adsads
Lượt Xem 1 K

Start-up: Bức tranh khó hiện thực hóa

Benny Buller, một nhà đầu tư từng làm việc với công ty Silicon Valley VC nổi tiếng, được trả tiền để tìm các công ty thú vị (có tiềm năng) và đầu tư vào chúng cũng như giúp các công ty nằm trong danh mục đầu tư này khắc phục bất kỳ vấn đề nào họ gặp phải. Thông qua công việc này, ông đã phát hiện ra một vấn đề chung trong lĩnh vực sản xuất.

Một số thiên tài kỹ thuật xuất sắc nhất trên thế giới liên tục nói rằng họ rất cần những bộ phận, khớp nối liền linh hoạt mà dường như “không thể” chế tạo được với phương pháp truyền thống. Các kỹ sư và nhà thiết kế đã cố gắng trong nhiều năm, nhưng cuối cùng kết luận rằng việc chế tạo những bộ phận linh hoạt như thế này là không thể

Việc này đòi hỏi một sự tỉ mỉ về ước tính quy mô thị trường cho những bộ phận “khó hiện thực hóa” này, cũng như tính toán những tiềm năng tương xứng đi kèm rủi ro bên trong. Vì vậy, Velo3D đã được ra đời, nhằm mục đích sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra các bộ phận tưởng chừng không thể. Từ đó cải cách chiến lược của các công ty, góp phần đổi mới tương lai.

Một phân đoạn ngắn trong câu chuyện trên chính là việc tạo ra mảnh ghép “ngoài sức tưởng tượng” cuối cùng đã thành công. Đội ngũ thành viên đã nhận ra rằng không cần phải giải quyết toàn bộ vấn đề. Thay vào đó, nhóm có thể thành công với mục tiêu nhỏ hơn nhiều bằng cách xác định các vấn đề thực tiễn và có giá trị nhất. Vận dụng ý thức bắt đầu từ việc nhỏ bé nhưng thực tiễn, để rồi dồn hết tâm trí của mình, cùng với máu, mồ hôi và nước mắt, vào một lần nỗ lực không thể bứt phá hơn.

Một phân đoạn ngắn trong câu chuyện trên chính là việc tạo ra mảnh ghép “ngoài sức tưởng tượng” cuối cùng đã thành công. Đội ngũ thành viên đã nhận ra rằng không cần phải giải quyết toàn bộ vấn đề. Thay vào đó, nhóm có thể thành công với mục tiêu nhỏ hơn nhiều bằng cách xác định các vấn đề thực tiễn và có giá trị nhất. Vận dụng ý thức bắt đầu từ việc nhỏ bé nhưng thực tiễn, để rồi dồn hết tâm trí của mình, cùng với máu, mồ hôi và nước mắt, vào một lần nỗ lực không thể bứt phá hơn. Do đó, khởi nghiệp thành công hay không còn phụ thuộc vào việc bạn đã nhìn nhận đúng về 3 quy luật sau đây hay chưa?

Quy luật nào tạo nên cú hích cho start-up? 

Thành công đi đôi thời điểm

Điều này không đồng nghĩa bạn phải từ bỏ việc khai phá những tiềm năng mà doanh nghiệp vẫn đang theo đuổi. Điều đáng nói ở đây chính là sự nỗ lực bằng mọi cách để tìm kiếm một giải pháp toàn vẹn. Tuy nhiên, nếu sau tất cả những nỗ lực mà bạn đã bỏ ra, mà không có điều nào bạn hoặc nhóm của bạn thấy hợp lý cũng đừng lấy làm thất vọng. 

Hãy nhớ rằng đạt được một phần nhỏ trong mục tiêu bản thân đặt ra cũng chính là bước đầu tiên của sự thành công. Trong trường hợp, đội nhóm của bạn đang phải đối mặt với những thất bại, hãy tạo ra nhịp nghỉ tức thời, xem lại trọng tâm và giải quyết bằng cách kiểm tra lại nguyên nhân hoặc những yếu tố dẫn đến vấn đề đó.

Quy luật chọn lọc giá trị

Câu hỏi đặt ra: Đâu là nơi mà bạn bắt đầu? Câu trả lời nằm trên những giá trị thiết yếu được xác định là tác động mạnh mẽ nhất lên doanh nghiệp của bạn, cả bên trong lẫn bên ngoài.

Tác động bên ngoài được xác định bằng cách tính toán những điểm tiềm năng mà khách hàng quan tâm nhiều nhất, hoặc những mặt hàng mà họ chịu chi trả nhất nếu bạn đang trong trạng thái khó khăn về tiền mặt. Điều này có nghĩa rằng bạn phải lắng nghe các nhà đầu tư và hiểu được những gì sẽ thu hút họ. Bạn phải nắm được những mẹo nhỏ giúp mình tạo ra sự chú ý tích cực trong ngành, và sự khác biệt của bạn với những đối thủ cạnh tranh khác. 

Xét về yếu tố bên trong, không gì quan trọng bằng việc lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm, xem thử điều nào họ muốn bắt đầu thực hiện là gì. Thử đặt bản thân vào, suy nghĩ về niềm hứng khởi và sự vui mừng của các thành viên khi họ hoàn thành một nhiệm vụ tưởng chừng không thể.

Nhà dẫn đường thông thái

Khi những thay đổi này được thực hiện, việc mất thời gian để nhóm làm quen với điều đó là điều không thể tránh. Bằng việc khởi đầu mỗi ngày, hãy nhắc nhở đội ngũ của mình về trọng tâm mới của công việc. Thậm chí là những thành tích mang tính “micro” cũng nên được khen thưởng và công nhận. Hãy cung cấp cho họ cái nhìn bao quát để đạt được mục tiêu đầu tiên này. Và dành cho họ khoảng không gian cần thiết để rút kinh nghiệm sau những lỗi lầm bản thân mắc phải.

Trong quá trình làm việc, rất có thể các thành viên khác sẽ khám phá ra những ý tưởng đóng góp cho nhiều khía cạnh khác nhau trong cùng một vấn đề. Dành thời gian để khuyến khích và động viên nỗ lực của đội nhóm là điều cần thiết, nhưng phải luôn nhớ rằng hãy giữ sự tập trung của cả đội nhóm cho đến khi đạt được mục tiêu đầu tiên. 

Rất khó để nhìn nhận khách quan và đánh giá về cảm giác khi đạt thành tích, nhưng nó đã và sẽ luôn ảnh hưởng sâu sắc đến năng suất làm việc của tổ chức. Đã có đến 30 nghiên cứu riêng biệt cho ta một cái nhìn tổng thể về mối quan hệ của “Hạnh Phúc – Hiệu Quả”. Nói một cách khác, trong một chuỗi nhân quả tích cực được tích lũy, tập thể nhân viên khi cảm nhận được niềm tin yêu và hạnh phúc sẽ gia tăng hiệu suất làm việc của nhóm”. Hiểu đơn giản hơn thì nhân viên hạnh phúc hơn sẽ làm việc với hiệu quả cao hơn khoảng 12% đến từ một nghiên cứu.

Thành công không nhất thiết phải đột phá trong một sớm một chiều hay bứt phá cả một lĩnh vực. Thực tế cho thấy điều đó chưa hề xảy ra, mà nó đi từ sự xây dựng ổn định thuận theo thời gian. Từng chút một, tiến đến bức tranh toàn cảnh mà bạn dựng ngay từ những thời khắc ban đầu. Và trước khi chạm được đích, bạn đã phần nào hoàn thành những gì bạn muốn nên đừng nản lòng nhé. 

>> Xem thêm: Thuật dụng và dùng người của người xưa

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ...

Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers