Kỹ năng lắng nghe là gì?
Lắng nghe không đơn thuần là việc tiếp nhận thông tin, những gì đối phương truyền đạt, mà còn là sự thấu cảm, thể hiện những phản ứng, quan điểm riêng ở chừng mực cho phép và đem lại hữu ích cho cả hai. Sở hữu kỹ năng lắng nghe đồng nghĩa với việc bạn có khả năng lĩnh hội thông tin, thông điệp một cách chủ động, tập trung và thấu hiểu, đồng cảm được những gì đối phương muốn truyền tải, đồng thời đưa ra những lời khuyên, đối đáp ý nghĩa, có giá trị.
Lắng nghe không chỉ dừng ở việc dùng tai để tiếp nhận âm thanh mà theo sau đó còn phải dùng cả trái tim, tâm trí và cảm xúc để cảm nhận, phản ứng. Kỹ năng lắng nghe không chỉ áp dụng trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà còn được khai thác và rèn luyện thông qua môi trường học tập, làm việc. Những nhân viên, người quản lý sở hữu kỹ năng mềm này sẽ góp phần tăng năng suất hiệu quả công việc và đưa công ty đi lên, phát triển bền vững.
Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe
Trong cuộc sống
Kỹ năng lắng nghe giúp con người kết nối lại gần với nhau, tạo mạng lưới quan hệ tốt đẹp và cùng nhau phát triển. Nếu bạn là người biết lắng nghe, mọi người sẽ ưu tiên tìm đến bạn mỗi lúc cảm thấy mệt mỏi, đối diện với những cảm xúc tiêu cực từ áp lực thường trực của cơm áo gạo tiền, học tập, công việc,… Từ đó, mối quan hệ giữa bạn với họ trở nên gắn bó, khăng khít và tâm giao hơn.
Trong công việc
Trong bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực hoạt động nào, doanh nghiệp cũng cần sở hữu kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe những quan điểm, ý kiến từ nhân viên của mình, lắng nghe những góp ý từ người quản lý, lắng nghe tâm tư, tình cảm và nhu cầu của khách hàng,… Kỹ năng lắng nghe đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự đi lên và phát triển vững mạnh của một tổ chức, doanh nghiệp. Lắng nghe giúp mọi ý tưởng được khai phóng, mọi mâu thuẫn được giải quyết, trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm từ những lời góp ý, đánh giá và tạo dựng sự đoàn kết trong khắp các bộ phận doanh nghiệp. Đương nhiên, một doanh nghiệp với đội ngũ nhân viên gắn bó, hoà đồng và cởi mở luôn đem lại sự thoải mái nhất về tinh thần, từ đó hiệu quả công việc cũng năng suất hơn gấp nhiều lần.
Xem thêm:
- Kỹ năng là gì? 6 Cách giúp rèn luyện kỹ năng hiệu quả
- Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? 6 Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng giao tiếp là gì? 7 yếu tố giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng Sales: Bạn đã nắm rõ 3 điều quan trọng trong bán hàng?
- Kỹ năng cứng là gì? 13 kỹ năng cứng quan trọng
Bí quyết rèn luyện kỹ năng lắng nghe
Tập trung nghệ thuật lắng nghe chủ động
Tập trung lắng nghe một cách chủ động là nhân tố hàng đầu trong giao tiếp thành công và hiệu quả. Khi bạn tập trung vào cuộc trò chuyện, bạn mới có thể tiếp nhận và lĩnh hội thông tin một cách đầy đủ, hiểu được những gì đối phương muốn truyền tải. Đồng thời, tập trung lắng nghe chủ động giúp bạn biết cách điều hoà và đưa ra lời khuyên, phản hồi đúng lúc. Vì vậy, hãy dùng toàn bộ tâm trí đặt vào những lời họ nói, loại bỏ những tác nhân gây xao nhãng như âm thanh tiếng chuông điện thoại, báo thức, tiếng xe cộ,…
Thể hiện sự tôn trọng đối với đối phương
Tuyệt đối không nên ngắt lời, nói chen vào hay có thái độ không quan tâm, bất cần khi đối phương đang trao đổi, đây là điều tối kị trong một cuộc giao tiếp. Muốn được người khác tin tưởng và yêu mến, thoải mái trao đổi, bạn cần phải thể hiện sự tôn trọng đối với những gì họ truyền đạt.
Thấu hiểu những gì ẩn chứa bên trong lời nói
Đây là bí quyết đặc biệt giúp mở ra những điều kỳ diệu trong mối quan hệ giữa bạn và đối phương, hay đem lại những lợi ích to lớn nhất sau khi hoàn tất cuộc trao đổi. Bạn cần phải hiểu cả những gì họ không nói thành lời, biết cách suy luận, lồng ghép những mảnh thông tin nhỏ để đi sâu vào tâm trí, suy nghĩ và cảm xúc của họ hiện tại. Điều này thể hiện sự tinh tế, tâm lý trong đặc điểm tính cách con người bạn. Thấu hiểu những gì ẩn chứa bên trong còn giúp bạn tránh được những câu nói không đúng hoàn cảnh, gây tổn thương hoặc chạm đến nỗi đau nào đó giấu diếm bên trong của họ.
Khuyến khích đối phương
Trong quá trình lắng nghe, bạn có thể khuyến khích đối phương bằng cách đặt những câu hỏi, thể hiện cảm xúc, thái độ chừng mực, tích cực và đồng cảm với những gì họ nói. Không những thế, những ngôn ngữ hình thể như cười, gật đầu, lo lắng, ngạc nhiên,… cũng có thể là một điểm cộng về tính thân thiện, cởi mở trong mắt đối phương. Điều này sẽ thu hẹp khoảng cách của cả hai và giúp họ thoải mái thể hiện cảm xúc, bày tỏ nhiều hơn.
Phản hồi tích cực, khách quan
Lắng nghe, thấu hiểu là vẫn chưa đủ. Điều bạn cần phải có là những phản hồi tích cực, khách quan. Điều này thể hiện sự quan tâm và để ý của bạn đối với cuộc trò chuyện, hay đối với chính họ. Bạn có thể trả lời những câu hỏi của họ, hoặc đặt những câu hỏi tương tự liên quan, hoặc cũng có thể bày tỏ những câu chuyện, quan điểm riêng của mình.
Mỗi người đều sở hữu những quan điểm, góc nhìn cá nhân, vì vậy bạn tuyệt đối không nên áp đặt, phán xét người khác theo hướng suy nghĩ của mình. Thay vào đó, bạn nên chú ý tiếp thu với tinh thần lạc quan, tư tưởng cởi mở và hạn chế cái tôi nhất có thể. Sự phản hồi tích cực sẽ giúp cuộc trò chuyện thêm thú vị, ý nghĩa và sinh động. Tương tác giữa hai bên chính là chìa khóa mở ra những chân trời thú vị trong công việc lẫn cuộc sống.
Kỹ năng lắng nghe đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công việc lẫn cuộc sống. Đây chính là sợi dây vô hình kết nối những tâm hồn, trí tuệ đến với nhau, cùng hoàn thiện và phát triển xã hội tốt đẹp hơn. Hy vọng bài viết trên đây về chủ đề Bí quyết rèn luyện kỹ năng lắng nghe không phải ai cũng biết sẽ giúp bạn đọc có thêm những bài học kinh nghiệm giá trị để trang bị cho bản thân trên những chặng đường phía trước.
>> Xem thêm: Làm thế nào để rèn luyện tính kỷ luật bản thân
— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.