adsads
shutterstock 1361756156
Lượt Xem 4 K

Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc nắm giữ quyền lực khiến chúng ta trở nên ích kỷ và kiêu ngạo hơn – ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng mình đang sử dụng quyền lực với mục đích mang lại lợi ích cho người khác. Phải chăng nắm giữ và sử dụng quyền lực mà vẫn duy trì được các quy tắc đạo đức là điều không thể thực hiện? 

Quyền lực và sự thông cảm

Nắm giữ quyền lực dù là vì mục đích tốt vẫn khiến chúng ta dễ xem mình là trung tâm và trở nên kiêu ngạo. Tuy nhiên, ta có thể vượt qua những thách thức này để tích lũy quyền lực bằng cách nuôi dưỡng sự đồng cảm.

Khoa học đã chứng minh rằng bộ não của chúng ta là một hệ thống năng động, liên tục thay đổi và thích nghi để đáp ứng với các kích thích môi trường mà chúng ta tiếp xúc. Nghiên cứu tâm lý đã tiên phong về việc phát triển sự đồng cảm có liên quan chặt chẽ với những phát hiện về tính tính linh hoạt của não bộ. 

Nó cho thấy rằng sự đồng cảm không phải là một đặc điểm sinh ra đã có; nó là một kỹ năng, một khả năng mà tất cả chúng ta có thể xây dựng và củng cố. Các phương pháp để tăng cường sự đồng cảm có thể đơn giản đến kinh ngạc. 

Các can thiệp khoa học hầu như không phải là cách duy nhất để phát triển sự đồng cảm. Càng hòa mình vào cảnh ngộ của người khác, thì sự đồng cảm càng sâu sắc: người quản lý làm những công việc cấp thấp trước khi thăng tiến lên các vị trí cao hơn sẽ trân trọng những đóng góp của nhân viên tuyến đầu và công nhân hơn nhiều so với các đồng nghiệp thường xuyên có các buổi ăn trưa ngoại giao với khách hàng và nhà đầu tư. 

Nuôi dưỡng sự thông cảm

Các biện pháp can thiệp và trải nghiệm này cho chúng ta thấy rằng để tăng độ chính xác về khả năng thấu cảm của một người đòi hỏi người đó phải biết đặt mình vào vị trí và cảnh ngộ của người khác. Sự thúc đẩy đồng cảm lúc này đã có tác dụng. Nhưng việc duy trì tác dụng của chúng theo thời gian và vượt ra ngoài bối cảnh tức thì luôn là một thách thức lớn hơn rất nhiều.

Việc phát triển sâu sắc và lâu dài sự đồng cảm đòi hỏi nhiều thứ hơn là tạm thời nhìn thế giới qua đôi mắt của người khác. Nó đòi hỏi sự chuyển đổi bền vững từ việc tập trung vào bản thân sang nhận thức và trân trọng sự phụ thuộc lẫn nhau. Mọi người có thể coi bản thân là tách biệt và độc lập với những người khác, hoặc họ có thể thấy mình có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau với những người chung quanh. 

Giống như việc tiếp nhận quan điểm, cách nhìn phụ thuộc lẫn nhau này về bản thân có thể được kích thích bằng những biện pháp can thiệp đơn giản. Cái tôi có thể uốn nắn được, và không có gì ngạc nhiên khi quan điểm phụ thuộc lẫn nhau truyền cảm hứng cho sự đồng cảm nhiều hơn, tính hợp tác và một định hướng tập thể.

Có nên xem bản thân mình là trung tâm nơi công sở?

Sau cùng thì sự phát triển của một cá nhân chính là việc mở rộng những gì cá nhân đó nhận thức, cảm thấy được gắn kết và chịu trách nhiệm về. Nhà quản lý không nên bắt đầu bằng việc xem bản thân là trung tâm. 

Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra cách một xã hội có thể nâng cao nhận thức về sự phụ thuộc lẫn nhau và thông qua sự đồng cảm được tạo ra, ta có thể giới hạn được những tác động tiêu cực về mặt đạo đức mà quyền lực mang lại, từ đó đạt được sự hưng thịnh tập thể. Do đó, nếu bạn muốn trở thành nhà quản lý tốt thì đừng xem bản thân mình là trung tâm tại chốn công sở. Điều này chỉ làm bạn xa cách và không thể làm việc cùng nhân viên của mình. Đôi khi, chúng ta cố gắng nhìn xuyên qua lớp sương mù của bản tính ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình, những sự kiện lớn hơn nhiều so với bản thân chúng ta đã nhắc nhở và khơi dậy sự đồng cảm trong chính ta. 

Đại dịch COVID-19 đã giúp một số người thấy rằng việc đơn phương thực thi quyền lực cá nhân là vô ích và phản tác dụng. Những trải nghiệm làm thay đổi cuộc sống chẳng hạn như đại dịch cũng khiến chúng ta nhận thức rõ hơn về sự vô thường của cuộc sống, vốn từ lâu đã là một trong những biện pháp phòng thủ mà con người dùng để chống lại mối nguy lớn khác đến từ quyền lực: Bản tính tự cao.

>> Xem thêm: Bạn đã thực sự trao quyền phát triển cho nhân viên của mình?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers