Làm nhân viên cống hiến ở công ty cũng đã hơn ba năm, tự bản thân cho rằng bí quyết thành công là luôn hoàn thành xuất sắc mọi công việc được giao, nên tôi vẫn hy vọng một ngày sếp sẽ “tuyên chỉ” đưa tôi lên một vị trí mới. Nhưng mọi chờ đợi dường như đang trở thành vô vọng khi mãi mà “bảng vàng” của sếp chỉ gọi tên những đồng nghiệp xa lạ nào đó, mà không phải là tôi…
Làm nhân viên cần mẫn suốt ba năm, cơ hội thăng chức nào cho tôi?
Khi mới đảm nhận công việc này, ai cũng bảo với tôi rằng đây là một vị trí đầy hứa hẹn và cơ hội thăng tiến vô cùng cao. Những ngày đầu tôi bắt tay vào công việc đầy hăm hở và nhiệt huyết, với một niềm tin không xa rằng năng lực của mình sẽ được ghi nhận và thăng tiến tức thì. Nhưng hy vọng quá cao lại thành ra thất vọng quá lớn! Bẵng đi đã ba năm, tôi vẫn chỉ là một nhân viên bình thường trong khi các đồng nghiệp cùng lứa đã bay thật cao và xa đến những vị trí hấp dẫn mới.
Đáng ra ở tuổi của tôi, mỗi người đã gây dựng được một sự nghiệp vững chắc cho mình, thậm chí là chỗ đứng cao trong xã hội. Chỉ riêng tôi vẫn ngại ngùng không thể chia sẻ về công việc, mức lương của mình mỗi khi họp mặt bạn bè. Tôi cho rằng bí quyết thành công là mỗi ngày đều cố gắng làm việc chăm chỉ, đi sớm về muộn, hoàn thành xuất sắc mọi việc được giao thế nhưng vì sao sếp vẫn không chịu gọi tên tôi? Đôi khi tôi còn nghĩ rằng, liệu có phải tôi là “con ghẻ” trong mắt sếp, vì không được sếp ưa thích nên tôi mãi vẫn chẳng thăng quan tiến chức?
Nhưng rồi một ngày, suy nghĩ tiêu cực ấy của tôi bỗng chốc tan biến hết khi một đồng nghiệp thân thiết – người đã thành công tiến lên vị trí lãnh đạo, chia sẻ đến tôi những kinh nghiệm quý báu sau đây.
“Nếu không chứng tỏ được năng lực cho sếp thấy, giỏi mấy cũng vô dụng!”
Người đồng nghiệp ấy đã chia sẻ đến tôi một bài học đắt giá trên con đường sự nghiệp: Đừng đơn giản nói rằng bản thân muốn vị trí cao hơn trong công ty thôi là chưa đủ. Tôi biết mình giỏi nhưng nếu không chứng tỏ được năng lực cho sếp thấy, giỏi mấy cũng vô dụng! Hãy làm mọi thứ để sếp hiểu rằng, bản thân đã sẵn sàng đảm nhiệm một vị trí mới và thấu hiểu được những điều một người quản lý cao hơn cần phải làm. Dưới đây là những chia sẻ về bí quyết thành công từ đồng nghiệp của tôi.
Xây dựng hồ sơ thành tích cá nhân
Thành tích tập thể là vô cùng quan trọng nhưng thành tích cá nhân cũng thiết yếu không kém nếu như tôi muốn thăng chức. Bấy lâu nay, tôi chỉ góp mình vào trong những dự án của nhóm và kì vọng rằng sếp sẽ hiểu được đóng góp của tôi. Tuy nhiên, tôi không biết rằng cái sếp thấy chỉ là bức tranh chung của cả một tập thể. Muốn nổi bật, tôi phải tạo ra màu sắc của riêng mình. Đồng nghiệp nọ thành công vì anh ấy luôn là người xung phong lãnh đạo nhóm hoặc chủ động đứng lên trình bày trước sếp đề án của nhóm họ. Hợp tác thôi chưa đủ, tôi cần phải bắt đầu tạo dựng một hồ sơ các thành tích cá nhân trong công ty. Để thành công, từ bây giờ, ngay khi có cơ hội, tôi phải luôn cố gắng trở thành người dẫn đầu.
Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp
Khả năng giao tiếp kém lưu loát thường khiến tôi rất ngại khi phải trao đổi, trò chuyện với đồng nghiệp, thậm chí là trong thời gian rảnh. Điều này làm nhiều đồng nghiệp thường xuyên nhận xét tôi kém hòa nhập với mọi người. Tôi đâu hay biết rằng, khi cân nhắc vị trí lãnh đạo cho một ai đó, sếp thường bắt đầu bằng cách hỏi đánh giá từ những đồng nghiệp xung quanh. Do đó, bí quyết thành công là nỗ lực rèn luyện kĩ năng giao tiếp của mình, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp và cố gắng để đạt được sự tôn trọng từ họ. Nếu tôi tạo được lòng tin với các đồng nghiệp, thì tôi mới có thể làm sếp tin tưởng giao cho những vị trí lãnh đạo cao hơn.
Giữ gìn tác phong chuyên nghiệp
Đầu bù tóc rối đâu có chứng tỏ được tôi đang làm việc cần mẫn cỡ nào, nó chỉ cho sếp thấy rằng tôi quá xuề xòa khi đi làm và đây hoàn toàn không phải là một phong thái lãnh đạo cần có. Tôi cần phải học cách ăn mặc chuyên nghiệp, gọn gàng hơn. Một nhân viên ăn mặc lộn xộn và thiếu nghiêm túc không bao giờ có thể “lọt vào mắt xanh” của sếp cả. Không chỉ vậy, tôi cũng cần phải xây dựng những thói quen như đi làm đúng giờ, lịch sự khi giao tiếp và chủ động hơn trong các vai trò lãnh đạo. Một phong thái chuyên nghiệp sẽ mở ra cánh cửa thăng chức lớn hơn cho tôi sau này.
Luôn học hỏi những điều mới mẻ
Quan niệm làm tốt việc của mình là đủ chính là sai lầm khiến tôi mãi chẳng thể thành công. Ở những vị trí cao hơn, sếp luôn cần những con người có tầm nhìn bao quát và kiến thức sâu rộng. Ba năm nay tôi chỉ bó hẹp trong guồng máy làm việc của mình, chẳng buồn dòm ngó đến bất kỳ ai trong công ty nên cũng không tiếp thu thêm kiến thức nào mới. Muốn vươn xa hơn, bí quyết thành công nhanh nhất đó là học hỏi không ngừng. Bên cạnh các khóa huấn luyện kĩ năng, tôi còn có thể tham khảo kinh nghiệm từ đồng nghiệp, cấp trên để đúc kết bài học cho mình. Không chỉ vậy, tôi còn có thể yêu cầu sếp giao thêm nhiệm vụ mới cho mình. Sự cầu tiến sẽ là bước “báo động” đến sếp rằng, tôi luôn sẵn sàng học hỏi những điều mới và đảm nhận vị trí mới.
Sự thụ động và nhút nhát của mình đã khiến tên tôi bị gạch đi trong danh sách thăng chức của sếp. Từ khi nhìn ra được vấn đề này, tôi cần phải bắt tay vào xây dựng một kế hoạch đổi mới bản thân mình nơi công sở, chú trọng hơn đến các mục tiêu cần đạt được. Tôi phải nỗ lực hơn nữa để sau này, khi nhìn lại bản thân từ một vị trí cao hơn, tôi có thể tự tin nói rằng: “Tôi đã không còn là tôi của ngày hôm qua.”
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Nếu bạn vẫn đang chưa thỏa mãn với công việc hiện tại, bạn còn loay hoay với công việc không đúng sở trường, boăn khoăn hối tiếc vì chậm thăng tiến, hay thu nhập không như mong muốn dần trở thành rào cản khiến bạn vơi dần đi đam mê và động lực làm việc nhưng chưa tìm thấy câu trả lời cho bản thân và chưa dám thay đổi – Hãy cùng tham gia chương trình Begin.Again do VietnamWorks tổ chức, nơi bạn sẽ có được những giải pháp nghề nghiệp và cơ hội bứt phá cho chính mình. |
THAM GIA NGAY CHƯƠNG TRÌNH BEGIN.AGAIN CỦA VIETNAMWORKS |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.