• .
adsads
Untitled design 19
Lượt Xem 4 K

Lúc này, bạn nghĩ rằng mình cần hành động để tăng lương? Vậy thì, trước khi vào gặp sếp và thảo luận về vấn đề lương bổng, bạn hãy nhìn lại để xem mình đã làm được những điều dưới đây hay chưa.

Thời gian trước đây, lá đơn xin tăng lương của một nhân viên Kế toán tại T.HCM đã “gây sốt” cộng đồng mạng. Cụ thể, để đòi tăng lương, nhân viên này đã đưa ra ba lí do sau:

  • Thứ nhất, năng suất lao động tăng 50% trong năm vừa qua và dù khối lượng công việc tăng lên qua mỗi năm nhưng vẫn hoàn thành hiệu quả.
  • Thứ hai, tình hình lạm phát của Việt Nam gần 5% trong khi công ty tăng trưởng 50%. Bên cạnh đó, quy định về tăng tiền lương tối thiểu vùng có hiệu lực từ ngày 1/1/2017.
  • Thứ ba, dù làm việc hiệu quả nhưng năm vừa qua họ vẫn chưa được tăng lương.

Những lí do nhân viên này đưa ra hoàn toàn thuyết phục và cũng là một kinh nghiệm dành cho những ai đang muốn “đòi” tăng lương.

Tăng lương là sự ghi nhận những đóng góp, thành quả của bạn trong công việc. Câu hỏi kinh điển khi bạn “đòi” tăng lương đó là: “Bạn dựa vào đâu để được tăng lương?”. Vậy nên, chuyện tăng lương không phải nói tăng là tăng mà nó phụ thuộc rất lớn vào việc: Bạn đã làm được những gì? Dưới đây là những gì bạn cần làm để được tăng lương.

 

Tăng trách nhiệm trong công việc

Đây chính là đường dẫn quan trọng để được tăng lương. Làm tốt nhất mọi công việc hiện tại của mình, trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng mỗi ngày, đồng thời, chủ động nhận thêm các công việc khác và hoàn thành hiệu quả. Để khi sếp hỏi về cơ sở tăng lương, bạn hoàn toàn có thể tự tin nói rằng, mình đã làm nhiều hơn và làm tốt hơn trách nhiệm của mình. Không những vậy, việc chủ động nhận thêm các công việc khác cũng sẽ chứng tỏ những khả năng khác của bạn. Cấp trên sẽ dễ dàng hài lòng với một nhân viên mẫn cán, đa năng và chăm chỉ hơn là một nhân viên chỉ ngồi đợi giao việc.

 

Chứng minh khả năng bằng con số thực tế

Bạn cần làm những gì để “đòi” tăng lương thành công?

Đừng chỉ nói suông rằng “Tôi đã làm rất tốt”, thay vào đó hãy cụ thể hóa các thành tích của mình bằng các con số thực tế. Chẳng hạn: Bán hàng tăng doanh thu 50% so với tháng trước, ký thêm được 2 hợp đồng với khách hàng mới,…

Bên cạnh đó, nếu bạn cảm thấy mình đã hoàn thành công viêc vượt trên cả sự kỳ vọng của mọi người, đừng ngần ngại thông báo cho sếp biết. Bạn nên chọn cách nói khéo léo rằng, bạn đã làm rất nhiều để đạt được kết quả cao nhất có thể. Sẽ chẳng ai biết đến những cống hiến âm thầm của bạn nếu bạn không chủ động nói ra.

 

Luyện tập thuyết phục cấp trên tăng lương

“Đòi” tăng lương cũng là cả một nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo. Do đó, bạn cần có sự chuẩn bị, luyện tập cách nói sao cho thuyết phục. Trình bày tự tin, dẫn chứng rõ ràng và linh hoạt ứng biến trước những câu hỏi hóc búa của sếp chính là điểm cộng quan trọng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thẳng thắn chia sẻ về những mục tiêu công việc của mình để cấp trên hiểu rằng, ưu tiên hàng đầu của bạn vẫn là gắn bó lâu dài với công ty.

Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để “đòi” tăng lương thành công. Sau cùng, bạn nên lưu ý rằng, các ông chủ công ty chỉ bỏ tiền ra khi họ biết họ nhận về được gì, việc tăng lương cho nhân viên cũng vậy.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng biệt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cách họ...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người...

Tìm việc hợp ý, hợp cả vị trí với tính năng tìm việc gần bạn trên ứng dụng VietnamWorks

Tìm một công việc lý tưởng không chỉ phụ thuộc vào mức lương, chế độ hay môi trường làm việc, mà còn nằm ở vị...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn đóng vai trò quan trọng để duy trì một không...

Bài Viết Liên Quan

Xây dựng tình huống ứng biến nơi công sở với 4 nhóm tính cách D.I.S.C

Trong môi trường công sở, mỗi người đều mang một đặc điểm tính cách riêng...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ...

Tìm việc hợp ý, hợp cả vị trí với tính năng tìm việc gần bạn trên ứng dụng VietnamWorks

Tìm một công việc lý tưởng không chỉ phụ thuộc vào mức lương, chế độ...

Trở thành nạn nhân của "lạm quyền chốn công sở" và những điều cần phải lưu tâm

Trong môi trường công sở, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới luôn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers