adsads
bach khoa toan job ky 4 lap trinh vien anh la ai 3
Lượt Xem 13 K

Phần mềm là sao? Lập trình là gì?

Có một thực tế là đa số chúng ta đều đang sử dụng rất nhiều phần mềm trong cuộc sống thường ngày, nhưng để định nghĩa “phần mềm” là gì thì chắc ít người có thể nói được chính xác. Nôm na thì anh bạn máy tính của chúng ta khá là khô khan, anh ta chỉ hiểu được những câu lệnh chỉ toàn số 0 và số 1 (machine code). Do đó phần mềm đã được ra đời, đó là phương tiện truyền tải cách thức giải quyết vấn đề của người dùng cho máy tính dưới dạng “ngôn ngữ bậc cao” (loại ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu được).

 

Để làm được điều đó, cần phải có quá trình chuyển đổi giữa ngôn ngữ chúng ta sử dụng hàng ngày thành ngôn ngữ bậc cao, quá trình này gọi là lập trình.

 

Công việc của lập trình viên?

Thật ra có rất nhiều vị trí công việc trong ngành phát triển phần mềm, chứ không phải chỉ có lập trình viên. Bạn có thể trở thành kĩ sư phân tích và thiết kế hệ thống, kĩ sư bảo trì hệ thống phần mềm,… Dù ở vị trí nào đi nữa, với mục đích để tạo ra những sản phẩm phần mềm cuối cùng, bạn sẽ tham gia vào những công việc sau:

 

  • Phân tích hệ thống, lập kế hoạch dự án phần mềm, phân tích yêu cầu
  • Thiết kế phần mềm, lập trình, kiểm tra thử phần mềm
  • Bảo trì phần mềm (gồm 3 bước sửa đổi, thích nghi, nâng cao)

Để kết nối và vận hành trơn tru các công việc trên, không thể không nhắc đến người quản lí dự án phần mềm. Làm việc ở vị trí này, bạn sẽ cần lên kế hoạch chi tiết cho các giai đoạn sản xuất, phân tích rủi ro và theo dõi sát sao tiến độ dự án.

 

Cần có gì để “dấn thân” vào nghề?

Những phẩm chất bắt buộc đó là: cách tiếp cận vấn đề có phương pháp, khả năng suy luận logic và đặc biệt là niềm đam mê với máy tính. Nhiều người nghĩ thiên hướng về môn toán là điều kiện thiết yếu với người làm việc trong ngành phần mềm nhưng thực tế hoàn toán khác. Công việc trong ngành này rất đa dạng cần nhiều kỹ năng khác nhau. Nhiều công việc liên quan đến xử lí lỗi yêu cầu rất cao về trí tưởng tượng, sự sáng tạo, khả năng nhìn nhận vấn đề bao quát. 

 

Hầu hết các dự án phần mềm đều triển khai bởi tập thể, nên kĩ năng làm việc theo nhóm là rất quan trọng. Cụ thể, bạn phải có khả năng giao tiếp với mọi người và biết cùng chia sẻ trách nhiệm.

 

Tóm lại, công việc phát triển phần mềm yêu cầu những tố chất chung sau:

 

  • Thông minh, sáng tạo
  • Khả năng làm việc dưới áp lực lớn
  • Tính chính xác trong công việc.
  • Khả năng làm việc nhóm

 

Vì sao nên chọn nghề phần mềm

Theo dự đoán của Cục Thống Kê, Bộ Lao động Mĩ, kĩ sư phần mềm tin học là một trong những nghề có tốc độ phát triển nhanh nhất trong thời gian tới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Cơ hội việc làm cho những kỹ sư phần mềm là rất lớn. Môi trường làm việc thường ở những văn phòng tiện nghi, thoải mái với các thiết bị công nghệ cao.

 

Đặc biệt, sự cập nhập và đổi mới ứng dụng thường xuyên theo xu hướng là cơ hội thăng tiến tuyệt vời dành cho những người làm việc trong ngành này.

 

 Qua những thông tin, Vui Vẻ hi vọng các bạn đã có thể phần nào hiểu được về nghề phát triển phần mềm. Đây là một nghề đầy thách thức và nhiều cơ hội khẳng định mình. Đã “đu” theo nghề thì bạn sẽ luôn được tiếp cận những tri thức mới, đó cũng là một điều bắt buộc nếu bạn không muốn bị tụt hậu nhanh chóng.

– HR Insider VietnamWorks –

 

Bách Khoa Toàn ‘Job’ là gì?
Chào các bạn, từ hôm nay, Mr. Vui Vẻ sẽ mở loạt bài “Bách Khoa Toàn Job” với mục đích giới thiệu với các bạn những ngành nghề khác nhau, giúp bạn đào sâu tìm hiểu, khám phá các ngành nghề trong xã hội, từ đó xem bản thân của mình hợp với ngành nghề nào để định hướng và lựa chọn nghề nghiệp chính xác. 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers