Thay đổi cách giao tiếp chính là điều bạn nên làm. Đó không phải là thay đổi phong cách trao đổi của bạn, nhưng nếu bạn phân loại được đối tượng mình đang giao tiếp và khéo léo điều chỉnh thái độ của mình thì chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn trong công việc đấy. Dưới đây là 4 kiểu giao tiếp khác mà bạn có thể gặp nhiều nhất ở chốn công sở, hiểu rõ và áp dụng đúng sẽ giúp bạn thuận lợi trong giao tiếp với đồng nghiệp, sự nghiệp cũng từ đó mà suôn sẻ hơn.
1. Kiểu người giao tiếp “dạng phân tích”
Có một nhóm người phổ biến ở các văn phòng, đó là những người thích giao tiếp “dạng phân tích”. Tức là họ luôn nói chuyện bằng các số liệu, dẫn chứng, sự kiện cũng như sẵn sàng chia sẻ thông tin nếu bạn cần. Tuy nhiên không phải ai cũng là những người dễ chịu như vậy.
2. Kiểu người thích giao tiếp cá nhân
Những người này thích các mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự ủng hộ, chia sẻ, không kiểu cách và không xung đột. Họ thích những cuộc trò chuyện ngắn với những từ ngữ miêu tả chính xác trạng thái cảm xúc lúc bấy giờ (như tức giận, buồn bã, vui mừng…). Họ cũng thích đặt câu hỏi về người khác, ví như “Có ai liên quan không?”
Những người thích các cuộc trò chuyện cá nhân sẽ là thách thức lớn đối với bạn khi họ thích trao đổi về các vấn đề kỹ thuật, chuyên môn – điều mà ai cũng muốn tránh. Thực hành thường xuyên và kiên nhẫn sẽ giúp bạn vượt qua những cuộc trò chuyện kiểu này.
3. Kiểu người giao tiếp trực quan
Những người này thường không thích nói vòng vo mà vào thẳng vấn đề cuối cùng. Họ thường xuất hiện và đưa ra ý kiến một cách đột ngột, thúc ép về thời gian. Đối với những người như này, bạn nên đưa ra các khuyến nghị mang tính chất công nghệ để thu hút sự chú ý của họ trước khi đi vào phân tích và làm rõ để họ bình tĩnh lắng nghe điều bạn muốn nói.
4. Kiểu người giao tiếp thực tế
Những người này thích đặt ra câu hỏi từ A đến Z để làm rõ vấn đề. Họ sẽ thường xuyên hỏi “Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?” và điều này buộc bạn phải sắp xếp thông tin một cách khoa học, hợp lý cũng như có phương án dự phòng. Họ sẽ rất hài lòng nếu bạn chủ động trả lời được câu hỏi của họ ngay và luôn.
Nếu bạn vẫn chưa biết phong cách giao tiếp của những đồng nghiệp quanh mình thì đây là một gợi ý. Bạn có thể hỏi “Hôm nay tôi giúp gì được anh/chị?” hoặc “Điều gì có giá trị lớn nhất với anh/chị?”, “Anh/chị muốn nghe điều gì nhất?”. Những câu trả lời của họ sẽ cho bạn biết họ thuộc nhóm người nào.
Ví dụ: Nếu họ hỏi “Dữ liệu này từ đâu?” – họ là những người giao tiếp theo kiểu phân tích, “Chốt lại là gì?” – người giao tiếp trực quan, “Quy trình là như nào?” – người giao tiếp thực tế và “Có ai liên quan nữa không?” là từ những người thích giao tiếp cá nhân.
Một lưu ý nữa là khi nói chuyện đừng đặt ra những câu dạng rủi ro hay có nhắc đến những từ tiêu cực như “vấn đề”, “bất trắc”… Thay vào đó, hãy sử dụng những câu hỏi mở hoặc làm chúng “nhẹ nhàng” hơn như:
– Tôi không chắc là có thể tự hoàn thành hết chỗ này… Tôi có thể xin ý kiến đóng góp của anh/chị được không?
– Tôi thực sự cảm ơn những gì bạn đã chia sẻ… Tôi thấy hơi khác một chút… Tôi có thể chia sẻ quan điểm của mình được không?
– Bạn giải thích giúp tôi hiểu quy trình để bạn dẫn đến quyết định này nhé?
– Có vẻ như giữa chúng ta có một số điểm chung và điểm khác biệt. Sao không đi từ điểm chung trước nhỉ?
– Nắm được phong cách giao tiếp của từng người là cách giúp bạn thiết lập mối quan hệ công sở bền vững và giành được lòng tin của đồng nghiệp. Vì thế, đừng coi thường nó và chỉ biết huyên thuyên theo kiểu của mình mà không quan tâm đến người khác nhé.
— HR Insider / Theo cafebiz —
VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.