adsads
ban duoc thang chuc nhung nen dong y hay nen tu choi 3
Lượt Xem 20 K

#Câu hỏi 1: Bạn đã sẵn sàng để “gánh vác” vị trí này chưa?

Bạn đã thể hiện tốt năng lực bản thân trong vài dự án và sếp của bạn nhìn nhận được điều này, tuy nhiên, liệu bạn có đủ khả năng để tiếp tục làm tốt mọi thứ trong lâu dài không? Đảm nhiệm vị trí lãnh đạo ngoài năng lực vượt trội còn đòi hỏi nhiều kĩ năng mang tính chất “thiên phú”, bạn vẫn có thể học được chúng, quan trọng là bạn sẽ mất khá nhiều thời gian. Có điều, chiếc ghế “nóng” đó có chịu chờ đợi bạn hay không mới là chuyện đáng quan ngại. Vì vậy, khi được đề cử thăng chức, hãy chắc chắn rằng bạn đã trang bị cho mình đầy đủ, nếu chưa, hãy suy nghĩ lại!

#Câu hỏi 2: Mục tiêu nghề nghiệp trong dài hạn của bạn là gì?

Được thăng chức, đồng thời là cơ hội nhận được bổng lộc nhiều hơn một nhân viên bình thường, thật hấp dẫn! Nhưng dù sao đi nữa, bạn cần cân nhắc xem nếu nhận lời đề nghị thăng chức, vị trí này có làm ảnh hưởng đến mục tiêu nghề nghiệp mà bạn đã vạch sẵn không? Ví dụ, nếu sự thăng chức này chỉ là một bước tiến nhỏ, nhưng bạn có nguy cơ bị “mắc kẹt” với nó mãi mà không tiến lên được nữa thì bạn có muốn đảm nhiệm không? Hoặc, nếu được nhận một chức lãnh đạo “nhỏ” nhưng ngược lại, bạn phải chuyển đến nơi làm việc xa gia đình, cản trở bạn trong quá trình đạt được mục tiêu thì e rằng, bạn không cần phải “hi sinh” nhiều đến vậy!

#Câu hỏi 3: Chấp nhận đề xuất thăng tiến này, liệu bạn có còn được “sống chết” với đam mê của mình?

Thật ra, ai cũng có đam mê riêng, nhưng không phải người nào cũng có thể dùng đam mê của mình để kiếm ra tiền. Để có thể duy trì cuộc sống tốt nhất, đôi lúc chúng ta phải “cất” đam mê vào một góc nhỏ và tiếp tục cố gắng hoàn thành cho tròn trách nhiệm của những việc làm “tẻ nhạt” mang lại cho ta thu nhập. Ở vị trí của một nhân viên nhỏ, bạn có thể làm vậy, nhưng đã làm sếp, bạn không thể làm qua loa cho xong trách nhiệm mà phải gánh vác trên vai trọng trách rất lớn, áp lực đầy mình. Nếu lúc này bạn không có đam mê, không yêu thích công việc, thì bạn chẳng thể làm mọi thứ một cách tâm huyết và hoàn hảo nhất. Do đó, đừng làm lãnh đạo nếu bạn không hứng thú với công việc, vì điều này không những làm bạn mệt mỏi mà còn gây ra ảnh hưởng không tốt cho doanh nghiệp.

#Câu hỏi 4: Người từng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo này giờ ra sao?

Hãy xem xem liệu người từng đảm nhiệm vị trí này hiện tại có đang thành công hay không, vì hình ảnh của họ cũng phản ánh phần nào bạn trong tương lai nếu như bạn “ngồi” vào chiếc ghế đó. Ví dụ, nếu người cũ bây giờ đã tiếp tục bước lên vị trí cao hơn thì khả năng chiếc ghế này là bàn đạp tốt để họ, và cả bạn, có thể chạm đến thành công. Ngược lại, nếu họ đã rời khỏi công ty, bạn cũng nên điều tra kĩ và thận trọng khi nhận công việc này. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự chủ động tìm đến người cũ, hỏi thăm đồng nghiệp,…sau đó tổng hợp ý kiến, lời khuyên để đưa ra cho mình quyết định đúng đắn nhất.

#Câu hỏi 5: Bạn sẽ nhận được gì nếu chấp thuận lời đề nghị thăng chức?

Những lợi ích mà bạn sẽ nhận được khi đảm nhiệm vị trí này không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến quyết định nhận chức của bạn, nhưng nó lại đóng vai trò rất quan trọng. Làm sếp thì trách nhiệm càng nhiều, thử thách càng tăng, nếu lương hay chế độ đãi ngộ vẫn “lèo tèo”, ai mà dám nhận đúng không nào? Do đó, hãy trao đổi, thỏa thuận cặn kẽ với cấp trên để bảo vệ quyền lợi cho mình, đồng thời tiếp thêm nguồn động lực để bản thân có thể làm việc một cách tốt nhất.

Xét đến cùng, nhận được đề nghị thăng chức chứng tỏ bạn đã vượt trội và xuất sắc hơn rất nhiều người rồi, chúc mừng bạn nhé! Còn quyết định chấp thuận hay từ chối thì sau khi nghiền ngẫm và tìm cho mình câu trả lời cho 5 câu hỏi trên, ắt hẳn bạn cũng đã phần nào quyết định được hướng đi tốt nhất cho con đường sự nghiệp của mình rồi. VietnamWorks chúc bạn luôn may mắn và thành công nhé!

Ebook “Để có bước tiến trong sự nghiệp”

Bạn đang ở mãi một vị trí suốt thời gian dài mà không được thăng tiến trong công việc? Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân mình đâu chính là lí do bạn cứ mãi “dậm chân tại chỗ” như vậy?  Nếu bạn đang có nhiều băn khoăn, trăn trở trên con đường thăng tiến sự nghiệp thì quyển ebook “Để có bước tiến trong sự nghiệp” này chắc chắn sẽ là một cuốn cẩm nang bổ ích cho bạn.

VietnamWorks hi vọng rằng quyển ebook này sẽ giúp bạn định hướng được những khó khăn đang gặp phải và tìm ra giải pháp cho những khó khăn ấy.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng biệt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cách họ giao tiếp và làm việc cùng nhau. 

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người đứng ngồi không yên. Nhưng đây không phải là dấu chấm hết cho cơ hội nghề nghiệp của bạn. 

Tìm việc hợp ý, hợp cả vị trí với tính năng tìm việc gần bạn trên ứng dụng VietnamWorks

Tìm một công việc lý tưởng không chỉ phụ thuộc vào mức lương, chế độ hay môi trường làm việc, mà còn nằm ở vị trí địa lý – đặc biệt là khi bạn mong muốn một nơi làm việc thuận tiện, không phải mất nhiều thời gian di chuyển.

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không gian làm việc lành mạnh, hiệu quả. 

Bài Viết Liên Quan

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng biệt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cách họ giao tiếp và làm việc cùng nhau. 

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú vị là ngay cả những ngành nghề tưởng chừng như không liên quan đến con số, từ nghệ thuật đến nhà hàng, từ y tế đến giáo dục, đều đang phải "bơi" trong đại dương dữ liệu. 

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người đứng ngồi không yên. Nhưng đây không phải là dấu chấm hết cho cơ hội nghề nghiệp của bạn. 

Tìm việc hợp ý, hợp cả vị trí với tính năng tìm việc gần bạn trên ứng dụng VietnamWorks

Tìm một công việc lý tưởng không chỉ phụ thuộc vào mức lương, chế độ hay môi trường làm việc, mà còn nằm ở vị trí địa lý – đặc biệt là khi bạn mong muốn một nơi làm việc thuận tiện, không phải mất nhiều thời gian di chuyển.

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không gian làm việc lành mạnh, hiệu quả. 

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers