• .
adsads
Picture1 12
Lượt Xem 2 K

Với người ít kinh nghiệm, phỏng vấn xin việc có thể là một trải nghiệm vô cùng khó khăn. Bạn sẽ không biết phải thể hiện như thế nào để trở thành ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng khi có hàng trăm hồ sơ tương tự hoặc nặng ký hơn cùng cạnh tranh. Lỡ đâu mình nói sai gì đó hoặc “xui xẻo” gặp phải những câu hỏi phỏng vấn khó? Lo lắng trong trường hợp này là tâm trạng vô cùng dễ hiểu, tuy nhiên lo lắng cũng làm giảm cơ hội của bạn. Khi đó, việc đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì chính là chìa khóa để có một buổi phỏng vấn thành công. Bằng việc chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn hoàn toàn có thể biến điểm yếu của bản thân thành ưu thế và làm chủ các tình huống khó khăn nhất. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ mục tiêu của một buổi phỏng vấn việc làm điển hình, từ đó xây dựng chiến lược để bạn thể hiện tốt nhất thông qua cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn thường gặp; đồng thời gợi ý cho bạn một số câu trả lời mẫu hay để bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.

1. Phỏng vấn xin việc là gì?

Phỏng vấn việc làm là một phần quan trọng của quá trình tuyển dụng. Sau khi xem xét tất cả các hồ sơ ứng tuyển đã nhận, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với những ứng viên có hồ sơ phù hợp để hẹn phỏng vấn. Tại đây, nhà tuyển dụng sẽ tìm cách xác nhận bạn có thực sự đáp ứng được các yêu cầu công việc như đã thể hiện trong CV không và bạn có phải là người phù hợp với vị trí tuyển dụng nhất hay không. Trong một số trường hợp, bộ phận nhân sự sẽ thực hiện một cuộc phỏng vấn sơ bộ qua điện thoại nhằm xác minh tính chân thực của hồ sơ ứng tuyển trước khi bước vào các vòng phỏng vấn sâu hơn cùng các bộ phận mà bạn ứng tuyển.

Dưới đây là những tiêu chí mà nhà tuyển dụng sẽ xem xét trong các buổi phỏng vấn.

  • Những gì bạn ghi trong CV có trung thực, chất lượng hay không?
  • Kỹ năng của bạn có phù hợp với công việc không?
  • Bạn sẽ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp chứ?
  • Bạn có thực sự quan tâm tới công việc này hay không?
  • Bạn có định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng hay không? Định hướng của bạn có phù hợp với mục tiêu của công ty?
  • Bạn có thể cống hiến gì cho công ty?

2. Hiểu về mục tiêu của phỏng vấn xin việc 

Khi tham gia phỏng vấn, chắc chắn bạn rất muốn được đánh giá là ứng viên phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển và có một công việc rồi, nhưng đừng quên rằng trước khi đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì là cơ hội để bạn thu thập thông tin về nhà tuyển dụng và rằng đây có thực sự là cơ hội việc làm mà bạn muốn hay không.

Hãy nghĩ về buổi phỏng vấn như một cuộc trò chuyện giữa hai người, nơi mỗi người đang cố gắng tìm hiểu thêm về người kia. Quá trình phỏng vấn là một con đường hai chiều. Bạn đang đi tới một mục tiêu: một công việc phù hợp; và nhà tuyển dụng cũng đang hướng tới một đích đến, đó là tuyển đúng người.

3. Đi phỏng vấn cần chuẩn bị những gì? 

3.2 Phân tích thật kỹ mô tả công việc

Hãy sử dụng mô tả công việc  như một bản hướng dẫn về các mong đợi của nhà tuyển dụng. Mô tả công việc sẽ bao gồm một danh sách các bằng cấp, kỹ năng, phẩm chất và nền tảng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở một ứng viên lý tưởng. Bạn càng có thể “căn chỉnh” bản thân với những chi tiết này, nhà tuyển dụng sẽ càng có thể thấy rằng bạn là ứng viên phù hợp. Mô tả công việc cũng có thể gợi ý cho bạn về cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng có thể hỏi.

Bạn đã biết đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì chưa?

3.3 Chuẩn bị trước các câu trả lời phỏng vấn

Trong một buổi phỏng vấn việc làm, nhà tuyển dụng có thể đưa ra các câu hỏi khó nhằm tìm kiếm các thông tin quan trọng về bạn hoặc tìm hiểu cách bạn tư duy như thế nào. Hãy luôn đảm bảo là bạn đã chuẩn bị đầy đủ thông tin để ứng phó linh hoạt trong những trường hợp này. Cách tốt nhất là tham khảo các danh sách câu hỏi phỏng vấn xin việc điển hình và chuẩn bị trước các câu trả lời cho chúng. Bạn có thể tham khảo danh sách các câu hỏi phỏng vấn thường gặp ở cuối bài viết này.

3.4 Tìm hiểu thông tin về công ty

Nghiên cứu về công ty mà bạn chuẩn bị phỏng vấn xin việc giúp bạn hiểu rõ về ngữ cảnh của các câu hỏi trong buổi phỏng vấn, từ đó nắm thế chủ động trong việc đưa ra các câu trả lời phù hợp và câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng. Càng hiểu về công ty, bạn càng có lợi thế hơn đối thủ. Mặt khác, thể hiện bản thân hiểu rõ về công ty cũng cho nhà tuyển thấy mức độ nghiêm túc của bạn đối với vị trí tuyển dụng. Dưới đây là một vài điều bạn nên biết trước khi đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì của mình:

  • Sản phẩm/dịch vụ của công ty
  • Tầm nhìn, sứ mệnh và định hướng của công ty
  • Văn hóa của công ty
  • Đối thủ của công ty
  • Doanh thu, lợi nhuận, thị trường của công ty thông qua các báo cáo thường niên

4. Bạn cần biết các thông tin gì từ nhà tuyển dụng để xác định đây là công việc mình mong muốn? 

4.1 Môi trường và văn hóa làm việc

Bạn nên hỏi người phỏng vấn về cách mà công ty lắng nghe và giải quyết những phản hồi tiêu cực của nhân viên, cách công ty phản ứng trước những góp ý này sẽ cho bạn thấy liệu rằng công ty có tư duy mở hay chỉ dựa trên yêu cầu từ cấp trên.

Cách công ty trả lời email hay mạng làm việc nội bộ có thể nói lên phần nào văn hóa công ty. Có công ty sẽ yêu cầu bạn phải trả lời ngay khi nhận được thông báo dù là ngoài giờ làm việc nhưng sẽ có công ty cho phép bạn đợi đến sáng mai để hồi âm.

4.2 Phạm vi công việc

Hãy hỏi cụ thể về phạm vi công việc và cách đánh giá hiệu quả công việc của vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Bạn có thể sử dụng một số câu hỏi sau để hỏi nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn xin việc để hiểu rõ hơn về vị trí mà mình đang tham gia phỏng vấn:

  • Một ngày/tuần điển hình của vị trí này diễn ra như thế nào?
  • Tôi sẽ làm việc với ai/các bên/bộ phận nào thường xuyên nhất?
  • Làm thế nào để đánh giá mức độ thành công của một người ở vị trí này? 
  • Kỹ năng hay đặc điểm nào sẽ khiến một người thành công ở vị trí này?
  • Đâu là những thử thách lớn nhất trong 6 tháng đầu tiên của vị trí này?

4.3 Khả năng phát triển của vị trí ứng tuyển

Nếu có ý định làm việc lâu dài ở công ty, hiển nhiên là bạn sẽ muốn thăng tiến sau một thời gian làm việc. Mặt khác, giá trị của bạn được xây dựng qua các nhiệm vụ bạn thực hiện và thời gian bạn bỏ ra cho nó. Là một ứng viên sáng suốt, hẳn bạn sẽ không muốn giá trị của mình qua các năm vẫn như những ngày đầu mới đi làm. Do đó, bạn sẽ muốn biết mình sẽ có thể phát triển như thế nào thông qua một vị trí công việc. Một lộ trình phát triển và thăng tiến rõ ràng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn khi cân nhắc tới các yếu tố khác như lương bổng, hoặc khi phải lựa chọn giữa các lời đề nghị làm việc. Hãy hỏi nhà tuyển dụng các câu hỏi sau để biết được các thông tin cần thiết:

  • Vì sao công ty lại tuyển dụng vị trí này? Đây là có phải là vị trí mới ở công ty không?
  • Cơ hội phát triển của một người ở vị trí này là như thế nào?
  • Làm thế nào để một nhân viên được thăng tiến ở công ty?
  • Công ty có chương trình đào tạo hoặc hỗ trợ nhân viên phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc nào không?

4.4 Các phúc lợi và đãi ngộ cho vị trí ứng tuyển

Đây là các thông tin cực kỳ quan trọng, đặc biệt khi bạn cần cân nhắc một mức lương phù hợp cho vị trí đang ứng tuyển. Hãy tham khảo các phúc lợi cơ bản được pháp luật quy định của người đi làm để đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình và đừng ngần ngại hỏi nhà tuyển dụng chi tiết các đãi ngộ dành cho vị trí ứng tuyển khi tham gia phỏng vấn việc làm nhé.

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm Biên Hòa, thì đây là cơ hội tốt để tìm những vị trí hấp dẫn tại khu vực này. Tương tự, việc làm Gò Vấp cũng mở ra nhiều cơ hội cho những ai muốn phát triển sự nghiệp tại thành phố. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến việc làm Hóc Môn hoặc các khu vực ngoại thành, có rất nhiều công việc tiềm năng để lựa chọn. Khu vực miền Tây như việc làm Bến Tre hay miền Trung như việc làm Bình Thuận cũng có nhiều cơ hội không kém cho người lao động.

5. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn từ nhà tuyển dụng 

5.1 Câu hỏi phỏng vấn: Hãy giới thiệu một chút về bản thân bạn

Giới thiệu bản thân là một trong những câu hỏi mở đầu ưa thích của nhà tuyển dụng trong các buổi phỏng vấn việc làm. Bạn có thể thắc mắc vì sao câu hỏi này lại xuất hiện ở đây dù rằng bạn đã thể hiện hết các chi tiết trong CV của mình rồi. Nhà tuyển dụng có thể đã xem kỹ CV của bạn, nhưng điều đó không có nghĩa họ sẽ nhớ hết mọi thứ. Một số nhà tuyển dụng còn cho rằng đây là câu hỏi “phá băng”, tạo điều kiện để ứng viên có cơ hội tự do chia sẻ với họ, một cách thoải mái hơn, trước khi đào sâu vào các chi tiết. 

Bạn đã biết đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì chưa?

Ở một góc nhìn khác, đây là cơ hội để bạn thể hiện với nhà tuyển dụng tại sao bạn lại là người phù hợp với cơ hội việc làm đó, cũng là những gợi ý giúp nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn vào các chi tiết có lợi cho bạn trong buổi phỏng vấn xin việc. 

  • Cách trả lời phỏng vấn

Bạn có thể sử dụng cấu trúc câu trả lời hai phần để trả lời câu hỏi Giới thiệu bản thân như sau:

  • Những tố chất cho thấy bạn là ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng
  • Lý do khiến bạn ứng tuyển cho vị trí này

Cố gắng trả lời ngắn gọn trong khoảng một phút, tóm tắt (1) bạn đang ở đâu trong sự nghiệp, (2) những điểm nổi bật hoặc thế mạnh của bạn là gì và (3) đâu là điều bạn đang tìm kiếm cho sự nghiệp của mình trong thời gian tới. Hãy bắt đầu với công việc/kinh nghiệm gần đây nhất và tập trung vào những điểm liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm làm việc, hãy suy nghĩ về những kỹ năng và phẩm chất liên quan đến công việc mà bạn có, sau đó giới thiệu tóm tắt về các trải nghiệm minh chứng cho những kỹ năng/phẩm chất đó. Cuối cùng, bạn có thể kết thúc bằng cách nhắc đến những cơ hội bạn đang tìm kiếm. Và đừng quên, luôn đảm bảo câu trả lời của bạn là đúng sự thật và không có gì mâu thuẫn với những điều bạn đã nhắc đến trong hồ sơ ứng tuyển.

5.2 Câu hỏi phỏng vấn: Đâu là điểm yếu lớn nhất của bạn?

Ngày nay, nhiều chuyên gia nhân sự coi câu hỏi này là lỗi thời và vô nghĩa. Ai sẽ thừa nhận một điểm yếu thực sự trong một buổi phỏng vấn việc làm chứ? Nhưng những người phỏng vấn hỏi câu hỏi này thường dùng nó để đánh giá về sự chuẩn bị và mức độ quan tâm đến vị trí tuyển dụng của bạn. Vì vậy, sẵn sàng cho câu hỏi này là chiến lược tốt nhất. 

  • Cách trả lời phỏng vấn

Thực chất, nhà tuyển dụng có 2 mối quan tâm cơ bản đằng sau những câu hỏi phỏng vấn dạng này: 

  • Ứng viên có khả năng làm tốt công việc này không
  • Ứng viên có phù hợp với công ty không

Do đó, hãy cân nhắc chọn cho mình điểm yếu nào ít ảnh hưởng tới cơ hội nhận công việc mình đang ứng cử nhất. Đừng chọn những điểm yếu là yêu cầu bắt buộc của vị trí tuyển dụng và biến bản thân thành người không đủ tiêu chuẩn cho công việc, dù rằng đó là điểm yếu mà bạn đã khắc phục được, ví dụ như việc không biết sử dụng bảng tính khi ứng tuyển cho vị trí kế toán.

Điểm yếu thường có 2 loại: kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Và kỹ năng cứng thường là lựa chọn an toàn để trả lời tại các buổi phỏng vấn xin việc vì nó là thứ dễ dàng cải thiện nhất theo thời gian. 

Bạn có thể lựa chọn các điểm yếu có 1 trong các đặc điểm sau:

  • Điểm yếu trong một kỹ năng cứng mà bạn đã (hoặc đang) vượt qua
  • Điểm yếu là một thế mạnh được ngụy trang
  • Điểm yếu là động lực cho một điểm mạnh hiện tại
  • Điểm yếu không liên quan trực tiếp đến công việc

Sau đó sử dụng chiến thuật câu trả lời hai phần để trả lời câu hỏi này

  • Thú nhận điểm yếu của mình
  • Chia sẻ những nỗ lực mà bạn đã, đang và sẽ dùng để khắc phục điểm yếu của mình. 

Điều này khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn có quyết tâm và nhìn nhận điểm yếu như một cơ hội để phát triển.

Những điều có thể khiến bạn nhận ra điểm yếu của mình chính là những thử thách bạn đã từng đối mặt từ công việc, kinh nghiệm hoặc trải nghiệm trước. Ngoài ra, có một câu chuyện để kể lại sẽ khiến câu trả lời của bạn chân thực hơn. Mặt khác, cụ thể hóa điểm yếu trong một hoàn cảnh nhất định cũng giúp giảm mức độ ảnh hưởng của điểm yếu và khiến nhà tuyển dụng hình dung rõ ràng ý mà bạn muốn nói.

Bạn đã biết đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì chưa?

Lưu ý tránh các câu trả lời rập khuôn như “Tôi là người cầu toàn” hoặc “Tôi quá chăm chỉ”. Đây là những đáp án tệ nhất cho câu hỏi này, thể hiện sự thiếu nhận thức về bản thân, một cái tôi quá lớn hay thậm chí là sự thiếu trung thực từ người trả lời. 

  • Câu trả lời phỏng vấn mẫu hay cho người ít kinh nghiệm

Điểm yếu lớn nhất của tôi là thiếu kinh nghiệm thực tế về mảng A0 trong lĩnh vực A. Tuy nhiên, việc không có kinh nghiệm đồng nghĩa với việc tôi có thể thực hiện công việc theo cách công ty muốn, và không bị rào cản về các thói quen từ công việc cũ hay cách các bên khác vẫn làm. Mặt khác, tôi cũng là người có khả năng tiếp thu rất nhanh thông qua việc đào tạo tại chỗ và luôn tìm cách cải thiện kết quả công việc bằng cách không ngừng nỗ lực học hỏi. Ngoài ra, để chuẩn bị cho công việc ở lĩnh vực A, tôi đã dành x tiếng một tuần cho các khóa học online về A1, A2, A3. Tôi cho rằng đây là các xu hướng tất yếu trong thời gian sắp tới của lĩnh vực A và nó sẽ là nền tảng giúp tôi dễ dàng thực hiện trong thực tế và phát triển công việc ở lĩnh vực này tốt hơn. Ngoài ra, kỹ năng chuyển đổi X mà tôi đã tích lũy được trong quá trình tham gia dự án B cũng giúp tôi phần nào bù đắp phần kinh nghiệm còn thiếu ở lĩnh vực A. 

5.3 Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao chúng tôi nên chọn/tuyển dụng bạn? (Tại sao bạn lại phù hợp với công việc này? Điểm mạnh của bạn là gì?)

Thông điệp cần phải truyền tải ở đây là: Không chọn tôi là một quyết định sai lầm của quý công ty.

Tương tự như câu hỏi phỏng vấn Hãy giới thiệu một chút về bản thân bạn, bạn cần phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy (1) bạn có khả năng hoàn thành tốt công việc bằng những kỹ năng và phẩm chất của mình và (2) bạn nghiêm túc với cơ hội việc làm này. Để khiến luận điểm của mình vững chắc hơn, bạn sẽ phải khiến các thông tin đó mạnh mẽ hơn bằng cách nói thêm một chút về (1) các thế mạnh của bạn so với những ứng viên khác hoặc (và) khả năng hoàn thành công việc vượt mức mong đợi của bạn và (2) bạn có lý do rõ ràng để cống hiến và đóng góp cho công việc nhiều hơn người khác.

Hãy phân tích kỹ càng mô tả công việc để xác định đâu là:

  • Những yêu cầu công việc từ nhà tuyển dụng mà bạn đáp ứng được
  • Những yêu cầu công việc mà bạn có khả năng vượt mức mong đợi của nhà tuyển dụng
  • Những yêu cầu công việc mà bạn chưa thể đáp ứng nhà tuyển dụng

Bạn không nhất thiết phải đáp ứng tất cả các yêu cầu công việc trên tin tuyển dụng. Ở thị trường tuyển dụng hiện nay, thỏa mãn được 50% yêu cầu công việc là bạn đã ở mức tiềm năng cho vị trí tuyển dụng. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng sẽ luôn ưu ái những ứng viên đáp ứng được nhiều kỳ vọng hơn. Do đó, chiến thuật tốt nhất là nắm rõ những gì bạn có và những yếu tố nhà tuyển dụng cần, càng nhiều càng tốt. 

Khi trình bày ý kiến của mình, đừng quên đưa thêm dẫn chứng (câu chuyện của bạn) chứng minh cho mỗi yếu tố bạn nhắc đến. Bạn cũng có thể bắt đầu câu trả lời bằng các mong đợi của nhà tuyển dụng dành cho vị trí, sau đó chứng minh bạn hoàn toàn đáp ứng được các mong đợi đó.

  • Câu trả lời phỏng vấn mẫu hay cho vị trí Trợ lý hành chính

Dựa trên những gì mà anh/chị đã chia sẻ và những gì tôi đã tìm hiểu về về vị trí công việc, tôi nhận thấy quý công ty đang tìm kiếm một trợ lý hành chính với các kỹ năng quản trị các mối quan hệ tốt và thực hiện được các tác vụ văn phòng thành thạo. Tôi tự tin các kỹ năng của mình hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu của công việc. Tôi từng đảm nhiệm nhiệm vụ liên lạc với các nhà cung cấp vật liệu khi tham gia câu lạc bộ X ở trường đại học. Kỹ năng giao tiếp tốt bằng cả văn bản, như viết email, hay lời nói, như trao đổi qua điện thoại, đã giúp tôi nắm bắt các thông tin quan trọng nhanh chóng và truyền đạt chính xác các nội dung cần thiết để giữ công việc diễn ra lưu loát. Tôi cũng thành thạo trong việc sử dụng các phần mềm bao gồm các công cụ quản trị nội dung và các bảng tính phức tạp. Do quen thuộc với các công cụ này, tôi luôn hoàn thành công việc trước hạn yêu cầu. Và cuối cùng, tôi rất mong chờ để đem các kỹ năng của mình phục vụ cho quý công ty.

  • Câu trả lời phỏng vấn mẫu hay cho vị trí Nhân viên bán hàng

Tôi có khả năng duy trì các mối quan hệ cá nhân với khách hàng. Tôi luôn tâm huyết trong việc khiến khách hàng hài lòng với các đề nghị của mình. Điều đó khiến tôi thấy rất hứng khởi vì tôi không chỉ đem lại lợi ích cho khách hàng và công ty mà còn thấy bản thân phát triển hơn. Đây cũng là động lực khiến tôi không ngừng cải thiện chất lượng công việc của mình. Thêm vào đó, tôi cũng hiểu công việc này cần một người luôn sẵn sàng khi khách hàng cần. Và tôi có 100% tỉ lệ phản hồi tin nhắn cho khách hàng trong công việc bán thời gian trước đây.

5.4 Câu hỏi phỏng vấn: Bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới?

Khi hỏi câu hỏi phỏng vấn việc làm này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu những thông tin sau đây về bạn:

  • Mong đợi của bạn có tương thích với những gì nhà tuyển dụng có thể đáp ứng không?
  • Bạn có tìm thấy cơ hội để gắn bó lâu dài với công ty hay không? (Khả năng bạn có thể làm việc lâu dài với công ty là bao nhiêu?) 
  • Tham vọng hay động lực làm việc của bạn là gì?
  • Các mối quan tâm của bạn là gì? (Lĩnh vực công việc, vai trò, kỹ năng, v.v.)
  • Cách trả lời phỏng vấn

Để trả lời câu hỏi Bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới, hãy suy nghĩ về các câu hỏi sau đây:

  • Các mục tiêu/mong đợi của bạn tương thích như thế nào với mô tả công việc?
  • CV của bạn sẽ trông như thế nào trong 5 năm tới?
  • Các mối quan tâm hiện tại của bạn là gì và chúng sẽ phát triển như thế nào trong 5 năm tiếp theo?
  • Câu trả lời phỏng vấn mẫu hay cho người ít kinh nghiệm

Tôi hy vọng mình trong 5 năm tới tôi có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực A bằng cách tích lũy chuyên môn thông qua việc va chạm với thực tiễn nhiều nhất có thể. Tôi đã từng may mắn có một người hướng dẫn tuyệt vời, cũng là trưởng nhóm của tôi khi tham gia dự án B, do đó tôi mong muốn mình cũng có thể giúp đỡ người khác tương tự khi có cơ hội thử sức ở một vai trò lãnh đạo. Và cuối cùng, tôi mong muốn mình có cơ hội để dẫn dắt một dự án mà tôi tâm huyết. Tôi thấy được truyền động lực khi có thể đem các sáng kiến của mình phục vụ cho mục tiêu lớn của công ty, và tôi rất háo hức để được thể nghiệm những trải nghiệm như vậy.

5.5 Câu hỏi phỏng vấn: Mức lương mong đợi của bạn là gì?

Khi chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi phỏng vấn về mức lương lý tưởng, bạn không chỉ phải suy nghĩ về một con số bạn cảm thấy thoải mái mà còn phải tìm hiểu về mức lương phù hợp với công việc dựa trên các dữ liệu thực. Nếu nhà tuyển dụng không công khai mức lương ở tin tuyển dụng, hãy tìm kiếm các thông tin này từ người quen hoặc tham khảo các báo cáo thị trường tuyển dụng hoặc từ các tin đăng tuyển tương tự để ước tính mức lương hợp lý.

Bạn đã biết đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì chưa?

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu rằng mức lương (cứng) chỉ là một phần của các đãi ngộ mà bạn nhận được từ công việc ứng tuyển. Khi nhận được câu hỏi về mức lương mong đợi, bạn sẽ muốn biết cụ thể các đãi ngộ dành cho vị trí công việc đó như các loại thu nhập khác bao gồm tiền thưởng, trợ cấp hay cổ phần, hoặc các phúc lợi như thời gian nghỉ phép và làm việc tại nhà, trước khi đưa ra một câu trả lời chính thức.

Thông thường, nhà tuyển dụng có 3 lý do đằng sau câu hỏi này:

  • Nhà tuyển dụng có một ngân sách cụ thể cho vị trí tuyển dụng
  • Nhà tuyển dụng muốn đánh giá mức độ nhận biết về giá trị bản thân của bạn
  • Nhà tuyển dụng muốn xác định mức độ kinh nghiệm của bạn

Cách trả lời phỏng vấn

Bạn có thể tiếp cận câu hỏi phỏng vấn xin việc về mức lương mong đợi với 3 phương pháp sau đây:

  • Trì hoãn câu trả lời chính thức cho đến khi bạn có đủ các thông tin cần thiết. Ví dụ: “Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi mong muốn được biết thêm vài thông tin nhỏ để hiểu rõ hơn về cơ hội công việc. Như vậy tôi có thể có đưa ra mong đơi thực tế hơn về vị trí tuyển dụng.”
  • Bao gồm một cơ hội thương lượng trong câu trả như “Cảm ơn câu hỏi của anh/chị. Tôi tìm kiếm một cơ hội với mức lương sau thuế từ xxx đến yyy. Tuy nhiên, tôi cũng sẵn sàng lắng nghe về ngân sách và các đãi ngộ của quý công ty cho vị trí này.”
  • Đưa ra các lý do hợp lý cho mức lương và hỏi xin phản hồi từ nhà tuyển dụng. Ví dụ: “Cảm ơn anh chị vì lời đề nghị cho các đãi ngộ A và B. Tôi nhận thấy mức lương sau thuế từ xxx đến yyy là khoảng trung bình trên thị trường thể hiện các kỹ năng và mức độ kinh nghiệm của tôi. Điều này có giống với suy nghĩ của anh/chị không?

6. Danh sách những câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp khác

  1. Giới thiệu về bản thân bạn?
  2. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì
  3. Các thành tích đã đạt được trong công việc?
  4. Kinh nghiệm của bạn trong công việc này?
  5. Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực?
  6. Mô tả một chút về cách làm việc của bạn?
  7. Bạn mong muốn gì ở công ty?
  8. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
  9. Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?
  10. Khả năng chịu áp lực trong công việc của bạn?
  11. Nếu được tuyển dụng bạn sẽ làm gì?
  12. Bạn nghĩ sao về việc phải đi công tác?
  13. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
  14. Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?
  15. Điểm mạnh điểm yếu của bản thân là gì?
  16. Bạn sẽ hợp tác với chúng tôi bao lâu?
  17. Bạn nghĩ gì về việc làm tăng ca?
  18. Theo bạn nên làm việc độc lập hay theo nhóm?
  19. Sếp của bạn sai, hay cần góp ý bạn sẽ làm gì?
  20. Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
  21. Điều gì ở đồng nghiệp khiến bạn khó chịu?
  22. Kể một chút về sếp cũ hay công ty cũ của bạn?

Trên đây là tổng hợp tất tần tật những chia sẻ của VietnamWorks về việc đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì cho bạn đọc để có thể gây được ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Hy vọng bạn đọc sẽ có được kinh nghiệm quý báu để chinh phục nhà tuyển dụng một cách thuyết phục nhất.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Toyota tuyển dụng, Petrolimex tuyển dụng, EVN tuyển dụng, Sendo Farm tuyển dụng, Cỏ Mềm tuyển dụng, De Heus tuyển dụng, First Solar tuyển dụngTimo tuyển dụng.

Xem thêm: Cách trả lời thư mời phỏng vấn chuyên nghiệp và tạo ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers