adsads
Lượt Xem 645

Những câu hỏi liên quan đến đời tư trong vòng phỏng vấn

Ngoài những câu hỏi thông thường trong vòng phỏng vấn, có nhiều nhà tuyển dụng còn hỏi thêm những vấn đề về đời tư của ứng viên với mong muốn có thể thấu hiểu ứng viên hơn. Một số câu hỏi liên quan đến đời tư có thể gặp trong vòng phỏng vấn là:

“Bạn đã kết hôn chưa? Bạn đã có gia đình chưa? Bạn có dự định sinh con trong thời gian tới không? Bạn đang sống với ai?”: Những câu hỏi về hôn nhân, con cái, và tình trạng sống nhằm đánh giá sự ổn định cá nhân và gia đình của ứng viên, qua đó dự đoán khả năng ứng viên có thể gắn bó lâu dài với công việc.

“Tình trạng tài chính của bạn hiện tại như thế nào? Bạn có theo tôn giáo nào không? Bố mẹ bạn làm nghề gì? Bạn có vấn đề sức khỏe gì không?”: Những câu hỏi khác về tình trạng tài chính, sức khoẻ hoặc tôn giáo nhằm hiểu rõ hơn khả năng của ứng viên trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Đồng thời còn để đánh giá sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hoặc các giá trị đạo đức của công ty.

Điểm chung là các câu hỏi này không thể hiện kỹ năng, kinh nghiệm của ứng viên mà lại ảnh hưởng đến quyền riêng tư về bảo mật thông tin cá nhân của ứng viên nhiều hơn. Đặc biệt là nhiều ứng viên nữ đã từng chia sẻ về việc nhà tuyển dụng “đánh rớt” họ ngay khi biết về tình trạng hôn nhân hoặc các kế hoạch kết hôn, lập gia đình của họ. 

Dù có thể xuất phát từ ý định hiểu rõ ứng viên hơn, song những câu hỏi như thế lại không phù hợp và có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử, xâm phạm quyền riêng tư và tạo ra cảm giác không thoải mái cho ứng viên. 

Cách ứng xử và trả lời khéo léo

Ở khía cạnh của người tìm việc, những ứng viên khi gặp phải các câu hỏi riêng tư thường khá bối rối và không biết nên trả lời sao cho phải. Từ chối không trả lời có thể khiến họ mất điểm với nhà tuyển dụng, nhưng trả lời chân thật lại vô tình tiết lộ các thông tin cá nhân có thể ảnh hưởng đến việc ứng tuyển thành công của họ. Dưới đây là những lưu ý quan trọng để bạn biết cách ứng xử khéo léo khi gặp các câu hỏi khó xử.

Duy trì thái độ lịch sự và chuyên nghiệp

Về thái độ, cho dù có gặp những câu hỏi gây khó chịu thì bạn vẫn cần duy trì sự chuyên nghiệp, lịch sự đối với nhà tuyển dụng. Việc duy trì thái độ chuyên nghiệp và lịch sự trong mọi tình huống xuyên suốt quá trình phỏng vấn không chỉ là nền tảng để bạn có cơ hội tiếp cận với những mục tiêu tốt hơn. Ngoài ra, điều này còn thể hiện kỹ năng kiểm soát cảm xúc và xử lý tình huống khéo léo của bạn.

Một thái độ thiếu lịch sự có thể gây ấn tượng xấu, dẫn đến việc bạn không được xem là người phù hợp với văn hóa tổ chức hoặc vị trí công việc cụ thể. Ngoài ra, nếu bạn thể hiện và ứng xử theo những cách không hay, rất có thể bạn sẽ bị “tiếng xấu đồn xa” trong mạng lưới kết nối của các nhà tuyển dụng. 

Trả lời theo hướng chung chung hoặc từ chối khéo léo

Về cách trả lời, trước khi đưa ra phản hồi ngay lập tức, bạn có thể đặt câu hỏi ngược lại với nhà tuyển dụng một cách chuyên nghiệp rằng: “Tôi có thể biết rõ hơn về việc những thông tin này có liên quan như thế nào đến công việc và vai trò của tôi tại công ty?”. 

Hỏi như thế sẽ giúp bạn xác định được sự liên quan của câu hỏi này đối với vị trí bạn đang ứng tuyển. Đồng thời bạn cũng sẽ biết được sự cấp thiết của thông tin đó là cao hay thấp. 

Nếu bạn muốn trả lời câu hỏi nhưng không muốn tiết lộ quá nhiều chi tiết, bạn có thể đưa ra một số thông tin chung mà không phải là quá cá nhân hóa. Ví dụ với câu hỏi về dự định sinh con, bạn có thể trả lời theo kiểu: 

“Tôi đã có một kế hoạch dài hạn về cả sự nghiệp và gia đình. Tuy nhiên, hiện tại tôi tập trung vào việc hoàn thành các mục tiêu nghề nghiệp trước. Tôi cũng tin rằng sự cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc là rất quan trọng nên tôi sẽ cân nhắc đến các kế hoạch gia đình vào thời điểm phù hợp và phải đảm bảo có trách nhiệm với sự nghiệp của mình”.

Mặt khác, đối với những câu hỏi như thế bạn vẫn có thể từ chối thẳng thắn như là: “Tôi hy vọng anh/chị và quý công ty sẽ thông cảm với việc tôi không muốn chia sẻ thông tin cá nhân quá nhiều trong buổi phỏng vấn này”

Ngoài ra, bạn cũng có thể chuyển hướng câu hỏi một cách khéo léo hơn, chẳng hạn như là: “Tôi nghĩ những thông tin về kiến thức và kỹ năng ABC của tôi là quan trọng hơn, tôi luôn sẵn lòng để chia sẻ thêm các thông tin về những chủ đề này”. 

Lời kết

Tựu trung lại thì đối với những câu hỏi quá cá nhân và gây ảnh hưởng đến quyền riêng tư, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ thông tin cá nhân của mình. Những câu hỏi như thế là cách để nhà tuyển dụng hiểu sâu hơn về ứng viên. Tuy nhiên, nếu những câu hỏi đó khiến bạn cảm thấy không thoải mái để chia sẻ, bạn hãy từ chối trả lời một cách lịch sự và chuyên nghiệp. 

Dù trả lời hay không, điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ đó là sự trung thực và chân thành là những yếu tố cần thiết mà bạn nên thể hiện trong vòng phỏng vấn. Hy vọng rằng bạn sẽ luôn bình tĩnh, tự tin và ứng xử thật tốt trong vòng phỏng vấn của mình. Hãy theo dõi VietnamWorks và HR Insider để đón đọc thêm nhiều thông tin về tuyển dụng và thị trường lao động trong thời gian tới nhé!

Xem thêm: Phải làm sao khi cảm thấy mình bị “underpaid” – Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Ông Hoàng Nam Tiến: “Không nhất thiết phải làm gà thì mới biết nước sôi là nóng”

Theo ông Hoàng Nam Tiến, các bạn trẻ, đặc biệt là GenZ nếu như gặp được những người này thì sẽ rút ngắn được rất...

Anh Hoàng Nam Tiến: "Nghỉ việc - Hãy ra đi trong vinh quang như lúc bạn mới bắt đầu"

Thời điểm nhảy việc cũng thể hiện khả năng chịu đựng áp lực và thích nghi với khó khăn của mỗi người lao động. Thậm...

"Chill có gu" - Giới trẻ nên chill thế nào để sống chất và có hành động đẹp

Nhịp sống hiện tại đầy hối hả với vô vàn áp lực và gánh nặng khác nhau, đứng giữa tình thế đó người trẻ thường...

Ông Hoàng Nam Tiến: Bí quyết đọc nhanh cùng AI dành cho người "lười đọc sách".

Với những người đi làm bận rộn, việc đọc sách thường xuyên có thể là một thách thức vì nhiều lý do. Thế nhưng bạn...

Cách AI giải cứu nhân viên văn phòng bị quá tải trong công việc

Bạn có cảm thấy như đang bị “chôn vùi” dưới hàng đống công việc không? Email chất chồng, deadline cận kề, và bạn luôn cảm...

Bài Viết Liên Quan

Ông Hoàng Nam Tiến: “Không nhất thiết phải làm gà thì mới biết nước sôi là nóng”

Theo ông Hoàng Nam Tiến, các bạn trẻ, đặc biệt là GenZ nếu như gặp...

Anh Hoàng Nam Tiến: "Nghỉ việc - Hãy ra đi trong vinh quang như lúc bạn mới bắt đầu"

Thời điểm nhảy việc cũng thể hiện khả năng chịu đựng áp lực và thích...

"Chill có gu" - Giới trẻ nên chill thế nào để sống chất và có hành động đẹp

Nhịp sống hiện tại đầy hối hả với vô vàn áp lực và gánh nặng...

Ông Hoàng Nam Tiến: Bí quyết đọc nhanh cùng AI dành cho người "lười đọc sách".

Với những người đi làm bận rộn, việc đọc sách thường xuyên có thể là...

Cách AI giải cứu nhân viên văn phòng bị quá tải trong công việc

Bạn có cảm thấy như đang bị “chôn vùi” dưới hàng đống công việc không?...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers