adsads
cách nói chuyện với khách hàng
Lượt Xem 1 K

Tại sao nói chuyện với khách hàng lại cần thiết?

Với những người làm kinh doanh nói chung và người làm nghề dịch vụ nói riêng, “Khách hàng là thượng đế” là nguyên tắc mà họ bắt buộc phải thuộc nằm lòng. Đây dường như đã trở thành nguyên tắc làm việc đầu tiên và ưu tiên của họ. Đó chính là lý do họ luôn phải không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu và cảm xúc của khách hàng.

Tuy nhiên, kinh doanh ngày nay không chỉ dừng lại ở việc bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng mà còn phải tạo dựng mối quan hệ bền vững với họ. cách nói chuyện với khách hàng chính là chìa khóa quan trọng để người kinh doanh và người làm nghề dịch vụ có thể xây dựng mối quan hệ này.

Cách nói chuyện với khách hàng

Cách nói chuyện với khách hàng

Chỉ khi trò chuyện trực tiếp với khách hàng, bạn mới có thể lắng nghe đầy đủ nhu cầu của họ. Đồng thời, quá trình trò chuyện sẽ giúp bạn tiếp cận với khách hàng, linh hoạt áp dụng phương pháp ứng xử giao tiếp phù hợp để thỏa mãn họ không chỉ về mặt giá trị sản phẩm cung cấp mà còn về mặt cảm xúc. Không một khách hàng nào không thích được khen, không thích được nghe những lời hay “mật ngọt” khiến bản thân cảm thấy “mát ruột mát gan”.

Có thể nói, giao tiếp và trò chuyện với khách hàng chính là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp và là yếu tố quyết định sự thăng tiến của người làm nghề dịch vụ.

Ngành nghề nào bắt buộc phải giao tiếp tốt với khách hàng 

Bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng cần có khách hàng để tồn tại. Mối quan hệ với khách hàng chính là yếu tố then chốt tạo nên thu nhập cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, giao tiếp với khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với những ai làm kinh doanh.

Tuy nhiên, đối tượng tiếp xúc và giao tiếp trực tiếp với khách hàng trong một doanh nghiệp không phải thuộc tất cả nhóm ngành nghề. Những ngành nghề gặp gỡ với khách hàng như sales, lễ tân, chăm sóc khách hàng, tư vấn viên… hay gọi chung là nhóm ngành dịch vụ khách hàng sẽ bắt buộc phải có kỹ năng giao tiếp và trò chuyện tốt với khách hàng. Đây chính là lý do khi tuyển dụng các vị trí này, nhà tuyển dụng thường kiểm tra cách nói chuyện với khách hàng của ứng viên.

Bật mí cách nói chuyện với khách hàng sao cho thu hút

Hãy cho khách hàng biết họ là người quan trọng

Để khách hàng yêu mến công ty của bạn, bạn cần làm cho họ cảm thấy rằng mình thật sự quan trọng đối với bạn, dù cho công ty của bạn có nhiều khách hàng khác. Khi hỏi khách hàng về ý kiến của họ, mỗi người đều có quan điểm riêng về cách làm việc của bạn và công ty của bạn. Nếu bạn hỏi họ đúng lúc và bằng cách thích hợp, và đặc biệt là khi họ cảm thấy rằng bạn quan tâm thực sự đến câu trả lời của họ, khách hàng sẽ rất sẵn lòng chia sẻ lời khuyên của mình với bạn.

Để giao tiếp hiệu quả với khách hàng, bạn không nên tranh luận, cướp lời hoặc khẳng định quá mức khi khách hàng phàn nàn. Thay vào đó, bạn cần lắng nghe và cảm ơn khách hàng, sau đó tìm cách khắc phục vấn đề ngay lập tức nếu có thể. Luôn tôn trọng ý kiến của khách hàng và không bao giờ nói rằng họ sai.

Lắng nghe khách hàng

Trong cách nói chuyện với khách hàng, việc lắng nghe vô quan trọng nhằm mục đích cảm nhận và thấu hiểu nhu cầu cũng như mong đợi của khách hàng. Khi đến với doanh nghiệp của bạn, mỗi khách hàng sẽ có những mong muốn riêng nên bạn cần dành thời gian lắng nghe đầu tiên. Việc lắng nghe khách hàng không chỉ thể hiện rằng bạn là một người lịch sự, tôn trọng khách hàng mà còn giúp bạn thu thập ý kiến, thông tin quý giá từ những khách hàng tiềm năng.

Lắng nghe khách hàng

Lắng nghe khách hàng

Giúp đỡ khách hàng nhiệt tình

Việc giúp đỡ khách hàng ngay cả trong những việc nhỏ nhất như mang hàng ra xe hay mở cửa giúp người đang cầm hàng nặng sẽ gửi một thông điệp rõ ràng cho khách hàng rằng bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ họ. Ấn tượng này sẽ ghi sâu trong tâm trí của khách hàng và đương nhiên, sẽ khiến họ quay lại với bạn ở những lần tiếp theo.

Giúp đỡ khách hàng nhiệt tình

Giúp đỡ khách hàng nhiệt tình

Duy trì thái độ tích cực

Không một khách hàng nào thích trò chuyện với một nhân viên luôn thể hiện thái độ tiêu cực với họ. Thái độ sẽ được phản ánh rõ ràng thông qua cách cư xử và giọng nói của bạn khi giao tiếp. Việc luôn vui vẻ khi trò chuyện sẽ giúp khách hàng cảm nhận được sự niềm nở, gần gũi và chân thành nơi bạn. Tất nhiên, bạn chắc chắn sẽ nhận lại nhiều phản hồi tích cực từ họ và đây chính là bàn đạp để bạn lấy đà thăng tiến nhanh chóng.

Duy trì thái độ tích cực

Duy trì thái độ tích cực

Chia sẻ với khách hàng như một người bạn

Tạo dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng thông qua những cuộc trò chuyện về đời sống hằng ngày là một trong những cách nói chuyện với khách hàng. Bạn có thể chủ động chia sẻ về cuộc sống của mình với khách hàng trước. Nội dung có thể là định hướng hoặc hoàn cảnh của bản thân, câu chuyện hài hước hay một chủ đề hot trong thời gian đó. Điều này sẽ giúp bạn tìm được tiếng nói chung với khách hàng và nhanh chóng chiếm lấy cảm tình nơi họ.

Kiểm soát tông giọng

Khi giao tiếp với khách hàng, việc kiểm soát tông giọng của mình là rất quan trọng để thể hiện sự tôn trọng với khách hàng, dù bất kỳ tình huống nào. Nếu khách hàng mất bình tĩnh và nói chuyện với âm lượng lớn, bạn nên nói chậm lại với tông giọng hạ thấp. Điều này giúp khách hàng ổn định và bình tĩnh trở lại. Nếu tiếp cận vấn đề với tâm thế bình tĩnh và sáng suốt, bạn sẽ giúp cho cơn giận dữ của khách hàng mau chóng tan biến.

Giữ lời hứa

Để không đánh mất lòng tin của khách hàng, việc giữ lời hứa là rất quan trọng. Nếu bạn đã hứa với khách hàng về một điều gì đó mà chưa thể hoàn thiện, bạn nên gọi điện thoại và thông báo lại cho khách hàng, đồng thời sắp xếp và hoàn thiện sớm nhất có thể. Điều này giúp bạn xây dựng uy tín trong lòng khách hàng và tạo niềm tin vào năng lực của bạn trong việc giải quyết vấn đề.

Chinh phục khách hàng chưa bao giờ là việc dễ dàng nhưng cách nói chuyện với khách hàng sẽ giúp bạn nhanh chóng tiếp cận và dần chiếm trọn trái tim họ. Hy vọng bài viết chia sẻ này sẽ giúp bạn trong hành trình chinh phục khách hàng của mình.

Xem thêm: Tìm hiểu các ngành kinh tế có triển vọng trong tương lai

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Consultant la nghề gì

Consultant là gì? Triển vọng hấp dẫn của nghề tư vấn hiện nay

Consultant (tư vấn viên) là những chuyên gia cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Công việc...

Kiểm toán nội bộ ngân hàng

Khám phá công việc và kỹ năng cần có của kiểm toán nội bộ ngân hàng

Kiểm toán nội bộ là một phần quan trọng trong hệ thống này, đóng vai trò giám sát, đánh giá và đưa ra các kiến...

Purchase requisition là gì?

Purchase Requisition Là Gì? Bí Quyết Quản Lý Doanh Nghiệp Hiệu Quả

Khi bạn làm việc trong một doanh nghiệp hay đơn giản là khi mua sắm hàng hóa cho tổ chức, bạn đã gặp phải thuật...

Sách lược là gì

Sách lược là gì? Tầm quan trọng trong quản lý điều hành

Sách lược là gì và có sự khác biệt gì với chiến lược? Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng theo dõi bài viết sau...

Nhân viên Content SEO là gì? Công việc, kỹ năng cần có và cơ hội nghề nghiệp

Nhân viên Content SEO là gì? Công việc, kỹ năng cần có và cơ hội nghề nghiệp

Nhân viên Content SEO là gì và thực hiện các công việc như thế nào? Cơ hội việc làm của công việc này trên thị...

Bài Viết Liên Quan
Consultant la nghề gì

Consultant là gì? Triển vọng hấp dẫn của nghề tư vấn hiện nay

Consultant (tư vấn viên) là những chuyên gia cung cấp các dịch vụ tư vấn...

Kiểm toán nội bộ ngân hàng

Khám phá công việc và kỹ năng cần có của kiểm toán nội bộ ngân hàng

Kiểm toán nội bộ là một phần quan trọng trong hệ thống này, đóng vai...

Purchase requisition là gì?

Purchase Requisition Là Gì? Bí Quyết Quản Lý Doanh Nghiệp Hiệu Quả

Khi bạn làm việc trong một doanh nghiệp hay đơn giản là khi mua sắm...

Sách lược là gì

Sách lược là gì? Tầm quan trọng trong quản lý điều hành

Sách lược là gì và có sự khác biệt gì với chiến lược? Để hiểu...

Nhân viên Content SEO là gì? Công việc, kỹ năng cần có và cơ hội nghề nghiệp

Nhân viên Content SEO là gì? Công việc, kỹ năng cần có và cơ hội nghề nghiệp

Nhân viên Content SEO là gì và thực hiện các công việc như thế nào?...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers