adsads
Shutterstock 2241226821 1
Lượt Xem 665

1. Sự tự chủ trong công việc là gì?

Tự chủ trong công việc là tập trung vào những việc có thể kiểm soát và lên kế hoạch dự phòng trong tương lai. Nói cách khác, khi là một người chủ động, nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc được giao và làm việc mà không cần được yêu cầu. Họ có thể chịu trách nhiệm và làm chủ hành động thay vì phản ứng. Chủ động trong công việc là khía cạnh quan trọng của một nhân viên tài năng.

Tính chủ động đóng vai quan trọng trong mọi công việc vì nó đem lại nhiều ích lợi cho bản thân nhân viên và cả doanh nghiệp mà họ làm việc. Sự chủ động trong công việc sẽ đem lại thành công và giúp nhân viên, nhà quản lý gặt hái nhiều cơ hội trong sự nghiệp. Nhân viên xây dựng được đức tính tốt này sẽ làm việc năng suất hơn, giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả hơn. Từ đó cả bộ máy công ty sẽ hoạt động nhịp nhàng, các phòng ban phối hợp hiệu quả.

2. Bí quyết xây dựng sự tự chủ cho nhân viên

Xây dựng niềm tin

Không có niềm tin thì sẽ không có tính tự chủ. Vì vậy nhân viên sẽ không thể tự chủ được nếu họ không tin vào bản thân, không tin rằng cấp trên tin tưởng mình. Chính vì vậy, nhà quản lý nên quan tâm, thấu hiểu những thành viên của mình mới có thể nắm bắt được năng lực cũng như giới hạn của mỗi người để giúp họ xác định mục tiêu chính xác và giao việc phù hợp. Với nhân viên, khi cảm nhận được cấp trên hiểu mình và công việc được giao phù hợp với bản thân, họ sẽ nhận thức được giá trị của mình và tự tin hơn để tự quyết định.

Không lên án sai lầm

Trao cho nhân viên quyền tự chủ cũng có chính là trao cho họ quyền được sai. Do vậy, khi họ được khuyến khích tự quyết định, họ sẽ tích cực thể hiện ý kiến của mình. Lúc ấy, nhân viên thường sẽ có những sáng kiến thành công và cũng sẽ có những bước sai. Điều quan trọng nằm ở người quản lý, bạn và nhân viên sẽ rút ra bài học nào từ sai lầm đó để công việc trở nên trôi chảy hơn trong tương lai, từ đó tăng tính tự chủ cho nhân viên của mình hơn.

Dành riêng thời gian để giải đáp

Nhân viên có tính tự chủ là nhân viên có thể khó ngừng đặt câu hỏi khi họ đã quen với việc đến gặp bạn để hỏi mọi thứ. Để hỗ trợ họ tốt hơn, bạn có thể dành một vài thời điểm trong tuần để nhân viên có thể trình bày các thắc mắc. Khi đó, hãy giữ cho các cuộc  gặp ngắn gọn, không quá 10 – 15 phút và chỉ tập trung vào những câu hỏi quan trọng nhất, những câu hỏi không trọng tâm thì hãy để họ tự tìm hiểu giải quyết. Tất nhiên, bạn cần xác định chính xác loại vấn đề mà bạn cho là quan trọng. 

Trong quá trình làm việc, bạn hãy truyền cảm hứng để nhân viên của mình trở nên tự tin, sáng tạo và có tính tự chủ hơn. Khi trao quyền để nhóm làm việc độc lập, khả năng quản lý của bạn cũng nâng lên một tầm cao mới và kết quả là bạn sẽ đóng góp nhiều hơn vào sự thành công của doanh nghiệp. Chúc bạn thành công nhé!

Xem thêm: Chuyện tuyển dụng: Gia tăng hiệu quả, giảm thiểu chi phí liệu có thể? 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers