Báo cáo thực tập là văn bản tổng hợp các kỹ năng, kinh nghiệm mà sinh viên (thường là năm cuối) tích lũy sau nhiều tháng làm việc thực tế tại các doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, VietnamWorks HR Insider sẽ giúp bạn hiểu rõ báo cáo thực tập là gì và hướng dẫn bạn cách viết báo cáo thực tập hoàn hảo nhất.
Báo cáo thực tập là gì?
Báo cáo thực tập là gì? Báo cáo thực tập là tài liệu tổng kết các kỹ năng, trải nghiệm, bài học cá nhân trong quá trình sinh viên tham gia thực tập tại một doanh nghiệp, cơ quan, công ty nào đó.
Đây là bài tập bắt buộc dành cho sinh viên năm cuối, giúp sinh viên ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế, đánh giá chính xác năng lực của bản thân. Ngoài ra, báo cáo thực tập giúp sinh viên ghi điểm trong mắt giảng viên, cũng như nhà tuyển dụng.
Cách viết báo cáo thực tập chuẩn nhất
Để viết một báo cáo được đánh giá cao, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lời mở đầu báo cáo thực tập
Lời mở đầu là phần đầu tiên của báo cáo, nhằm giới thiệu tổng quan về quá trình thực tập. Bạn nên nêu rõ mục đích của thực tập, nơi thực tập, thời gian thực tập và những công việc chính đã thực hiện.
Lời mở đầu cần ngắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ thông tin để người đọc nắm bắt được bối cảnh. Dưới đây là một số nội dung cần có trong lời mở đầu của báo cáo thực tập:
- Lý do chọn đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Cấu trúc của báo cáo
Bước 2: Tóm tắt những ý cần nêu trong báo cáo thực tập
Trong phần này, bạn cần tổng hợp các ý chính mà bạn sẽ trình bày chi tiết trong báo cáo. Dưới đây là gợi ý chi tiết các nội dung chính của báo cáo thực tập:
Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập
Phần này cung cấp thông tin khái quát về cơ quan, doanh nghiệp bạn thực tập. Cần ngắn gọn, giới hạn trong khoảng 2 trang. Các thông tin bao gồm:
- Tên, địa chỉ đầy đủ của cơ quan/doanh nghiệp
- Lịch sử hình thành và phát triển
- Cơ cấu tổ chức (vẽ sơ đồ tổ chức)
- Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề hoạt động
- Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,…
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trình bày tóm tắt các kiến thức, kinh nghiệm đã học được trong quá trình thực tập để giải quyết các vấn đề trong báo cáo.
Chương 3: Nội dung thực tập tại cơ quan/đơn vị tiếp nhận
Đây là phần quan trọng nhất của báo cáo, bao gồm:
- Mô tả công việc được giao
- Phương thức làm việc
- Quy trình thực hiện công việc
- Kết quả đạt được trong thời gian thực tập
- Kết quả khảo sát và thu thập tài liệu
- Phân tích và xử lý số liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này chiếm số điểm lớn nhất trong báo cáo. Bạn cần trình bày cẩn thận, bao gồm:
- So sánh giữa chương trình đào tạo và thực tế tại nơi thực tập
- Những điểm chưa phù hợp giữa đào tạo và thực tế
- Đề xuất giải pháp cải tiến chương trình đào tạo
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Phần này ngắn gọn, chỉ khoảng 2 trang và bao gồm:
- Tóm tắt những việc đã thực hiện
- Trình bày điểm mạnh, hạn chế của quá trình thực tập
- Ý kiến cá nhân và những bài học rút ra
- Nguyện vọng sau khi hoàn thành chương trình thực tập
Bước 3: Kết luận báo cáo thực tập
Phần kết luận là phần chốt lại nội dung cuối cùng của báo cáo thực tập. Bạn cần viết ấn tượng để nhấn mạnh toàn bộ các điểm quan trọng đã trình bày. Phần này không chỉ giúp tổng hợp lại những gì bạn đã đạt được mà còn là cơ hội để tạo dấu ấn với người đọc. Lời kết nên ngắn gọn, súc tích, phù hợp với nội dung đã trình bày.
Khám phá thêm bài viết 11 kỹ năng mềm cho sinh viên cực cần thiết giúp hoàn thiện bản thân và phát triển sự nghiệp.
Bước 4: Lời cảm ơn trong báo cáo thực tập
Lời cảm ơn là phần không thể thiếu trong báo cáo thực tập. Đây là nơi bạn thể hiện sự biết ơn đến những người đã hỗ trợ bạn trong suốt quá trình thực tập, từ giảng viên hướng dẫn đến các đồng nghiệp và người quản lý tại nơi thực tập. Lời cảm ơn cần chân thành, cụ thể và ngắn gọn.
Bước 5: Bìa báo cáo thực tập
Sau khi hoàn thành nội dung, bạn cần chú ý đến phần bìa của báo cáo. Mẫu bìa báo cáo thực tập nên đơn giản nhưng tinh tế và chuẩn mực. Bìa thường có khung viền trang trọng, phổ biến là kiểu đường kẻ song song hai bên. Cần căn chỉnh để đảm bảo phần bìa không bị cắt khi đóng sách, đảm bảo tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp.
- Tên trường đại học/cao đẳng
- Tên khoa/ngành
- Tên đề tài báo cáo thực tập
- Họ và tên sinh viên
- Lớp học
- Năm thực tập
>> Mời bạn đón đọc thêm các bài viết hay sau:
- Kênh GT là gì? Ưu, nhược điểm và giải pháp vận hành kênh GT hiệu quả
- Rat race là gì? Nắm bắt cơ hội thoát khỏi đường đua
- Giải mã COCC là gì và cách nhận biết
- Billboard là gì? Ưu nhược điểm và cách triển khai Billboard hiệu quả
- Mẫu biên bản bàn giao công việc mới, chuẩn nhất hiện nay
- Khám phá ưu điểm và hạn chế của biểu đồ xương cá
- Ma trận BCG là gì? Thành phần, cách vẽ ma trận BCG
Lưu ý khi viết báo cáo thực tập
Trong quá trình viết báo cáo thực tập, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Ngôn ngữ, văn phong
Khi viết báo cáo, bạn cần sử dụng ngôn ngữ trang trọng, rõ ràng và chính xác. Tránh dùng các từ ngữ địa phương, tiếng lóng hay các từ viết tắt không thông dụng. Văn phong cần mạch lạc, dễ hiểu và phù hợp với môi trường học thuật.
Trình bày
Báo cáo thực tập cần được trình bày rõ ràng, sạch sẽ và theo đúng định dạng quy định của trường. Các phần cần được chia thành các mục rõ ràng, sử dụng font chữ dễ đọc và kích thước chữ phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến việc căn lề, khoảng cách giữa các dòng và cách đặt tiêu đề.
Nếu bạn còn đang loay hoay, chưa rõ cách viết thư ứng tuyển thực tập và cách viết cv xin thực tập ra sao hãy tham khảo ngay!
Bố cục
Bố cục của báo cáo cần logic, mạch lạc và dễ theo dõi. Một báo cáo thường gồm các phần chính như lời mở đầu, nội dung chính, kết luận và tài liệu tham khảo. Mỗi phần cần được chia nhỏ thành các đoạn để người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin.
Tài liệu tham khảo
Phần tài liệu tham khảo rất quan trọng, giúp bạn chứng minh được những thông tin, số liệu trong báo cáo của mình là có cơ sở. Bạn nên liệt kê tất cả các tài liệu, sách, bài báo mà bạn đã tham khảo để viết báo cáo. Đảm bảo rằng bạn sử dụng đúng các quy tắc trích dẫn và format tài liệu tham khảo theo yêu cầu của trường.
Hình ảnh, biểu đồ
Hình ảnh và biểu đồ giúp báo cáo của bạn sinh động hơn và dễ hiểu hơn. Bạn nên sử dụng hình ảnh, biểu đồ để minh họa cho các số liệu, kết quả nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng các hình ảnh, biểu đồ này có chất lượng tốt, rõ ràng và có chú thích đầy đủ.
Viết báo cáo thực tập không hề khó nếu bạn nắm vững các bước và lưu ý trên. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để tự tin hoàn thành báo cáo thực tập một cách xuất sắc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới để được VietnamWorks HR Insider hỗ trợ giải đáp. Chúc bạn thành công!
Một chủ đề phổ biến khác liên quan thực tập cũng được quan tâm, bạn hãy cùng xem ngay bài viết cách viết email xin thực tập.
Khi viết báo cáo thực tập hiệu quả và chuyên nghiệp, bạn cần chú ý đến nhiều yếu tố để đảm bảo nội dung rõ ràng và có giá trị. Một trong những cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng viết báo cáo là tìm kiếm các cơ hội thực tập phù hợp. Nếu bạn đang tìm việc làm Củ Chi để áp dụng những kiến thức học được, hoặc muốn tìm thêm việc làm thêm chân tay tại nhà để có thêm thu nhập, có nhiều lựa chọn để khám phá. Đối với những ai quan tâm đến ngành lái xe, bạn có thể xem xét tuyển lái xe B2 hoặc tìm việc lái xe 7 chỗ mới nhất.
Nếu bạn cần tìm việc làm lái xe Bình Dương, việc làm lái xe Hà Nội, hoặc tìm việc làm lái xe tại TP.HCM, đây đều là các lựa chọn hấp dẫn. Bạn cũng có thể cân nhắc các vị trí như tuyển nhân viên giao hàng hoặc tuyển dụng hành chính. Đừng quên theo dõi 24h việc làm để không bỏ lỡ các cơ hội tốt và khám phá thêm cơ hội việc làm Bình Dương, việc làm Đà Nẵng, và việc làm BMT.
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: HDBank tuyển dụng, VPBank tuyển dụng, TPBank tuyển dụng, MB tuyển dụng, Ngân hàng Nhà nước tuyển dụng và PVcomBank tuyển dụng.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.