adsads
15 1200x900
Lượt Xem 6 K

Để gây ấn tượng tốt với cấp trên, bạn không ngừng chủ động nhận task (nhiệm vụ) để được sếp ghi nhận. Tuy nhiên, không phải lúc nào công việc sếp giao là trách nhiệm mà bạn phải hoàn thành, nhưng bạn lo lắng nếu không nhận lời thì bạn sẽ bị sếp ghét, gây ảnh hưởng đến công việc và con đường phát triển của bạn sau này ở công ty.

Công việc quá tải sẽ khiến bản thân bạn gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống cá nhân của bạn, hay thậm chí có thể ảnh hưởng tới cả chất lượng công việc. Nhưng, không phải lúc nào sếp của bạn cũng thấy hài lòng khi bạn từ chối nhận task. Vậy nên, làm gì khi sếp hay nhờ vả? Hãy tham khảo một số cách dưới đây khi nhận được yêu cầu từ sếp nhé! 

Cân nhắc vấn đề trước khi từ chối

Trước khi từ chối cấp trên khi nhận được yêu cầu, bạn nên dành thời gian suy nghĩ và cân nhắc công việc mà bạn được yêu cầu đòi hỏi những kỹ năng gì và mất bao lâu để hoàn thành công việc đó, hay việc này chỉ là “việc vặt”. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, nếu nó phù hợp với bạn thì bạn có thể nhận hoàn thành nó, còn không phù hợp thì bạn nên lấy một lý do tế nhị để từ chối.

Lưu ý: Bạn không nên cân nhắc vấn đề quá lâu. Hãy xin sếp một khoảng thời gian ngắn nhất định để cho bản thân suy nghĩ. Vì làm vậy, nếu bạn từ chối sếp sẽ sắp xếp người khác hoàn thành công việc, tránh trường hợp công việc bị chậm trễ.

Làm Gì Khi Bị Phê Bình Với Những Đánh Giá Tiêu Cực?

Cách từ chối công việc sếp giao

Từ chối một công việc mà vẫn để lại ấn tượng tốt cũng là một nghệ thuật. Vậy, làm thế nào để từ chối công việc sếp giao đúng cách mà không gây mất lòng sếp?

Thành thật trình bày về khối lượng công việc của bạn hiện tại

Hãy chia sẻ cho sếp biết nếu thêm những công việc khác vào sẽ khiến bạn cảm thấy quá tải, nếu nhận thêm việc sẽ khiến bạn lơ là những công việc hiện tại, dẫn tới ảnh hưởng tiến độ công việc. Bạn nên giải thích cặn kẽ cho sếp càng sớm càng tốt về lý do bạn cần ưu tiên những công việc hiện tại hơn.

Tất nhiên, bạn cũng cần cho sếp thấy được rằng bạn cũng nghiên cứu về nhiệm vụ được giao kỹ càng thay vì từ chối ngay tức thì hoặc lắc đầu mà không hề có lý do từ chối chính đáng. Đứng trên cương vị một người quản lý với mong muốn phòng ban của mình sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, sếp sẽ hiểu được nguyên nhân bạn từ chối và vui vẻ giao công việc đó cho người khác.

Dùng ngôn từ lịch sự và thái độ tôn trọng sếp

Trong quá trình giao tiếp với sếp, bạn cần tránh dùng những cụm từ như “tôi ghét”, “ em không thích”, “không muốn làm” hay “sếp đi giao cho người khác đi”… với một thái độ gắt gỏng. Bạn không nên nói như vậy, thay vì thế bạn nên sử dụng ngôn từ lịch sự, uyển chuyển hơn và thể hiện mình rất tôn trọng sếp. Có như thế, bạn sẽ hạn chế được nguy cơ bị sếp “ghim” khi từ chối những yêu cầu công việc. 

Bạn nên chia sẻ những khó khăn của bạn như bạn cảm thấy công việc này vượt quá khả năng hoặc đây không phải là thời điểm thích hợp để bạn hoàn thành công việc. 

Chất lượng không phải là số lượng

Một trong những cách từ chối hiệu quả khi cấp trên giao việc, đó là bạn trình bày về chất lượng công việc. Một nhà lãnh đạo tài ba hay thậm chí một nhân viên cũng biết được rằng việc dồn ép công việc và thiếu thời gian hoàn thành sẽ làm giảm chất lượng của các công việc. Hãy trao đổi cho sếp thấy được thời hạn của những công việc mà bạn đang thực hiện, để sếp hiểu được chất lượng công việc nên là ưu tiên hàng đầu mà không phải số lượng. Để đánh giá một nhân viên giỏi hay tốt, cấp trên luôn nhìn vào hiệu quả và chất lượng của công việc mà nhân viên đảm nhiệm chứ không phải là số lượng công việc người đó nhận.

Nếu một nhân viên nhận nhiều việc nhưng không đem lại kết quả tốt, người đó sẽ bị đánh giá có năng lực kém. Vậy nên, bạn nên cho sếp thấy bản thân là nhân viên có trách nhiệm cao và không sao nhãng những công việc hiện tại bằng cách này.

Không đủ kỹ năng hoàn thành 

Ngoài nỗi lo về chậm trễ thời hạn hoàn thành công việc, bạn nên thẳng thắn chia sẻ cho sếp về năng lực của mình. Khi nhận được yêu cầu của sếp, bạn nên thành thật đánh giá lại năng lực có phù hợp để mình thực hiện công việc này không. 

Tìm giải pháp thay thế

Bạn không thể ôm đồm quá nhiều công việc cùng lúc, bạn nên góp ý và đề xuất những đồng nghiệp mà bạn thấy ở họ khả năng phù hợp để đảm đương trách nhiệm. Đồng thời, bạn có thể trở thành người hỗ trợ để hoàn thành dự án này. Hoặc bạn có thể đề xuất với sếp lùi lại thời hạn công việc, để bạn tập trung vào những công việc trước mắt trước khi thực hiện công việc mới.

Tìm giải pháp thay thế là một trong những mẹo từ chối khéo léo đối với những công việc sếp giao mà vẫn đảm bảo ghi điểm trong mắt cấp trên và đồng nghiệp của mình.

 

Xem thêm: Hybrid working có đang làm mất đi gắn kết đồng nghiệp?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Kịch bản trả lời lương tháng bao nhiêu khiến cô bác nhớ mãi

Câu chuyện về việc họ hàng, người quen hỏi: “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ không còn xa lạ với nhiều người Việt Nam. Đó...

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng sau đó lại bị cuốn vào vòng xoáy công việc...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

6 dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng “tạm biệt” công ty hiện tại

Bạn đang rơi vào tình trạng đắn đo không biết liệu có nên nghỉ việc, bởi lo ngại nhỡ chẳng may đưa ra quyết định...

Khi nào là “thời điểm vàng” để nhảy việc mà vẫn nhận đủ thưởng Tết?

Cố gắng chịu đựng thêm 1-2 tháng đợi nhận được thưởng Tết rồi nhảy việc, hay chấp nhận từ bỏ thưởng Tết đổi lấy cơ...

Bài Viết Liên Quan

Kịch bản trả lời lương tháng bao nhiêu khiến cô bác nhớ mãi

Câu chuyện về việc họ hàng, người quen hỏi: “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ...

Bí quyết bám sát mục tiêu sự nghiệp: Những công cụ giúp bạn luôn đi đúng hướng

Bạn có bao giờ đặt ra những mục tiêu sự nghiệp đầy tham vọng, nhưng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

6 dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng “tạm biệt” công ty hiện tại

Bạn đang rơi vào tình trạng đắn đo không biết liệu có nên nghỉ việc,...

Khi nào là “thời điểm vàng” để nhảy việc mà vẫn nhận đủ thưởng Tết?

Cố gắng chịu đựng thêm 1-2 tháng đợi nhận được thưởng Tết rồi nhảy việc,...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers