• .
adsads
Untitled design 2019 06 24T145814.279
Lượt Xem 111 K

Bài viết về “Người thông minh sẽ trả lời được 4 câu hỏi phỏng vấn lắt léo này” đảm bảo sẽ là nguồn tài nguyên quý giá cho những ai đang chuẩn bị cho quá trình phỏng vấn. HRI mời bạn đọc điểm qua 4 câu hỏi phỏng vấn lắt léo và cách trả lời được trình bày chi tiết dưới đây.

Với việc tập trung vào bốn câu hỏi phức tạp thường gặp, blog cung cấp cái nhìn sâu sắc và chiến lược để đối mặt với những thách thức này. Độc giả sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để gây ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng và nâng cao cơ hội thành công trong mọi cuộc phỏng vấn.

Câu hỏi phỏng vấn lắt léo và cách trả lời

4 câu hỏi phỏng vấn lắt léo và cách trả lời thông minh

Các câu hỏi phỏng vấn “lắt léo”

Lựa chọn đáp án nào gần đúng với câu trả lời của bạn nhất, chúng tôi sẽ tiết lộ cho bạn biết bạn khả năng thành công của bạn trong kì phỏng vấn này!

Câu hỏi số 1

Bạn có thể kể cho tôi nghe về một lần mà bạn được đảm nhiệm một công việc mà bạn không đủ kiến thức và kĩ năng để giải quyết chúng?

A: Ở công việc cũ, tôi chưa được đào tạo đủ kiến thức và kĩ năng về vấn đề này nên thật sự thì hoàn thành tốt trách nhiệm này dường như nằm ngoài khả năng của tôi, nhất là khi tôi phải trình bày chúng lần đầu với các khách hàng. Thế nhưng tôi có thể nhanh chóng theo kịp tiến độ khi đã làm quen một thời gian.

B: Tôi có rất nhiều kinh nghiệm nên tôi chưa từng phải trải qua chuyện này. Tuy nhiên nếu tôi phải đối mặt với nó thì tôi nghĩ rằng, điều đầu tiên tôi làm sẽ là nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công việc mà tôi được giao để ít nhất thì tôi có thể hiểu căn bản về vấn đề đó.

C: Hầu như những công việc mà tôi làm ở công ty đầu tiên đều khá mới đối với công ty vừa rồi. Tôi đã phải thử rất nhiều thứ. Ví dụ, tôi phải luôn cập nhật thường xuyên những thông tin về ngành công nghiệp cũng như các vấn đề đang diễn ra, để tôi có thể chuẩn bị đối mặt với những thách thức một cách tốt nhất.

Câu hỏi số 2

Bạn có thể kể cho tôi biết về một lúc nào đó mà bạn cảm thấy mình được phát triển để trở nên chuyên nghiệp hơn rất nhiều trên con đường sự nghiệp?

A: Tất nhiên là tôi sẽ chia sẻ vì việc phát triển để trở nên chuyên nghiệp hơn luôn là điều quan trọng đối với tôi. Tôi có một kế hoạch rõ ràng về việc tôi muốn sự nghiệp của mình sẽ phát triển tới đâu và tôi cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể để đạt được chúng. Và miễn là tôi nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn trong công việc, tôi hoàn toàn tin rằng mình có khả năng phát triển trong suốt sự nghiệp của mình.

B: Tôi đã từng phải làm việc với một khách hàng có yêu cầu cao. Tôi thường xuyên “điều chỉnh” cách giao tiếp của mình để họ biết là tôi đang cố gắng giúp cả hai đạt được thành công. Sự “điều chỉnh” ở đây tức là tôi luôn cố gắng giao tiếp hiệu quả hơn theo thời gian, và tôi làm điều đó bằng cách học hỏi và sửa chữa từ chính những sai lầm của mình trước đó.

C: Tôi cảm thấy ngày nào mình cũng được phát triển để trở nên chuyên nghiệp hơn cả. Có khá nhiều tình huống mà tôi có thể chia sẻ, một trong những ví dụ đơn giản có thể nói đến là viêc tôi luôn đầu tư cho việc học hỏi để phát triển. Đây được xem là ưu tiên hàng đầu của tôi.

Cách trả lời phỏng vấn đối với câu hỏi khó

Cách trả lời phỏng vấn đối với câu hỏi khó

Câu hỏi số 3

Hãy chia sẻ cho chúng tôi về một lần mà bạn làm việc nhóm?

A: Tôi và đồng nghiệp đã cùng hỗ trợ nhau xây dựng một dịch vụ rất tuyệt vời. Chúng tôi ai cũng toàn tâm toàn ý dốc hết sức vào dự án, cùng nhau chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng và kinh nghiệm. Tôi còn nhớ rất rõ khoảnh khắc mọi người cùng nhau ngồi trước một cái bảng trắng và tự do nói lên suy nghĩ của mình một cách thoải mái.

B: Theo tôi một nhóm làm hiệu quả là khi tất cả mọi người đều có thể theo kịp đúng kế hoạch và tiến độ của dự án, có chung chí hướng, giải quyết được mọi vấn đề, cùng nhau đồng lòng lên kế hoạch hành động. Tôi vẫn không thể tin nổi là điều đó có thể xảy ra khi vốn dĩ làm việc nhóm luôn tồn tại nhiều bất hòa!

C: Dự án ra mắt sản phẩm mới là ví dụ điển hình nhất mà tôi từng thấy mọi người cùng nhau làm việc nhóm ở công ty cũ. Tất cả mọi người rất thân thiết với nhau, học hỏi lẫn nhau, và thảo luận với nhau về cách liên kết với những bộ phận khác trong công ty để có thể hoàn thành dự án một cách thành công tốt đẹp.

Câu hỏi số 4

Chúng tôi muốn nghe về một lần bạn phải đón nhận những lời nhận xét có phần không “êm tai” từ sếp hoặc người giám sát mình!

A: Tôi từng bị sếp “nhắc khéo” về việc có thái độ không tốt với khách hàng. Tôi thật sự hiểu rất rõ thời điểm, lí do tại sao mình lại cư xử như vậy với khách hàng. Khi nghe sếp nói, tôi cảm thấy có phần bị tổn thương, nhưng tôi vẫn rất rộng lòng thừa nhận lỗi lầm và sẽ cố gắng rút kinh nghiệm vào lần sau.

B: Những đóng góp của tôi cho công ty thường xuyên được mọi người công nhận và đánh giá cao. Tôi rất vui khi biết điều đó bởi thật ra tôi vẫn chưa thể hiện hết mình lắm vì với khả năng của mình, tôi còn có thể đóng góp nhiều hơn như vậy cho công ty.

C: Lần mà tôi nhớ nhất mỗi khi nghĩ đến chuyện bị sếp trách chính là lúc tôi không thể hoàn thành 100% mục tiêu mà tôi đã đặt ra trước đó bởi một đồng nghiệp đã gây ra cho tôi sự khó dễ, cản trở để tôi không thể hoàn thành công việc. Tôi đã khá tức giận cũng như báo lại với sếp về vấn đề này rất nhiều lần.

Các câu trả lời thông minh

Dưới đây là đáp án cho các câu hỏi dựa trên nghiên cứu của Leadership IQ về “Quan điểm tuyển dụng”. Hãy tham khảo qua để xem các nhà tuyển dụng nghĩ gì với câu trả lời mà bạn chọn bên trên nhé!

Câu hỏi số 1:

A: Không nên

Những nhân viên giỏi thường chủ động bước ra khỏi “vùng an toàn” để sẵn sàng “đi một ngày đàng học một sàn khôn”. Thế nhưng, bạn không nên nói chung chung như vậy (bản chất câu hỏi chỉ là: “Bạn có thể kể cho tôi nghe về một lần…?) vì nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn có ý muốn che giấu việc thiếu kinh nghiệm của mình trước một tình huống rất quan trọng trong quá trình làm việc hàng ngày.

B: Nên

Việc đưa ví dụ cụ thể về cách bạn giải quyết tình huống sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn đáng tin và phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển. Ngoài ra, nếu muốn câu trả lời của bạn trở nên thuyết phục nhất có thể, bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy cách mà bạn ứng dụng những kiến thức mà bạn đã tìm hiểu vào thực tế để triển khai chiến lược, lên kế hoạch, xử lý khủng hoảng,…

C: Không nên

Dẫu công ty cũ có thật sự không hỗ trợ huấn luyện, truyền tải thêm kiến thức và kĩ năng cho bạn đi chăng nữa thì việc đổ lỗi cho công ty cũ sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn thấp. Người giỏi là người biết chủ động tìm cách học hỏi (đọc thêm sách, tham gia các khóa học online, tham khảo đồng nghiệp,…) mà không cần đợi đến lúc công ty tổ chức huấn luyện.

Đáp án cho các câu hỏi dựa trên nghiên cứu của Leadership IQ

Đáp án cho các câu hỏi dựa trên nghiên cứu của Leadership IQ

Câu hỏi số 2:

A: Không nên

Hãy đề cập thẳng vấn đề thay vì dùng những cụm từ không cần thiết để mở đầu cho câu trả lời (ví dụ như: “Tất nhiên là tôi sẽ chia sẻ”) vì nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang muốn “câu giờ” để tìm cách che giấu một điều gì đó. Hãy chọn lựa kĩ càng một tình huống để thẳng thắn kể cho họ nghe. Và hãy nhớ rằng, tình huống đó phải thể hiện được bạn là một ứng viên có khả năng tự định hướng bản thân trong việc trau dồi và phát triển con đường sự nghiệp.

B: Nên

Con người không ai hoàn hảo. Bạn có lỗi nhưng bạn biết thành thật thừa nhận, cũng như biết sửa lỗi và “rút kinh nghiệm” để lần sau không lặp lại mà còn làm tốt hơn là điều đáng khen nhiều hơn đáng trách. Nếu có thể, hãy lấy một ví dụ chi tiết chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy cách bạn cải thiện mối quan hệ với khách hàng.

C: Không nên

Việc bạn ham học hỏi những điều mới nghe rất ấn tượng, tuy nhiên nhà tuyển dụng muốn nghe cụ thể bạn ham học hỏi ra sao hơn là chỉ trả lời khái quát mà thiếu ví dụ chứng minh.

Câu hỏi số 3:

A: Nên

Đây là một câu trả lời khá tốt cho câu hỏi này. Thế nhưng nếu bạn chỉ ra được những khó khăn nào mà nhóm của bạn gặp phải cũng như nêu ra được vai trò và cách giải quyết của bạn lúc đó thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn rất cao.

B: Không nên

Nghe khá hay, nhưng liệu đây có phải là trải nghiệm thật sự của bạn hay chỉ là ý kiến của bạn về “thế nào là làm việc nhóm hiệu quả?”? Nhà tuyển dụng chỉ muốn nghe câu chuyện làm việc nhóm mà bạn từng trải qua chứ không yêu cầu bạn tưởng tượng xem một nhóm làm việc hiệu quả sẽ ra sao.

C: Không nên

Đây là một câu trả lời hay, nhưng bạn chỉ nên nói vậy nếu bạn là thành viên của dự án đó. Hãy hồi tưởng và kể cho nhà tuyển dụng nghe câu chuyện của chính bạn. Trong trường hợp bạn không có gì để kể thì hãy thành thật nói cho họ biết và kể cho họ nghe bạn đã chứng kiến một nhóm khác làm việc hiệu quả như thế nào, và thể hiện bạn đã học hỏi cách làm việc chuyên nghiệp của nhóm đó và sẽ áp dụng vào công việc trong tương lai nếu phải cùng đồng nghiệp chạy một dự án nào đó.

Ứng dụng những kiến thức mà bạn đã tìm hiểu vào thực tế

Ứng dụng những kiến thức mà bạn đã tìm hiểu vào thực tế

Câu hỏi số 4:

A: Nên

Câu trả lời của bạn rất xuất sắc! Dù lắng nghe lời nhận xét đôi lúc khiến chúng ta cảm thấy tổn thương, nhưng sự thật là nếu không có chúng thì rất khó để bản thân có thể nhìn thấy lỗi lầm của mình để tìm cách khắc phục, cải thiện chính mình.

B: Không nên

Hãy tập trung trả lời đúng câu hỏi! Nhà tuyển dụng đang muốn nghe bạn kể về một lần bạn phải đón nhận những lời nhận xét có phần không “êm tai” từ sếp hoặc người giám sát mình chứ không phải nghe bạn “khoe khoang” về những đóng góp của mình ở công ty cũ. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao bạn khi bạn chưa cố gắng hết mình nhưng vẫn muốn nghe góp ý để xem năng lực của mình có vượt quá yêu cầu của cấp trên không.

C: Không nên

Bạn rất thành thật! Tuy nhiên, thay vì đổ lỗi cho người khác và thể hiện mình là người nóng tính, hãy chia sẻ cho nhà tuyển dụng cách mà bạn đối mặt với thử thách đó để chứng minh cho họ thấy bạn là người biết giải quyết vấn đề chứ không phải là người gây ra vấn đề.

Nắm ngay cơ hội ứng tuyển thành công các vị trí đa dạng từ tin tức 7-Eleven tuyển dụng mới nhất tại đây!

Hy vọng qua bài viết chia sẻ về câu hỏi phỏng vấn lắt léo và cách trả lời thông minh giúp bạn đọc có thêm kiến thức và mẹo hay. Chúc bạn thành công!

 — HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất,...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt?...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên...

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers