adsads
Lượt Xem 2 K

Gặp khó khăn là nhảy việc không giúp bạn tốt hơn

Theo chia sẻ từ anh Hoàng Nam Tiến – Phó chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học FPT, những nhân sự trẻ nhảy việc nhiều trong vài năm đầu không phải là điều gì quá to tát. Tuy nhiên, thời điểm nhảy việc cùng với lý do nhảy việc sẽ ảnh hưởng khá lớn đến hành trình sự nghiệp của người đi làm.

Dựa trên quan điểm của anh, nếu chỉ vì khó khăn mà người lao động lựa chọn “dứt áo ra đi”, cũng sẽ không giúp họ kiếm được nơi làm việc tốt hơn với ít khó khăn hơn, mà ngược lại sẽ khiến bản thân người đó trở nên yếu đuối và không có khả năng cân bằng giữa áp lực. “Gặp khó khăn là nhảy việc sẽ không giúp bạn khá lên được” – trích anh Hoàng Nam Tiến. 

Nhảy việc khi gặp khó khăn có thể là một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất để tránh áp lực hiện có, nhưng về lâu dài, hành động này sẽ chỉ mài mòn những khả năng và cả cơ hội của bạn. Khi bạn rời bỏ một công việc vì khó khăn, bạn không thực sự giải quyết được vấn đề gốc rễ. Thay vào đó, bạn chỉ đang chạy trốn khỏi nó. Điều này có thể tạo ra một chu kỳ tiêu cực khiến bạn liên tục nhảy việc, mà không bao giờ thực sự phát triển hoặc học hỏi từ những thách thức.

Trên hành trình sự nghiệp của mỗi người, sẽ rất khó để tránh khỏi việc không gặp khó khăn và thách thức. Nếu khó khăn đó quật ngã bạn, bạn vẫn có thể học hỏi được từ những thất bại của mình. Nếu bạn vượt qua được khó khăn đó, bạn vừa có thêm kinh nghiệm, vừa được tiếp thêm nội lực để đón đầu những thử thách mới và lớn hơn. Chỉ duy nhất một điều cần lưu ý đó chính là bạn hãy sẵn sàng đối mặt với những khó khăn của mình, thay vì quay lưng trốn tránh. 

Ra đi trong vinh quang như lúc mới bắt đầu

Anh Hoàng Nam Tiến cho biết thay vì nghỉ việc mỗi khi gặp khó khăn, bạn hãy ra đi trong vinh quang như thời điểm bạn mới bước chân vào công ty. Khi bạn đã vượt qua những khó khăn và đạt được thành tựu, đây có thể là một thời điểm lý tưởng để bạn cân nhắc những cơ hội nghề nghiệp mới. Việc ra đi trong vinh quang giúp bạn duy trì một mối quan hệ tích cực với công ty và đồng nghiệp cũ, đây cũng có thể là những mối quan hệ hữu ích cho sự nghiệp của bạn sau này.

Khi có thử thách trong sự nghiệp, bạn hãy đối mặt với nó, học hỏi và trải nghiệm với nó. Nếu không thể tự mình vượt qua, bạn có thể tìm đến cấp trên hoặc đồng nghiệp để xin những lời khuyên giá trị. Những lời khuyên và kinh nghiệm từ họ có thể giúp bạn tìm ra hướng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn. Để rồi khi đã chinh phục khó khăn và đạt được những thành tựu, đây cũng là thời điểm tốt để bạn có thể rời đi.

Nếu bạn đã quyết định rời bỏ công việc, hãy nhảy việc vì lý do tích cực với vị thế khám phá và học hỏi thêm nhiều điều mới. Khi bước chân sang môi trường làm việc mới, bạn vẫn có thể nhắc lại công việc cũ với niềm tự hào cùng với những thành tựu bạn đã được, cũng như cách mà bạn đã hoàn thành tốt công việc đến ngày cuối cùng. Điều này không chỉ giúp bạn có được sự tôn trọng và thiện cảm từ cấp trên và đồng nghiệp mới về sự chuyên nghiệp và trách nhiệm của mình, mà còn khéo léo thể hiện năng lực của bản thân. 

Lời kết

Hành trình sự nghiệp cũng giống như một chặng đua trường kỳ và không phải lúc nào cũng suôn sẻ, yêu cầu các “thí sinh” của chặng đua cần phải có sức bền bỉ và quyết tâm. Trong đó, khó khăn và thách thức là những phần không thể tránh khỏi nên thay vì quay đầu khi gặp khó khăn, bạn hãy coi đó như là cơ hội để học hỏi và phát triển. 

Ngoài ra, bạn hãy ghé chân tại Trạm sạc – Empower Growth của VietnamWorks nhằm học hỏi những Bí quyết để trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng từ anh Hoàng Nam Tiến – Phó chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học FPT cùng với nhiều diễn giả khác bạn nhé! Đừng quên theo dõi VietnamWorks cùng HR Insider để đón đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác trong hành trình khám phá bản thân, phát triển sự nghiệp của chính mình!

Xem thêm: “Chill có gu” – Giới trẻ nên chill thế nào để sống chất và có hành động đẹp

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Top những lời nói thật "hại thân", người đi làm cần cân nhắc

Trong môi trường công sở, việc nhận và đưa ra những lời khuyên thẳng thắn là điều thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, không phải tất cả những lời nói chân thành đều mang lại lợi ích tích cực. 

Cười ra nước mắt - Khi bàn làm việc trở thành "tạp hóa mini" của giới văn phòng

Tại bàn làm việc của nhiều nhân viên văn phòng, bạn làm việc không chỉ đơn thuần là nơi để máy tính và tài liệu. Qua thời gian, bàn làm việc dần trở thành một "tạp hóa mini" không chính thức, chứa đựng đủ loại đồ đạc từ đồ ăn vặt, dụng cụ cá nhân đến các món đồ tiện ích.

Xử lý tình trạng nhân viên "nói nhiều, làm ít" chốn công sở

Trong môi trường công sở, tình trạng nhân viên "nói nhiều, làm ít" không phải là hiếm gặp và có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Những nhân viên này có thể có khả năng giao tiếp tốt và thường xuyên chia sẻ ý tưởng, nhưng khi đến lúc thực hiện công việc, họ lại thiếu hiệu quả và cam kết. 

Thủ tục tặng quà cho Sếp phải là cách để thể hiện thành ý trong công việc?

Tặng quà cho Sếp là cách bày tỏ lòng biết ơn người đã chỉ dẫn bạn trên con đường sự nghiệp, đồng thời thể hiện thành ý tốt đẹp trong công việc. Tuy nhiên, nếu không tinh tế và khéo léo thì món quà của bạn rất dễ bị mọi người hiểu nhầm thành “xu nịnh” cấp trên. Bài viết này, VietnamWorks sẽ mách bạn nghệ thuật tặng quà tạo ấn tượng đẹp trong lòng Sếp, cũng như những điều tối kỵ cần tránh để không vướng phải thị phi.

Áp dụng công thức 21 - 3 - 6 - 5 trị triệu chứng "cả thèm chóng chán” cho dân văn phòng

“Cả thèm chóng chán” là triệu chứng xấu nhưng rất phổ biến ở dân văn phòng. Muốn nâng cao năng suất làm việc và phát triển sự nghiệp vững bền thì bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt hành trình kỷ luật bản thân. Áp dụng ngay công thức 21 – 3 – 6 – 5 để tự kỷ luật bản thân, quản lý thời gian khoa học, kiểm soát tài chính hiệu quả và nâng cấp bản thân toàn diện bạn nhé!

Bài Viết Liên Quan

Top những lời nói thật "hại thân", người đi làm cần cân nhắc

Trong môi trường công sở, việc nhận và đưa ra những lời khuyên thẳng thắn là điều thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, không phải tất cả những lời nói chân thành đều mang lại lợi ích tích cực. 

Cười ra nước mắt - Khi bàn làm việc trở thành "tạp hóa mini" của giới văn phòng

Tại bàn làm việc của nhiều nhân viên văn phòng, bạn làm việc không chỉ đơn thuần là nơi để máy tính và tài liệu. Qua thời gian, bàn làm việc dần trở thành một "tạp hóa mini" không chính thức, chứa đựng đủ loại đồ đạc từ đồ ăn vặt, dụng cụ cá nhân đến các món đồ tiện ích.

Xử lý tình trạng nhân viên "nói nhiều, làm ít" chốn công sở

Trong môi trường công sở, tình trạng nhân viên "nói nhiều, làm ít" không phải là hiếm gặp và có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Những nhân viên này có thể có khả năng giao tiếp tốt và thường xuyên chia sẻ ý tưởng, nhưng khi đến lúc thực hiện công việc, họ lại thiếu hiệu quả và cam kết. 

Thủ tục tặng quà cho Sếp phải là cách để thể hiện thành ý trong công việc?

Tặng quà cho Sếp là cách bày tỏ lòng biết ơn người đã chỉ dẫn bạn trên con đường sự nghiệp, đồng thời thể hiện thành ý tốt đẹp trong công việc. Tuy nhiên, nếu không tinh tế và khéo léo thì món quà của bạn rất dễ bị mọi người hiểu nhầm thành “xu nịnh” cấp trên. Bài viết này, VietnamWorks sẽ mách bạn nghệ thuật tặng quà tạo ấn tượng đẹp trong lòng Sếp, cũng như những điều tối kỵ cần tránh để không vướng phải thị phi.

Áp dụng công thức 21 - 3 - 6 - 5 trị triệu chứng "cả thèm chóng chán” cho dân văn phòng

“Cả thèm chóng chán” là triệu chứng xấu nhưng rất phổ biến ở dân văn phòng. Muốn nâng cao năng suất làm việc và phát triển sự nghiệp vững bền thì bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt hành trình kỷ luật bản thân. Áp dụng ngay công thức 21 – 3 – 6 – 5 để tự kỷ luật bản thân, quản lý thời gian khoa học, kiểm soát tài chính hiệu quả và nâng cấp bản thân toàn diện bạn nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers