adsads
ab testing là gì
Lượt Xem 781

AB testing là gì?

AB testing là gì? Đây được hiểu đơn giản là hình thức thử nghiệm hai phiên bản A/B trong cùng một điều kiện để có thể đánh giá phiên bản nào đạt hiệu quả hơn.

AB testing sẽ cho thấy những thay đổi tiềm năng và có khả năng đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thu được, đảm bảo tác động sự tích cực của nó. Đây chính là một phần không thể thiếu trong quy trình của marketing cũng như các hình thức hoạt động kinh doanh khác.

ab testing là gì

Xem thêm :

Lợi ích mà AB testing mang lại trong Marketing 

Sau khi tìm hiểu về khái niệm AB testing là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về những lợi ích mà hình thức này mang lại. Đặc biệt là trong lĩnh vực marketing, hình thức này giúp mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí và mang lại kết quả tốt.

Dưới đây là một số lợi ích khi sử dụng hình thức AB testing trong Marketing:

Gia tăng lượt truy cập website

Bằng việc thử nghiệm những tiêu đề khác nhau của bài viết hoặc tiêu đề trang web có thể thấy được sự thay đổi về số lượng người click và truy cập vào đường dẫn đến website của. Qua đây giúp những marketer có thể lựa chọn title thực sự phù hợp nhằm nâng cao lượt truy cập đến website của mình.

Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi

Bằng việc thử nghiệm những địa điểm khác nhau, màu sắc, hoặc các anchor text trên CTA cũng có có thể thay đổi số lượng người nhấn vào CTA để dẫn đến một trang đích (landing page) của doanh nghiệp đang mong muốn hướng đến.

Điều này cũng nhằm giúp tăng khả năng số người điền đầy đủ các thông tin vào form trên website. Từ đây cũng có tỷ lệ chuyển đổi họ trở thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp.

Giảm tỷ lệ thoát khỏi trang

Mọi doanh nghiệp đều có sự quan tâm đến tỷ lệ thoát khỏi trang của người dùng (Bounce rate). Nếu tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ người truy cập không có sự hứng thú với nội dung bài viết hoặc do định dạng text khó đọc, và còn nhiều vấn đề khác.

Bằng việc thử nghiệm A/B testing cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thể tìm ra phương án phù hợp để giữ chân người truy cập ở lại trang web, giảm tỷ lệ thoát khỏi trang. Qua đó giảm thiểu chỉ số bounce rate và gia tăng thời gian người dùng ở lại trang.

Đây chính là lý do mà AB test có vai trò rất thiết yếu trong marketing nói chung và email marketing nói riêng.

Giảm tỷ lệ bỏ qua giỏ hàng

Với những nhà kinh doanh thương mại điện tử đã phát hiện ra trung bình 70% khách hàng rời khỏi website của họ với những sản phẩm trong giỏ hàng. Điều này đã gây bất lợi cho các doanh nghiệp. Vậy thì làm sao để có thể giảm thiểu tình trạng này?

Nhờ vào hình thức AB testing mà các nhà quản lý có thể phát hiện ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Từ đó, giúp họ có thể tìm ra hướng giải quyết phù hợp, chẳng hạn như: đơn giản hóa các bước mua hàng, đa dạng sản phẩm hóa của mình, các thông tin được hiển thị rõ ràng, đầy đủ,…

 Lợi ích mà AB testing mang lại trong Marketing

Quy trình thực hiện AB testing

Sẽ có nhiều cách để có thể triển khai AB testing khác nhau, nhưng cách hiệu quả nhất khi triển khai quy trình AB Testing là gì? Dưới đây là quy trình AB Testing mẫu mà bạn có thể tham khảo để thử nghiệm:

Thu thập data

Những phân tích chi tiết của bạn thường sẽ cung cấp cái nhìn sắc nét, rõ ràng về nơi bạn có thể bắt đầu tối ưu hóa. Nó sẽ giúp bạn bắt đầu từ những khu vực có lưu lượng truy cập cao của trang web hoặc ứng dụng.

Điều này sẽ cho phép bạn có thể thu thập dữ liệu nhanh hơn. Việc tìm kiếm các trang có tỷ lệ chuyển đổi thấp hoặc tỷ lệ rơi (drop-off) cao có thể sẽ được cải thiện.

Xác định mục tiêu

Mục tiêu chuyển đổi ở đây chính là số liệu mà bạn đang sử dụng để có thể xác định xem biến thể có thành công hơn phiên bản gốc hay không. Mục tiêu là bất cứ thứ gì từ việc click vào nút hoặc liên kết đến trang web bán hàng mong muốn.

Tạo ra giả thuyết

Khi bạn đã xác định được mục tiêu của mình, bạn có thể bắt đầu tạo ra các ý tưởng và giả thuyết AB Testing khác nhau với lý do tại sao bạn nghĩ rằng chúng sẽ tốt hơn phiên bản hiện tại. Một khi bạn có danh sách các ý tưởng thì hãy ưu tiên chúng theo mức độ tác động dự kiến ​​và độ khó khi thực hiện của phương án.

Tạo các biến thể

Sử dụng phần mềm AB Testing của bạn như Optimizely. Điều này giúp bạn thực hiện các thay đổi theo ý muốn đối với một thành phần của trang web hoặc trải nghiệm ứng dụng di động. Điều này có thể chỉ đơn giản là:

  • Thay đổi màu của một nút CTA
  • Hoán đổi thứ tự các thành phần trên trang web.
  • Ẩn các thành phần điều hướng hoặc một thứ gì đó có thể hoàn toàn tùy chỉnh được.

Nhiều công cụ AB Testing hàng đầu hiện nay có trình chỉnh sửa trực quan sẽ giúp những thay đổi này trở nên dễ dàng hơn. Hãy đảm bảo thử nghiệm của bạn có thể hoạt động đúng như mong đợi.

Chạy thử nghiệm

Hãy bắt đầu thử nghiệm của bạn và xem xét việc truy cập từ người dùng. Ở bước này, khách truy cập vào trang web hoặc ứng dụng của bạn sẽ được chỉ định ngẫu nhiên để có thể kiểm soát hoặc thay đổi trải nghiệm của bạn. Sự tương tác của họ với từng trải nghiệm được đo lường sẽ được tính toán và so sánh để xác định cách thức từng cách hoạt động.

Phân tích kết quả

Khi thử nghiệm chạy thử đã hoàn tất, bạn cần phải phân tích kết quả. Phần mềm AB Testing của bạn sẽ xuất ra dữ liệu từ thử nghiệm để bạn có thể xem xét, phần tích. Từ đó, cho bạn thấy sự khác biệt giữa cách hai phiên bản trang web đang hoạt động. Với kết quả này, bạn sẽ có những điều chỉnh phù hợp với mục đích mình đang hướng tới.

Quy trình thực hiện AB testing

Cách đọc kết quả của AB testing

Vậy chúng ta làm thế nào để hiểu đúng kết quả của thử nghiệm A/B testing? Dưới đây VietnamWorks sẽ chia sẻ đến bạn cách đọc kết quả A/B test sau cho đúng chuẩn nhất.

Kiểm tra các chỉ số mục tiêu

Trước hết, bạn sẽ cần xem xét về các chỉ số mục tiêu với kết quả của các cuộc thử nghiệm, và nó thường là tỷ lệ chuyển đổi. Tiếp đó, cần tiến hành nhập kết quả vào máy tính toán A/B test. Lúc này, chúng ta sẽ thu được hai kết quả cho từng phiên bản thử nghiệm.

So sánh với tỷ lệ chuyển đổi

Bạn có thể xác định được tỷ lệ chuyển đổi của hai biến khác nhau dựa vào kết quả thu được. Thử nghiệm thành công thực sự khi nó mang lại ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này được hiểu là một biến hoạt động tốt hơn biến kia ở mức độ khả đáng kể.

Chẳng hạn như biến A mang lại tỷ lệ chuyển đổi là 18%, biến B mang lại tỷ lệ chuyển đổi là 17.08% và khoảng tin cậy mang ý nghĩa thống kê là 95%. Khi đó, mặc dù biến A có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn nhưng không mang ý nghĩa thống kê, thì sẽ không thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi tổng thể của mà chúng  ta đang mong muốn.

Phân đoạn công chúng để có thêm insight

Việc chúng ta phân tích kết quả theo từng nhóm đối tượng sẽ giúp có thêm nhiều thông tin hữu ích. Các biến thường dùng để phân đoạn đối tượng có thể kể đến như:

  • Ai là người truy cập?
  • Phiên bản nào tốt hơn cho visitor mới và visitor truy cập lại?
  • Phiên bản nào hoạt động tốt hơn trên điện thoại/máy tính?
  • Nguồn truy cập, hoặc phiên bản nào hoạt động tốt nhất dựa trên nơi truy cập tới cả biến thể.

Như vậy bạn đã có thể nắm được khái niệm về AB testing là gì, cũng như hiểu rõ hơn về lợi ích của hình thức này. Hy vọng với chi tiết quy trình thực hiện cũng như cách đọc kết quả  AB testing trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích nếu như đang có ý định thực hiện hình thức này. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này từ chúng tôi.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là làm gì? Làm SEO lương bao nhiêu? Học như thế nào?

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trực tuyến, nghề SEO đã trở thành công việc, vị trí không thể thiếu để giúp các trang web thu hút lượng khách hàng mục tiêu từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và nhiều hơn thế nữa.

AI Marketing

AI marketing: vai trò, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển

AI Marketing mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả marketing, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Ứng dụng AI Marketing vào hoạt động kinh doanh để bắt kịp xu hướng và gặt hái thành công trong kỷ nguyên số.

marketing executive la gi

Marketing Executive là gì? Những kỹ năng cần có của một Marketing Executive

Marketing Executive là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị, đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển và thực hiện các chiến lược marketing.

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những yếu tố tạo nên cái "tôi" riêng biệt của thương hiệu, khiến khách hàng nhớ mãi. Bài viết này sẽ dẫn bạn vào thế giới đa dạng của brand identity là gì, từ ý nghĩa quan trọng đến cách xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng.

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về brand awareness là gì, vai trò quan trọng của việc tạo dấu ấn thương hiệu, cách phân loại brand awareness, và những bước cụ thể để xây dựng brand awareness hiệu quả.

Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là làm gì? Làm SEO lương bao nhiêu? Học như thế nào?

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trực tuyến, nghề SEO đã trở thành công việc, vị trí không thể thiếu để giúp các trang web thu hút lượng khách hàng mục tiêu từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và nhiều hơn thế nữa.

AI Marketing

AI marketing: vai trò, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển

AI Marketing mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả marketing, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Ứng dụng AI Marketing vào hoạt động kinh doanh để bắt kịp xu hướng và gặt hái thành công trong kỷ nguyên số.

marketing executive la gi

Marketing Executive là gì? Những kỹ năng cần có của một Marketing Executive

Marketing Executive là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị, đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển và thực hiện các chiến lược marketing.

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những yếu tố tạo nên cái "tôi" riêng biệt của thương hiệu, khiến khách hàng nhớ mãi. Bài viết này sẽ dẫn bạn vào thế giới đa dạng của brand identity là gì, từ ý nghĩa quan trọng đến cách xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng.

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về brand awareness là gì, vai trò quan trọng của việc tạo dấu ấn thương hiệu, cách phân loại brand awareness, và những bước cụ thể để xây dựng brand awareness hiệu quả.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers