1. Xây dựng Job Description thật chi tiết
Job Description đóng vai trò như “kim chỉ nam” cho mọi quyết định tuyển dụng. Nó xác định các kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết của một “ứng viên điểm 10”. Vì vậy, hãy xây dựng tiêu chí tuyển dụng rõ ràng, có checklists hoàn chỉnh và cân nhắc những thành viên của hội đồng phỏng vấn để đánh giá ứng viên dựa trên những yếu tố cụ thể đó.
2. Hãy để các quản lý bộ phận tham gia vào quá trình tuyển dụng
Những cá nhân có kiến thức và trực tiếp điều hành công việc thường được có những trang bị tốt hơn để đánh giá ứng viên nào sẽ thực sự tiềm năng và phù hợp với vị trí đang được tuyển dụng.
3. Xây dựng các câu hỏi phỏng vấn phù hợp
Hãy hỏi ứng viên những câu hỏi để hiểu rõ về cách họ làm việc trong quá khứ. Quan trọng hơn, hãy yêu cầu ứng viên đưa ra minh chứng cụ thể mà tại đó, họ đã áp dụng đúng kỹ năng, kiến thức và có cách ứng xử đúng để giải quyết vấn đề một cách trơn tru.
4. Tập trung vào thành tựu mà ứng viên đã đạt được cùng kinh nghiệm đối mặt, chinh phục những khó khăn trong quá khứ
Khi phỏng vấn các ứng viên, hãy tập trung vào những thành tựu mà họ đã được được hơn là kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng. Nhà tuyển dụng cũng nên xem xét vai trò của ứng viên trong quá trình đạt được những thành tựu đó, và rằng họ đã phát triển như thế nào sau mỗi thành tựu đạt được. Hơn thế nữa, các nhà tuyển dụng cũng nên lưu ý đến cách mà các ứng viên vượt qua khó khăn trong quá khứ, ví dụ những lúc gặp khó khăn trong công việc ứng viên đó đã ứng xử như thế nào. Chỉ như thế, nhà tuyển dụng mới có cái nhìn bao quát hơn về ứng viên.
5. Những người nói năng trơn tru nhất chưa hẳn là ứng viên tiềm năng nhất
Các ứng cử viên với khả năng giao tiếp linh hoạt, trơn tru không hẳn là người phù hợp nhất cho công việc. Phỏng vấn nhiều ứng viên trong cùng vị trí có thể khiến nhà tuyển dụng có thiện cảm hơn với các ứng viên có tài ăn nói. Vì vậy, hãy tỉnh táo cân nhắc thêm các yếu tố khác của ứng viên để không đưa ra những quyết định sai lầm.
6. Không phản ứng thái quá với những thiếu sót của nhân viên trong một công việc trước đó
Không ai thành công mà không phạm sai lầm. Vì vậy, thay vì phản ứng dữ dội không cần thiết với những lỗi lầm mà ứng viên từng phạm phải, hãy nhìn nó một cách bao dung hơn. Cụ thể, nhà tuyển dụng cũng nên tìm hiểu nguyên nhân cũng như ứng viên đó đã làm gì để khắc phục lỗi lầm và bài học mà ứng viên đã học được sau khi trải qua lỗi lầm đó.
— HR Insider —
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.