adsads
Lượt Xem 109

83% CEO nhận thấy AI sẽ định hình lại cách họ làm việc

Theo khảo sát từ edX trong một cuộc khảo sát đã thăm dò ý kiến ​​của 800 giám đốc điều hành cấp cao, trong đó có 500 giám đốc điều hành, có đến 83% CEO tin rằng AI sẽ thay đổi cách họ làm việc trong thời gian tới. Hầu hết các giám đốc điều hành tham gia khảo sát đều nhận ra tiềm năng của AI trong việc đưa ra ý tưởng sản phẩm hoặc mô hình kinh doanh mới và hỗ trợ lập kế hoạch, dự báo, v.v. 92% chia sẻ rằng họ đã sử dụng AI trong công việc và cho rằng việc phát triển các kỹ năng AI trong vòng hai năm tới là rất quan trọng.

Điều này cũng dễ hiểu, khi AI có thể giúp xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ, tối ưu hóa các quy trình phức tạp và thậm chí đưa ra những quyết định nhanh chóng, chính xác. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Liệu AI chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ, hay nó sẽ thay thế hẳn vai trò của người quản lý? 

Nhiều nhà lãnh đạo nhận thấy AI có thể giúp họ giảm bớt gánh nặng trong các công việc hành chính, giúp tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, những thứ như cảm xúc, trực giác và khả năng lãnh đạo đội ngũ qua những thời điểm khó khăn vẫn là những yếu tố mà AI chưa thể đảm đương.

AI có thể là một công cụ hỗ trợ đắc lực và gần như là “người bạn” không thể thiếu với nhiều người đi làm như hiện nay , nhưng nó vẫn cần sự kết hợp với con người để tạo ra kết quả tốt nhất. Trong khi AI giúp tự động hóa, thì người sếp vẫn là người giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng, dẫn dắt và truyền cảm hứng cho đội ngũ của mình.

Việc nghiên cứu về mortgage là gìchỉ số SQ là gì sẽ giúp bạn cải thiện khả năng tài chính và nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc trong công việc.

Tương lai của quản lý: AI có thực sự thay thế vai trò người sếp?

AI ngày càng thông minh, nhưng liệu nó có đủ khả năng để thay thế người Sếp trong vai trò quản lý? Câu trả lời không đơn giản. Dù AI có thể thực hiện các tác vụ như phân tích dữ liệu hay tối ưu hóa quy trình, nhưng việc lãnh đạo không chỉ xoay quanh số liệu và hiệu suất. Vai trò của người sếp còn nằm ở khả năng thấu hiểu cảm xúc, xây dựng mối quan hệ, và ra quyết định dựa trên trực giác và kinh nghiệm – những yếu tố mà AI chưa thể đạt tới.

Tại thị trường Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cũng đang dần áp dụng AI vào quản lý, nhưng họ chủ yếu sử dụng nó để hỗ trợ các công việc lặp lại và xử lý dữ liệu khối lượng lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp vẫn đánh giá cao sự hiện diện của người quản lý trong việc định hướng chiến lược và truyền cảm hứng cho nhân viên. 

Trong tương lai gần, AI có thể hỗ trợ tối đa cho các nhà quản lý, giúp họ tập trung vào việc lãnh đạo và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Nhưng việc AI hoàn toàn thay thế người Sếp vẫn còn là một câu chuyện dài. 

Để phát triển sự nghiệp trong ngành quân sự, bạn có thể tìm hiểu về sĩ quan là gì và khám phá thêm thông tin về kiến tập là gì để hiểu rõ hơn về cơ hội thăng tiến.

Giả định AI lên làm sếp, văn hoá làm việc sẽ thay đổi thế nào?

Mặc dù việc AI thay thế sếp là điều rất khó, nhưng cũng không thể khẳng định hoàn toàn là nó không thể không xảy ra. Theo một nghiên cứu từ PwC, 65% nhân viên toàn cầu (bao gồm Việt Nam) cảm thấy bất an khi làm việc dưới sự chỉ đạo của AI, và họ lo ngại về việc thiếu sự đồng cảm và linh hoạt trong các quyết định liên quan đến quyền lợi cá nhân. 

Mặc dù “drama” công sở với sếp và nhân viên vẫn luôn là những vấn đề nhức nhối, nhưng nhiều nhân viên cũng lo ngại về việc có một người “Sếp AI”. Khi không còn những buổi họp bàn chiến lược với những cuộc tranh luận căng thẳng, cũng chẳng có những lời động viên đầy cảm xúc từ sếp sau một dự án thành công. mọi quyết định đều được đưa ra dựa trên công thức, chỉ số, và biểu đồ – liệu môi trường làm việc có trở nên khô khan và lạnh lùng hơn không?

Đặc biệt là ở Việt Nam, nơi mà văn hóa công sở thiên về mối quan hệ cá nhân và sự gắn kết giữa quản lý và nhân viên, những thay đổi này càng trở nên rõ nét hơn. Thực tế thì nhiều nhân viên vẫn cảm thấy cần có sự giao tiếp trực tiếp với sếp để giải quyết các vấn đề trong công việc. 

Nếu bạn muốn tối ưu hóa chiến lược nghề nghiệp, hãy nghiên cứu về sở trường là gì và tìm hiểu thêm về asm là gì để xác định điểm mạnh và phát triển khả năng lãnh đạo.

AI có thể mang lại sự chính xác và minh bạch, nhưng nếu thiếu đi sự giao tiếp và thấu hiểu cảm xúc, văn hóa công sở có thể trở nên lạnh lùng, xa cách. Những “drama” công sở như bất đồng ý kiến, cảm giác bị bất công hoặc bị bỏ rơi có thể không biến mất, mà chỉ chuyển sang một hình thái khác: một sự xung đột tinh vi hơn với những quyết định máy móc, thiếu tính nhân văn.

Do đó, việc sử dụng AI trong quản lý không chỉ đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng từ phía doanh nghiệp, mà còn cần có những giải pháp để kết hợp hài hòa giữa công nghệ và con người. Thay vì để AI quyết định tất cả, sự hiện diện của các nhà lãnh đạo – với vai trò thấu cảm, đưa ra các quyết định sáng suốt dựa trên cả dữ liệu lẫn kinh nghiệm sống – sẽ giúp duy trì môi trường làm việc bền vững và cân bằng hơn.

Xem thêm: Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers