Xây dựng mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới
Khiển trách đúng cách
Khen hay chê đều là cả một nghệ thuật. Nhiều người quản lý thường có sai lầm nghĩ rằng nếu nhắm mắt làm ngơ trước những lỗi lầm của nhân viên thì sẽ nhận được sự kính trọng của cấp dưới. Suy nghĩ sai lầm này không chỉ kéo công việc của bạn đi xuống mà còn của cả nhóm. Vì thế, đừng ngần ngại khi phê bình khi cấp dưới chểnh mảng, không làm tốt công việc được giao.
Tôn trọng lẫn nhau
Nếu giao tiếp với tinh thần tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, hiệu quả công việc sẽ tốt hơn. Xây dựng mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới giúp nhà quản lý rút ngắn được khoảng cách với mọi người trong khi làm việc.
Thấu hiểu nhân viên
Để làm được điều này bạn cần biết được năng lực, sở trường và cách khắc phục những điểm yếu của nhân viên. Đồng thời, tìm hiểu về những khó khăn, trở ngại trong công việc và những kiến nghị của họ. Qua đó, bạn có thể đặt ra các điều chỉnh phù hợp về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ cụ thể của từng người. Lúc này, bạn sẽ được nhân viên tin tưởng và nể trọng, đồng thời góp phần xây dựng sự đoàn kết trong đội nhóm, tạo động lực để cả nhóm cùng phát triển và tiến lên.
Tạo không khí vui vẻ
Cấp trên chuyên nghiệp luôn có cách để tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong bất kỳ tình huống nào. Trong cuộc họp hay tranh luận căng thẳng, chỉ cần một lời động viên hay một câu nói hài hước, dí dỏm từ sếp sẽ khiến mọi người cảm thấy thoải mái hơn; biết đâu, công việc của nhóm sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh công việc và xây dựng mối quan hệ hài hòa trong doanh nghiệp, người làm sếp cũng nên hãy học cách sát lại với cấp dưới thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí. Tình cảm khăng khít giữa các thành viên trong nhóm là một trong những yếu tố đóng góp quan trọng vào sự thành công của nhóm và giúp giảm thiểu các xung đột các mối quan hệ khi làm việc.
Công bằng
Trong xây dựng mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới công bằng là bí kíp không thể bỏ qua. Một người lãnh đạo tốt sẽ có những quyết định công bằng để dẫn dắt cả nhóm cùng hăng say làm việc, hướng đến những mục tiêu chung chứ không phải chỉ chăm chăm xét nét và phán đoán sự vật, sự việc dựa trên cảm tính cá nhân. Sự công bằng của sếp còn nằm ở việc khuyến khích nhân viên nỗ lực làm việc để phát huy hết khả năng của mình, đem lại hiệu quả trong công việc.
Xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp
Tôn trọng lẫn nhau
Khi bạn tôn trọng đồng nghiệp cũng như ý kiến mà họ đưa ra, họ cũng sẽ tôn trọng bạn như vậy. Khi làm việc cùng nhau, bạn sẽ có khả năng xây dựng các giải pháp dựa trên ý kiến, trí tuệ và sức sáng tạo của cả một tập thể.
Phát ngôn tích cực và giao tiếp cởi mở
Bạn cần có trách nhiệm với những lời nói và hành động của bản thân, chú ý khi phát ngôn, không nên để cảm xúc ảnh hưởng tiêu cực đến đồng nghiệp xung quanh. Khi bạn càng giao tiếp nhiều với đồng nghiệp thì mối quan hệ giữa các bạn sẽ càng thêm thân thiết hơn. Vì thế, thân thiện, cởi mở sẽ giúp bạn dễ dàng thân thiết hơn với đồng nghiệp. Đây là bí quyết xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp mà bạn nên lưu lại ngay.
Hoan nghênh sự khác biệt
Khi bạn bè và đồng nghiệp có quan điểm khác với quan điểm của bạn, hãy dành thời gian để xem xét những điều họ đã nói và xem đó như là một yếu tố trong việc ra quyết định của bạn.
Xây dựng mối quan hệ trong công việc
Trong cuộc họp hay thể hiện bản thân nhiều hơn
Một trong những cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ trong công việc là cho người đối diện biết bạn là ai. Bằng cách chia sẻ chuyên môn, kiến thức của bạn tại các cuộc họp, người khác sẽ muốn tìm hiểu và lắng nghe bạn nhiều hơn. Họ sẽ thấy bạn rất dễ gần để bắt đầu các mối quan hệ. Nếu bạn e ngại trong việc chia sẻ ở các cuộc họp thì hãy suy nghĩ trước điều bạn muốn trình bày để có sự chuẩn bị kỹ càng hơn.
Mời mọi người tham gia vào dự án của bạn
Đừng ngần ngại mà hãy nhờ người khác giúp đỡ và mời họ tham gia vào dự án của bạn. Khi họ tham gia càng nhiều thì họ càng hiểu rõ bạn hơn. Khi đó, bạn sẽ thích làm việc với mọi người khi cùng nhau hoàn thành nhiều công việc.
Viết lời cảm ơn
Bạn hãy viết tặng lời cảm ơn, ghi nhận để thể hiện sự cảm kích đến với những người đóng góp tích cực, hoàn thành công việc hơn cả mong đợi. Bạn có thể viết tay, gửi thư điện tử hoặc gửi thư thoại. Đồng nghiệp cảm thấy vui vẻ và phấn khởi khi được đánh giá cao, họ cảm thấy gần gũi với bạn hơn vì được chú ý và biết ơn những đóng góp của họ.
Chia sẻ thông tin
Thông tin mà bạn chia sẻ có thể liên quan trực tiếp đến công việc của người khác hoặc có thể là về một chủ đề mà họ sẽ quan tâm. Việc bạn chia sẻ sẽ giúp họ có được những thông tin chính xác và hữu ích hơn. Đây là một trong những bí quyết để xây dựng mối quan hệ hài hòa trong doanh nghiệp mà bạn nên học hỏi.
Ngay từ bây giờ, bạn hãy trang bị cho bản thân bí quyết xây dựng mối quan hệ trong công việc để mang đến nhiều nguồn lực giúp hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn. Không chỉ bạn cảm thấy hài lòng hơn trong công việc, mà cả những người xung quanh cũng vậy.
>> Xem thêm: Lương 7 triệu đồng/tháng vẫn “tậu” xe mua nhà được, “học lỏm” ngay bí quyết chi tiêu của tỉ phú
— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.