adsads
Thiết kế không tên 44 1
Lượt Xem 11 K

Những nguyên tắc trong quy trình tuyển dụng theo mô tuýp an toàn, rập khuôn, theo yêu cầu của cá nhân và tổ chức gần như đã lỗi thời nhưng việc tuyển dụng những người có khả năng làm việc thực sự và tâm huyết với công việc vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, bộ phận nhân sự cần phải suy nghĩ lại và có cái nhìn bao quát hơn về những quy tắc này tại công ty.

Mỗi chúng ta đều cần có những tiêu chuẩn riêng và quy trình tuyển dụng dành cho ứng viên và quyết định tuyển dụng cũng dựa trên những tiêu chuẩn này. Chẳng hạn như: bố cục trình bày hồ sơ, màu sắc trang phục, cách bắt tay, cách kết thúc vấn đề hay đơn giản chỉ là cách ứng viên chớp mắt.

1. Tuyển dụng theo sở thích cá nhân

Đã có một khoảng thời gian, kết quả tuyển dụng chỉ dựa trên một hình ảnh cá nhân cụ thể. Các tổ chức tiên tiến tuyển dụng dựa trên những gì họ thật sự cần, bao gồm cả việc chấp nhận sự đa dạng trong quan điểm và tính cách của ứng viên, miễn là các ứng viên đánh giá cao tổ chức và văn hoá của họ.

2. Tuyển dụng trong cùng lĩnh vực

Rất nhiều tổ chức tuyển người từ các đối thủ cạnh tranh của mình, điều này có thể có ích cho một vài vị trí cụ thể. Nếu tuyển các vị trí lãnh đạo mang tính chiến lược, đổi mới thì cách này lại không mang hiệu quả cao. Các ứng viên ngoài ngành sẽ mang đến cho chúng ta những tư duy khác biệt hơn để giải quyết vấn đề và phát triển vượt trội.

3. Bỏ qua các ứng viên hay nhảy việc

Trong quy trình tuyển dụng, thay vì cứ đánh dấu để loại trừ họ, đã đến lúc bộ phận nhân sự nên nhìn lại và hỏi tại sao, từ vấn đề khởi nghiệp thất bại, thay đổi lãnh đạo, suy thoái kinh tế, giảm biên chế, hay các vị trí ngắn hạn lại phổ biến như vậy. Những ứng viên này thường giàu kinh nghiệm, sáng tạo, dễ thích nghi, linh hoạt, và nhiệt tình cống hiến cho nơi nào ổn định hơn.

Cùng VietnamWorks khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!

Việc làm Công ty Nhật Tuyển dụng Thư ký Tuyển dụng Eximbank
Tuyển dụng Tester Hà Nội Việc làm tại Vinh Việc làm ngành Dược tại TP.HCM

4. Thiếu thiện cảm với ứng viên thất nghiệp

Có rất nhiều lý do chính đáng để ứng viên nghỉ việc như: sự thay đổi lãnh đạo, thay đổi của thị trường và tái cơ cấu tổ chức. Có thể họ dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc cho gia đình, nuôi dạy con cái, hoặc nhìn lại bản thân. Những ứng viên dạng này thường nhiều năng lượng, vững vàng trong quyết định, có cam kết lâu dài và trung thành.

5. Thành kiến với ứng viên từng bị sa thải 1 lần

Nhiều nhân viên giỏi từng bị cấp trên đuổi việc vì không hiểu được giá trị của họ, xem họ là mối đe doạ, hay đơn giản chỉ muốn che giấu gì đó v.v. Điều này phổ biến hơn nhiều so với bạn nghĩ, và nhân viên thường thiếu bằng chứng, quyết tâm, hoặc tài chính để thuê luật sư. Đối với ứng viên dạng này, nếu được trân trọng và công nhận giá trị, họ sẽ làm hết mình vì bạn.

Quyết định “an toàn” trong quy trình tuyển dụng của bộ phận nhân sự sẽ đem đến những ổn định, nhưng lại hiếm khi tạo ra một môi trường đầy sức sống để khơi gợi những tư duy mới, sáng tạo, tin tưởng và cam kết của nhân viên

Các tổ chức chấp sự đa dạng trong tính cách và quan điểm của nhân viên sẽ làm tăng thêm giá trị, đưa công ty lên một tầm mới, và tạo được những thành công đột phá.

Thế còn bạn, bạn đã phá vỡ nguyên tắc nào để truyền lửa và tạo động lực phát triển cho nhóm của bạn?

 

— HR Insider —
VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers