• .
adsads
Untitled design 59
Lượt Xem 1 K

Một cuộc phỏng vấn cũng tương tự như một kỳ thi vào đại học. Mỗi đề thi đều có những câu hỏi cuối mang tính phân loại học sinh khá giỏi. Và phỏng vấn cũng vậy! Những ứng viên khá, giỏi, xuất sắc sẽ được phân loại bởi những câu hỏi phỏng vấn khó và sâu sắc.

 

1. Thất bại lớn nhất của bạn cho đến bây giờ là gì? Bạn đã vượt qua nó như thế nào?

Khi hỏi câu hỏi này, chuyên viên tuyển dụng không thật sự quan tâm thất bại của bạn là gì? mà hỏi chỉ muốn biết cách bạn vượt qua nó. Từ đó, có thể giúp họ dễ dàng đánh giá được tính cách và con người bạn. Và từ thất bại đó, bạn đã rút ra được bài học hay kinh nghiệm gì cho bản thân.

Đặc biệt, bạn cần kể một cách chân thực và cụ thể nhất về câu chuyện của mình. Vì nhà tuyển dụng đánh giá rất cao sự trung thực, nhiệt huyết và tính thực tế từ bài học bạn rút ra.

 

2. Tại sao công ty chúng tôi phải chọn bạn vào vị trí này? – Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp

Đây là một trong số những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất. Tuy nhiên, lại có khá nhiều ứng viên không có câu trả lời tốt cho câu hỏi này. Điều quan trọng để thành công trong câu hỏi này là bạn phải chứng minh rằng những thứ mà bạn có chính là điều công ty đang tìm kiếm.

Nhưng công ty đang tìm kiếm gì ở một ứng viên? Đứng ở vai trò là một chuyên viên tuyển dụng, thì họ luôn luôn mong muốn tìm được một người ứng viên “Rẻ – đẹp – bền”. Ở đây, “Rẻ” có nghĩa là mức lương vừa phải, nằm trong phạm vi có thể chấp nhận được. “Đẹp” nghĩa là ứng viên nắm vững chuyên môn về công việc, có nhiều kinh nghiệm thực tế, thái độ làm việc tốt,… Còn “Bền” tức là công ty luôn muốn ứng viên xác định sẽ cống hiến hết mình cho công ty trong một thời gian lâu dài.

Và giờ, việc của bạn là thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những thứ họ cần chính là bạn!

 

3. Bạn có kế hoạch phát triển nghề nghiệp như thế nào trong khoảng thời gian 3 năm?

Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem bạn có nghiêm túc với công việc này hay không? Có muốn gắn bó với công ty lâu dài để phát triển nghề nghiệp của mình hay không?

Bên cạnh đó, họ còn kiểm tra xem tư duy nghề nghiệp của bạn ở mức độ nào? Hoặc những định hướng của bạn và của công ty có giống như không?

Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị sẵn cho mình một bản kế hoạch về định hướng phát triển nghề nghiệp của mình trong một khoảng thời gian cụ thể trong tương lai để không bỡ ngỡ khi gặp phải những câu hỏi phỏng vấn như thế này nhé!

 

4. Bạn có thể làm gì tốt hơn cho nghề nghiệp của bạn? 

Đây là câu hỏi giúp bạn tự đánh giá bản thân, và những tư duy dài hạn của bạn. Một nhân viên xuất sắc thì luôn phải tự đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Và có những kế hoạch khắc phục chúng trong thời gian ngắn nhất.

Ví dụ nếu như bạn là một chuyên viên phát triển phần mềm thì những ngôn ngữ lập trình trên Mobile sẽ là yếu tố quyết định cho nghề nghiệp của bạn. Vì vậy, bạn phải có kế hoạch học tập phù hợp. 

Các nhà tuyển dụng rất muốn lắng nghe sự định hướng cũng như tự đánh giá bản thân và phát triển năng lực của bạn. Và điều này, áp dụng trên mọi lĩnh vực: chuyên môn, thái độ, kỹ năng,…

 

5. Một điều mà bạn không thích ở công ty của chúng tôi? – Một trong những câu hỏi phỏng vấn khó

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn cực kỳ khó. Vì nếu như bạn trả lời không khéo, bạn sẽ làm mất lòng nhà tuyển dụng. Khi hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra sự khéo léo xử lý cũng như cách trình bày của bạn khi gặp phải tình huống khó xử. 

Tuy nhiên, bạn cũng không nên trả lời không đúng sự thật nhé. Hãy tìm cách trình bày sao cho thể hiện được thái độ tích cực, cầu thị sẽ tạo được ấn tượng tốt.

Ví dụ như: Em thấy công ty có điểm yếu là… Theo em, công ty nên làm…. để có khắc phục điều đó.

 

6. Bạn biết gì về các đối thủ cạnh tranh của công ty?

Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu kỹ về ngành nghề mà công ty đang hoạt động trên thị trường. Điều này rất cần thiết đối với một ứng viên trong thời đại 4.0 hiện nay. 

Nhà tuyển dụng sẽ không muốn tuyển dụng một nhân viên chỉ làm việc một cách thụ động trong công ty. Mà đòi hỏi ở ứng viên phải chủ động, biết nắm bắt thị trường, đối thủ cạnh tranh cũng như những bước chuyển biến của ngành trên thị trường.

Đặc biệt, nắm rõ đối thủ cạnh tranh cũng là một trong những điều cực kỳ quan trọng đối với một công ty. Nếu bạn thể hiện tốt ở câu hỏi này, thì chắc chắn bạn sẽ được coi là một ứng viên sáng giá.

Như vậy, bài viết đã tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn tương đối khó và hóc búa. Hy vọng chúng có thể giúp ích cho bạn trong buổi phỏng vấn để bạn có được một cuộc phỏng vấn thành công.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn là nguồn cảm hứng và người dẫn dắt đội nhóm đi đến thành công. Tuy nhiên, không ít những nhà quản lý mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, vô tình mắc phải sai lầm: biến mình thành những “Forward-ers” – những người chỉ đơn giản chuyển tiếp thông tin, giao việc mà không mang lại giá trị thực sự cho tổ chức hay nhân viên.

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có liên kết sâu sắc với tiềm thức của mình. Chính vì thế, hình ảnh đầu tiên lọt vào mắt bạn trong một bức tranh đa nghĩa có thể tiết lộ nhiều điều thú vị về điểm mạnh tiềm ẩn trong công việc của bạn.

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ quen thuộc với nhiều người sau mỗi kỳ performance review. Nhưng bạn có biết không, theo nghiên cứu từ Harvard Business Review, có đến 85% nhân viên thất bại trong việc thể hiện giá trị bản thân không phải vì năng lực kém, mà đơn giản là họ chưa biết cách "kể chuyện" về thành tích của mình.

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn của nhiều người với hy vọng mở ra cánh cửa thăng tiến, tăng lương và đạt được vị trí cao trong sự nghiệp.

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong sự chuyển dịch này. Theo báo cáo mới nhất từ World Economic Forum, gần 85 triệu việc làm sẽ bị thay thế bởi máy móc vào năm 2025, nhưng đồng thời, 97 triệu vị trí việc làm mới sẽ xuất hiện. Hãy cùng khám phá những ngành nghề được dự đoán sẽ "làm mưa làm gió" trong năm 2025.

Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn là nguồn cảm hứng và người dẫn dắt đội nhóm đi đến thành công. Tuy nhiên, không ít những nhà quản lý mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, vô tình mắc phải sai lầm: biến mình thành những “Forward-ers” – những người chỉ đơn giản chuyển tiếp thông tin, giao việc mà không mang lại giá trị thực sự cho tổ chức hay nhân viên.

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có liên kết sâu sắc với tiềm thức của mình. Chính vì thế, hình ảnh đầu tiên lọt vào mắt bạn trong một bức tranh đa nghĩa có thể tiết lộ nhiều điều thú vị về điểm mạnh tiềm ẩn trong công việc của bạn.

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ quen thuộc với nhiều người sau mỗi kỳ performance review. Nhưng bạn có biết không, theo nghiên cứu từ Harvard Business Review, có đến 85% nhân viên thất bại trong việc thể hiện giá trị bản thân không phải vì năng lực kém, mà đơn giản là họ chưa biết cách "kể chuyện" về thành tích của mình.

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn của nhiều người với hy vọng mở ra cánh cửa thăng tiến, tăng lương và đạt được vị trí cao trong sự nghiệp.

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong sự chuyển dịch này. Theo báo cáo mới nhất từ World Economic Forum, gần 85 triệu việc làm sẽ bị thay thế bởi máy móc vào năm 2025, nhưng đồng thời, 97 triệu vị trí việc làm mới sẽ xuất hiện. Hãy cùng khám phá những ngành nghề được dự đoán sẽ "làm mưa làm gió" trong năm 2025.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers