Với tỷ lệ cạnh tranh việc làm cao như hiện nay thì chuyện nộp hồ sơ xin việc cho nhiều công ty cùng một lúc là điều rất đỗi bình thường. Thế nhưng, vấn đề ở đây là bạn nên làm gì khi nhận được lời mời từ tất cả các doanh nghiệp? Làm sao để từ chối phỏng vấn mà không gây mất lòng các công ty khác? Cách viết thư từ chối phỏng vấn như thế nào giúp bạn không mất lòng nhà tuyển dụng? Hãy tham khảo thông tin sau của HR Insider để biết rõ nhé!
1. Tại sao nên viết thư từ chối phỏng vấn?
Cuộc sống này là một chuỗi những cơ hội bất ngờ, và một khi nó đã trôi qua thì chẳng thể quay lại. Vì vậy, hãy luôn tỉnh táo và nắm bắt những cơ hội đến với mình. Đặc biệt là trong công việc, đôi khi để có được cơ hội làm việc tốt hơn, bạn phải học cách từ chối lời mời phỏng vấn từ những doanh nghiệp khác.
Đừng tham lam ôm đồm hết mọi thứ để rồi không nhận được kết quả. Khi đứng trước quá nhiều lời mời phỏng vấn. Bạn hãy cân nhắc môi trường nào thích hợp phát triển và gắn bó lâu dài để đưa ra lựa chọn thích hợp.
Dưới đây là một số lý do từ chối phỏng vấn thường gặp
- Bạn vừa nhận công việc mới ở một nơi tốt hơn
- Bạn nhận thấy công ty mới không có nhiều cơ hội thăng tiến
- Bạn có vài người quen làm ở đây và bạn không thích họ, không muốn làm cùng họ
- Bạn vừa nhận được một lời phỏng vấn từ công ty khác tốt hơn
Có vô số lý do để bạn không muốn nhận lời mời phỏng vấn. Tuy nhiên, để từ chối lời mời của doanh nghiệp, bạn cần phải thật khéo léo. Bởi rất có thể doanh nghiệp mà bạn từ chối đến làm việc hôm nay sẽ là đối tác của bạn trong tương lai.
2. Lưu ý quan trọng khi viết thư từ chối phỏng vấn
Trước khi viết thư từ chối phỏng vấn, bạn phải lưu ý những điểm quan trọng sau đây:
Sự chắc chắn
Hãy tập trung suy nghĩ thật kỹ càng để ra quyết định chuẩn xác nhất. Hãy nhớ rằng bạn không thể nói “có” sau khi đã bấm gửi thư từ chối phỏng vấn bởi vì cảm thấy hối hận.
Từ chối thư mời phỏng vấn càng sớm càng tốt
Tuyệt đối đừng im lặng trước lời mời phỏng vấn. Bạn nên trả lời thư mời phỏng vấn trong thời gian sớm nhất. Việc sắp xếp một cuộc phỏng vấn sẽ ảnh hưởng đến thời gian của rất nhiều người, chưa kể đến những ứng viên khác. Vì vậy, hãy trả lời càng sớm càng tốt, (tốt nhất là trong vòng 24 tiếng). Đây là biểu hiện của sự chuyên nghiệp và giúp gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Viết nội dung email ngắn gọn, đủ ý
Nhà tuyển dụng không có quá nhiều thời gian để xem email của từng ứng viên. Vì thế, bạn hãy cô đọng nội dung hết mức có thể để họ không bị ngao ngán khi kiểm tra email.
Văn phong lịch sự
Ngay cả khi bạn không tham gia phỏng vấn thì cũng nên cố gắng để lại ấn tượng , thiện cảm tốt với nhà tuyển dụng. Điều này thật sự cần thiết bởi vì có thể trong tương lai, bạn sẽ trở thành ứng viên cho vị trí công việc khác.
Các nhân sự tuyển dụng thường liên hệ với nhau
Những người làm trong bộ phận tuyển dụng thường kết nối, trao đổi thông tin về ứng viên với nhau. Vì thế, phản hồi của một người nào đó trong bộ phận tuyển dụng nói về tác phong của bạn sẽ gây ảnh hưởng đến khâu tuyển dụng tiếp theo nên bạn hãy lưu ý điều này.
Rõ ràng về mục đích
Mục đích của thư gửi này là để nhà tuyển dụng biết được kế hoạch của bạn đã thay đổi để họ tiến hành tiếp nhận ứng viên khác. Nhưng nếu trong trường hợp bạn thấy không cần thiết thì không nên cung cấp lý do cụ thể vì sao bạn không muốn nhận việc tại vị trí đó.
3. Nội dung đầy đủ của thư từ chối phỏng vấn
Bạn có thể tham khảo thông tin tiếp theo để trình bày đầy đủ nội dung của thư từ chối phỏng vấn:
Tiêu đề thư từ chối phỏng vấn
Nếu như bạn viết email riêng để từ chối phỏng vấn thì phải kèm tiêu đề. Bạn cần ghi rõ “Từ chối phỏng vấn” đi kèm đầy đủ họ tên như trong hồ sơ xin việc. Bạn cũng nên đề cập đến vị trí việc làm đã ứng tuyển để người tuyển dụng dễ dàng nhận biết hơn. Ví dụ: Từ chối phỏng vấn vị trí X – Nguyễn Văn A.
Còn nếu bạn trả lời ngay tại email mời tham gia phỏng vấn của nhà tuyển dụng, hãy ghi rõ nội dung từ chối ở đầu phần trả lời của bạn.
Lời mở đầu
Nếu là thư từ chối phỏng vấn bằng tiếng Việt, bạn hãy bắt đầu bằng từ “Kính gửi”. Còn nếu viết là tiếng Anh, hãy bắt đầu với “Dear” tới nhà tuyển dụng.
Lời cảm ơn
Hãy gửi lời cảm ơn chân thành đến người đã bỏ ra thời gian lẫn công sức cho bạn trong quá trình tuyển dụng. Cho dù không tiếp tục tham gia trực tiếp buổi phỏng vấn nhưng hãy cho họ thấy bạn cũng rất trân trọng khoảng thời gian vừa qua. “Lời nói không mất tiền mua” nên một lời cảm ơn sẽ để lại thiện cảm tốt cho người nhận.
Lý do từ chối phỏng vấn
Tiếp theo, bạn cần nêu ra lý do vì sao không tham gia phỏng vấn. Hãy nêu ngắn gọn, đừng vòng vo để khiến nhà tuyển dụng không biết lý do là gì. Nhà tuyển dụng sẽ rất quan tâm đến vấn đề bởi giúp họ có được thông tin hữu ích cho lần tuyển dụng trong tương lai.
Nếu không nêu ra tại sao từ chối tham gia phỏng vấn, có thể họ liên lạc đến bạn để biết rõ. Để không làm mất thời gian bạn và họ, hãy đề cập lý do của lá thư từ chối phỏng vấn một cách cụ thể.
Lời chúc
Đừng quá kiệm lời! Hãy kèm theo lời chúc sức khỏe và thành công đến người tuyển dụng, công ty ứng tuyển. Phép lịch sự này giúp nhà tuyển dụng cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm hơn khi nhận được thư từ chối của bạn.
Tạo dựng mối quan hệ, giữ liên lạc
Nếu có thể, bạn hãy bày tỏ mong muốn hợp tác về sau để giữ mối quan hệ tích cực với nhà tuyển dụng. Biết đâu một ngày nào đó trong tương lai, bạn và họ gặp lại nhau. Đặc biệt, đừng quên để lại thông tin của bạn ở cuối email.
4. Mẫu thư từ chối phỏng vấn chuyên nghiệp
Bạn hãy tham khảo các mẫu thư từ chối phỏng vấn có sẵn được HR Insider cung cấp sau đây để chắc chắn cách diễn đạt của mình đã ổn hay chưa:
Mẫu thư từ chối phỏng vấn cơ bản
“Tiêu đề: Thư từ chối lời mời phỏng vấn – Họ và tên bạn
Kính gửi: [Tên công ty/tên nhà tuyển dụng]
Cảm ơn anh/chị vì đã cân nhắc trao cho tôi cơ hội tham dự phỏng vấn vào vị trí [tên vị trí]. Nhưng vì lý do cá nhân, tôi muốn rút đơn xin việc tại vị trí….
Tôi rất biết ơn và chân thành cảm ơn bởi vì anh/chị đã dành thời gian, công sức để xem xét đơn xin việc của tôi.
Một lần nữa, cảm ơn anh/chị và quý công ty….
Trân trọng,
Tên của bạn
Email, Số điện thoại”.
Mẫu thư từ chối phỏng vấn vì đã tìm kiếm được công việc khác trước đó
“Tiêu đề: Cảm ơn lời mời phỏng vấn
Kính gửi: [Tên doanh nghiệp/tên nhà tuyển dụng]
Tôi thật sự biết ơn về cơ hội được nhận lời mời phỏng vấn tại công ty… vào vị trí… Trong thời gian chờ đợi phản hồi tại vị trí…, tôi đã nhận được lời mời làm việc tại công ty khác,. Chính vì thế, tôi xin phép từ chối lời mời phỏng vấn của quý anh/chị.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn anh/chị và quý công ty… đã trao cơ hội cho tôi. Xin đừng ngần ngại liên lạc lại cho tôi nếu anh/chị có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào khác.
Trân trọng,
Tên của bạn
Email, Số điện thoại”.
Mẫu thư từ chối phỏng vấn khi bạn muốn thay đổi kế hoạch công việc
“Kính gửi Bộ phận Tuyển dụng của công ty…,
Tôi rất cảm ơn khi quý công ty đã dành thời gian xem xét, đánh giá hồ sơ xin việc và trao cơ hội phỏng vấn cho tôi tại vị trí…. Nhưng tôi rất tiếc vì kế hoạch công việc của tôi đã thay đổi sau khi tôi gửi CV ứng tuyển. Dù từ chối cơ hội phỏng vấn nhưng tôi rất mong muốn được gắn bó, cống hiến làm việc tại môi trường tốt như quý công ty.
Tôi mong quý công ty sẽ giữ liên lạc với tôi giống như một ứng viên tiềm năng và nếu có cơ hội, chúng ta sẽ hợp tác với nhau trong tương lai.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn quý công ty đã xem xét, đưa ra lời mời tham gia phỏng vấn đến cho tôi.
Trân trọng,
Tên của bạn
Email, Số điện thoại”.
Học cách viết thư từ chối phỏng vấn khéo léo là một trong những kỹ năng quan trọng trong bước đầu của sự nghiệp. Hãy trở thành một ứng viên sáng giá và chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng ngay cả khi bạn không làm việc cho họ bạn nhé. Hy vọng những thông tin trên đây của HR Insider đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc. Đừng quên theo dõi danh mục HR Insider của Vietnamworks.com thường xuyên hơn để cập nhật kịp thời bí quyết thăng tiến, tips phỏng vấn, chinh phục nhà tuyển dụng dễ dàng,… nhé!
Trong quá trình tìm việc, đôi khi bạn sẽ cần phải từ chối một lời mời phỏng vấn vì nhiều lý do khác nhau. Vậy làm thế nào để viết một bức thư từ chối phỏng vấn tinh tế, không làm mất lòng nhà tuyển dụng? Nếu bạn đang nhận được lời mời từ tuyển dụng quận 1 hay việc làm Gò Vấp, điều quan trọng là thể hiện sự tôn trọng với công ty. Bạn cũng có thể nhận được lời mời phỏng vấn từ việc làm Chợ Tốt Cần Thơ, và trong trường hợp này, viết thư từ chối lịch sự và khéo léo là điều cần thiết.
Nếu bạn đang tìm kiếm các vị trí tại tìm việc làm quận Bình Thạnh mới nhất hoặc việc làm Mỹ Tho, nhưng đã có lựa chọn khác, bạn nên gửi một email từ chối phỏng vấn chuyên nghiệp, bày tỏ lòng biết ơn vì cơ hội mà nhà tuyển dụng đã trao. Tương tự, khi nhận lời mời từ việc làm Long Thành hoặc việc làm nhân sự, hãy đảm bảo rằng thư từ chối của bạn vẫn giữ được thiện cảm từ phía nhà tuyển dụng.
Nếu bạn đang cân nhắc tìm việc làm ở quận 6 hoặc vị trí tester intern, và muốn từ chối một lời mời phỏng vấn khác, hãy khéo léo trong cách diễn đạt để duy trì mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng. Bạn có thể tìm việc nhanh tại các khu vực như việc làm Dĩ An Bình Dương hoặc việc làm Bình Thuận mới nhất 2023 trong khi vẫn giữ một thái độ chuyên nghiệp.
Với những ai đang nhận được lời mời từ tuyển dụng BMT hoặc việc làm quận 9 hôm nay, việc từ chối một cách lịch sự sẽ giúp bạn giữ được cơ hội trong tương lai. Bạn cũng có thể tiếp tục tìm việc làm ở Vinh mới nhất hoặc tìm việc làm ở Sóc Trăng không cần bằng cấp trong khi viết thư từ chối khéo léo. Cuối cùng, đừng quên rằng một cách làm CV xin việc ấn tượng cũng sẽ giúp bạn duy trì hình ảnh chuyên nghiệp và thu hút nhiều cơ hội mới.
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: SGS tuyển dụng, Bureau Veritas tuyển dụng, tuyển dụng Hasaki, Rita Võ tuyển dụng, Innisfree tuyển dụng, L’Oreal tuyển dụng, Shiseido tuyển dụng và Sociolla tuyển dụng.
Xem thêm: Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng giúp HR nhìn trúng nhân tài
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.