em thất nghiệp. Như vậy 5 năm cần phải giải quyết việc làm cho 300.000 sinh viên, là con số rất lớn.
Theo người đứng đầu ngành giáo dục, hiện nay số sinh viên có việc làm là những trường top trên, có bề dày lịch sử, trong khi nhiều sinh viên thất nghiệp thường ở những trường top dưới, mới thành lập, điều kiện giảng dạy chất lượng yếu.
Sắp tới, Bộ sẽ thắt chặt theo hướng phân hiệu hoặc trở thành thành viên của các trường top trên. Học đại học không nhất thiết phải gần nhà nên các trường sẽ được quy hoạch lại theo hướng trung ương, vùng miền thay vì địa phương hiện nay.
Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ siết chặt chất lượng đầu ra, chứ bấy lâu nay chúng ta chỉ quan trọng đầu vào. Tới đây, các trường học phải báo cáo số lượng sinh viên tốt nghiệp cũng như đã có việc làm (dù đây là việc tự chủ của các trường) song Bộ sẽ siết chặt.
“Tuy nhiên, sinh viên sau khi đào tạo ra xong cũng phải có đầu ra, điều này dựa vào nhu cầu của doanh nghiệp, chứ Bộ cũng không làm nổi”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.
– Theo Cafebiz –
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.