Cách tính thuế TNCN năm 2021 đối với cá nhân có lưu trú
Cá nhân có lưu trú là người có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh thuế thu nhập cá nhân trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm phải nộp thuế theo đúng pháp luật quy định.
Tiêu chí để xác định cá nhân có cư trú:
-
- Phải có mặt ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc 12 tháng liên tục.
- Phải có nơi sinh sống thường xuyên ở Việt Nam, bao gồm có đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2021 đối với NLĐ có HĐLĐ từ 3 tháng trở lên
Thuế TNCN 2021 phải nộp đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính trên thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN
Trong đó: Tổng thu nhập là toàn bộ các khoản thu nhập NLĐ được nhận trong kỳ ( tháng) tính thuế. Các khoản đó bao gồm lương + phụ cấp + các khoản bổ sung khác.
Các khoản giảm trừ bao gồm:
Giảm trừ bản nhân ( người nộp thuế): được giảm 11.000.000 đồng/người/tháng
Lưu ý:
-
- Mức giảm trừ bản thân này không cần đăng ký
- Người lao động phát sinh thu nhập ở nhiều nơi chỉ được đăng ký giảm trừ bản thân ở một nơi.
Giảm trừ người phụ thuộc: Người phụ thuộc là người mà người nộp thuế trực tiếp có nghĩa vụ nuôi dưỡng như con, cha mẹ, vợ hoặc chồng,… được giảm 4.400.000 đồng/người/tháng
Lưu ý:
-
- Phải làm hồ sơ đăng ký người phụ thuộc
- Một người phụ thuộc chỉ được đăng ký giảm trừ cho 1 người nộp thuế
Các khoảng đóng bảo hiểm xã hội: Cá nhân có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc quỹ hưu trí tự nguyện sẽ được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân.
Các khoảng thu nhập được miễn thuế TNCN:
Tiền phụ cấp cơm trưa, giữa ca
-
- Nếu doanh nghiệp tổ chức tự nấu ăn hoặc mua suất ăn bên ngoài thì được miễn hết (không giới hạn).
- Nếu doanh nghiệp chi trả tiền ăn vào lương hàng tháng thì tối đa không quá 730.000 đồng/tháng. Phần chi chênh lệch cao hơn sẽ tính vào thuế thu nhập cá nhân.
Tiền phụ cấp điện thoại: là khoảng chi tiền điện thoại hỗ trợ nhân viên trong quá trình làm việc. Số tiền phụ cấp này được tính dựa trên quy định của công ty.
Ví dụ: Quy định công ty A hỗ trợ tiền điện thoại cho nhân viên là 200.000 đồng/tháng.
-
- Nếu nhân viên XX sử dụng 200.000 đồng tiền điện thoại trong tháng sẽ không bị tính thuế TNCN.
- Nếu nhân viên XX sử dụng 230.000 đồng tiền điện thoại trong tháng. Số tiền 30.000 đồng vượt mức quy định công ty sẽ được cộng vào để tính thuế.
Tiền phụ cấp trang phục: được miễn tối đa 5.000.000 đồng/người/năm.
-
- Nếu đồng phục được phát bằng hiện vật: miễn hoàn toàn.
Tiền làm thêm giờ: là tiền làm thêm ngoài giờ hành chính ( được miễn thuế TNCN phần cao hơn)
Ví dụ: Nhân viên XY có mức lương 7.800.000 đồng/8h ngày/ 26 ngày công/tháng.
-
- Mức lương một giờ = 7.800.000 /26 ngày công /8 giờ = 37.500 đồng/giờ
- Nhân viên XY tăng ca thêm buổi tối được nhân thêm 150% = 37.500 x 150%= 56.250
Trong 56.250 đồng này được chia ra như sau:
-
- Mức cao hơn làm việc giờ hành chính = 56.250 – 37.500 = 18.750 đồng được miễn thuế
- 37.500 đồng được cộng vào để tính thuế.
Các khoản phúc lợi: Các khoản có được do hiếu, hỷ của bản thân và gia đình được miễn thuế TNCN theo quy định của doanh nghiệp.
Các khoản công tác phí: tiền đặt phòng, đặt xe, các khoản liên quan đến công tác phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế cá nhân.
Các khoản chi phí đi lại: khi cá nhân phát sinh chi phí xăng xe đi lại ( không cố định hàng tháng) thì được tính vào khoản khấu trừ thuế TNCN. Nếu công ty trả cố định chi phí cá nhân hàng tháng vào lương thì không được tính là khoản khấu trừ thuế TNCN.
Thuế suất:
Bậc | Thu nhập
tính thuế (tháng) |
Thuế suất (%) | Tính số thuế cần nộp | |
Cách 1 | Cách 2 | |||
1 | Đến 5 triệu đồng | 5 | 0trđ + 5%TNTT | 5%TNTT |
2 | Trên 5 đến 10 triệu đồng | 10 | 0.25 trđ +10%TNTT trên 5 triệu | 10%TNTT-0.25trđ |
3 | Trên 10 đến 18 triệu đồng | 15 | 0.75trđ +15%TNTT trên 10 trđ | 15%TNTT-0.75 trđ |
4 | Trên 18 đến 32 triệu đồng | 20 | 1,95 trđ +20%TNTT trên 18 trđ | 20%TNTT- 1.65 trđ |
5 | Trên 32 đến 52 triệu đồng | 25 | 4.75 trđ +25%TNTT trên 32 trđ | 25%TNT -3.25 trđ |
6 | Trên 52 đến 80 triệu đồng | 30 | 9.75 trđ +30% TNTT trên 52 trđ | 30% TNTT – 5.85 trđ |
7 | Trên 80 triệu đồng | 35 | 18.15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ | 35% TNTT – 9.85 trđ |
Cách tính thuế TNCN 2021 đối với NLĐ không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng
Cá nhân có phát sinh lương, tiền công không được ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng ( thu nhập từ 2.000.000 đ/lần trở lên) được tính thuế TNCN 2021 theo công thức sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%
Đối tượng nêu trên nếu chỉ có thu nhập một nơi, khi ước tính mức thu nhập chịu thuế sau giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế có thể làm cam kết 02/CK –TNCN gửi tổ chức chi trả thu nhập để tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2021 đối với người không lưu trú
Cá nhân có phát sinh tiền lương trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không đủ điều kiện được xác định là cá nhân có cư trú sẽ có mức đóng thuế thu nhập cá nhân 2021 quy định như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế TNCN x Thuế suất 20%
Trong đó. Thu nhập chịu thuế của cá nhân không lưu trú được xác định giống với cá nhân có lưu trú tại Việt Nam.
Với những chia sẻ nêu trên hy vọng mọi người hiểu được rõ hơn về cách tính thuế thu nhập cá nhân 2021.
>> Xem thêm: Bí quyết giúp một người hướng nội tìm việc thành công mùa COVID-19
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.