Ai cũng có thể cảm thấy lo lắng về việc bị bỏ rơi hay đơn độc. Tuy nhiên, khi nỗi sợ này bắt đầu ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần, nó có thể trở nên nghiêm trọng. Đó là khi cảm giác này được gọi là Monophobia. Hãy cùng VietnamWorks HR Insider khám phá Autophobia là gì và biểu hiện, cách khắc phục triệu chứng này.
Autophobia là gì?
Autophobia (Hội chứng sợ bị bỏ rơi) còn được biết đến với tên gọi khác như Monophobia hay Isolophobia, là một dạng rối loạn lo âu xuất phát từ nỗi sợ hãi cực độ và mất kiểm soát khi phải ở một mình.
Những người mắc hội chứng này thường cảm thấy bất an, lo lắng tột độ và có thể rơi vào trạng thái hoảng loạn khi không có ai bên cạnh. Ngay cả khi sống trong môi trường an toàn, họ vẫn có thể lo lắng về:
- Kẻ trộm
- Người lạ
- Sợ mình không được yêu thương
- Lo ngại sẽ xảy ra sự cố y tế
- Bị ám ảnh bởi những tiếng động bất ngờ, khó giải thích
Chứng sợ cô đơn làm gia tăng tình trạng lo âu mỗi khi người mắc phải ở một mình. Mặc dù thực tế không có nguy hiểm nào xảy ra, họ vẫn khó kiểm soát được cảm giác bất an của mình. Người mắc chứng này thường không thể thực hiện các hoạt động một cách bình thường cho đến khi cảm thấy có sự hiện diện của người khác và họ luôn có nhu cầu muốn thoát khỏi cảm giác cô đơn càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu nhận biết Autophobia (Hội chứng sợ cô đơn)
Khi đã hiểu được Autophobia là gì thì bạn hãy tiếp tục tìm hiểu dấu hiệu của triệu chứng này. Một số dấu hiệu nhận biết Autophobia là:
- Sợ hãi và căng thẳng khi phải ở một mình (Hội chứng sợ ở một mình): Người mắc Autophobia thường xuyên trải qua cảm giác sợ hãi và căng thẳng mỗi khi đối diện với việc phải ở một mình. Họ thường lo sợ những tình huống xấu có thể xảy ra khi không có ai bên cạnh để hỗ trợ.
- Tránh né sự cô lập: Những người mắc hội chứng này thường có xu hướng né tránh bất kỳ hoàn cảnh nào mà họ có thể phải ở một mình. Chẳng hạn như từ chối ra ngoài một mình, không muốn ngủ một mình (hội chứng sợ ngủ một mình) hoặc tránh thực hiện những hoạt động hàng ngày nếu không có người khác cùng tham gia.
- Tư duy hoang tưởng: Một số người có thể phát triển những suy nghĩ hoang tưởng, như tin rằng họ đang bị theo dõi, bị đe dọa hoặc có nguy cơ gặp phải những sự cố nghiêm trọng khi ở một mình.
- Gia tăng lo lắng và cơn hoảng loạn: Khi ở một mình, người mắc Autophobia có thể trải qua những cơn lo lắng nghiêm trọng hoặc hoảng loạn. Kèm theo đó là những triệu chứng như tim đập nhanh, khó thở, cảm giác bất an và mất kiểm soát.
- Phụ thuộc quá mức vào người khác: Người mắc Autophobia thường cảm thấy cần có người bên cạnh để cảm thấy an tâm. Họ có thể phụ thuộc vào người khác để giảm bớt lo lắng và thiếu tự tin trong việc đối phó với những tình huống một mình.
- Rối loạn giấc ngủ: Nỗi sợ hãi khi ở một mình cũng có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, giấc ngủ không yên, thường xuyên gặp ác mộng,…
- Rùng mình: Khi sợ ở một mình, bạn có thể cảm thấy rùng mình, như thể cơ thể đang phản ứng với một mối đe dọa. Cảm giác này thường xuất hiện đột ngột và có thể lan khắp cơ thể, khiến bạn cảm thấy bất an và khó chịu.
- Chóng mặt và choáng váng: Nỗi sợ hãi quá mức có thể làm bạn mất thăng bằng, gây ra cảm giác chóng mặt và choáng váng. Triệu chứng này thường xảy ra khi lo lắng tăng cao, khiến bạn cảm thấy yếu ớt và không ổn định.
- Đổ mồ hôi quá nhiều (tăng tiết mồ hôi): Khi lo lắng, cơ thể phản ứng bằng cách đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Đây là một phản ứng tự nhiên của hệ thần kinh để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, nhưng khi đổ mồ hôi quá mức, nó có thể làm bạn thêm khó chịu.
- Tim đập nhanh: Nhịp tim tăng cao là một trong những phản ứng phổ biến khi bạn sợ hãi. Cảm giác tim đập nhanh thường đi kèm với lo lắng, khiến bạn có cảm giác như tim đang đập trong ngực rất mạnh, đôi khi làm khó thở.
- Buồn nôn: Lo lắng kéo dài và sợ hãi có thể gây ra cảm giác buồn nôn. Khi ở trong tình trạng này, bạn có thể cảm thấy khó chịu ở dạ dày và muốn nôn, làm tăng cảm giác căng thẳng.
- Khó thở: Khi sợ hãi, bạn có thể cảm thấy khó thở, như thể không thể hít vào đủ không khí. Triệu chứng này thường khiến bạn cảm thấy hoảng loạn và mất kiểm soát, tăng thêm nỗi sợ hãi.
- Run rẩy hoặc lắc lư: Sự sợ hãi có thể gây ra hiện tượng run rẩy hoặc lắc lư không kiểm soát. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trước cảm giác lo âu, khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin và không thể thư giãn.
- Đau dạ dày hoặc khó tiêu (rối loạn tiêu hóa): Lo âu có thể tác động đến hệ tiêu hóa, gây ra cảm giác đau dạ dày hoặc khó tiêu. Triệu chứng này làm bạn cảm thấy không thoải mái và có thể gây ra thêm căng thẳng khi phải ở một mình.
Nguyên nhân gây Autophobia là gì?
Bạn có biết nguyên nhân dẫn đến Autophobia là gì? Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng sợ bị bỏ rơi vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố liên quan gây nên hội chứng này:
Rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh
Một đặc điểm thường thấy ở những người mắc chứng rối loạn lo âu là sự mất cân bằng trong hệ thống các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Sự mất cân bằng này có thể khiến họ cảm thấy sợ hãi và ám ảnh quá mức về những tình huống mà người khác cho là không đáng lo ngại.
Yếu tố di truyền, môi trường gia đình
Một nguyên nhân khác gây ra Autophobia là gì? Các vấn đề về tâm lý, bao gồm cả hội chứng sợ bị bỏ rơi có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dù cơ chế di truyền cụ thể vẫn chưa được xác định nhưng hội chứng này có thể liên quan đến cấu trúc não và cách thức hoạt động của nó. Bên cạnh đó, trẻ em sống trong môi trường có người mắc hội chứng sợ bị bỏ rơi cũng có thể phát triển những nỗi sợ tương tự.
Sang chấn tâm lý
Những trải nghiệm đau thương hoặc sang chấn tâm lý liên quan đến sự cô lập hoặc bị bỏ rơi có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng này. Các tình huống như bị gia đình bỏ rơi, bạo lực gia đình hoặc mất người thân từ sớm có thể làm tăng nguy cơ phát triển nỗi sợ hãi bị bỏ rơi. Ngoài ra, việc trải qua những thảm họa khi ở một mình cũng có thể là nguyên nhân khởi phát hội chứng này.
Các sự kiện gây tổn thương
Trải nghiệm bị bỏ lại một mình trong những tình huống gây tổn thương hoặc nguy hiểm có thể để lại nỗi sợ hãi kéo dài về việc phải ở một mình:
- Bị bỏ rơi khi còn nhỏ: Việc cha mẹ ly hôn hoặc mất đi người thân yêu khi còn nhỏ có thể tạo ra cảm giác bất an và lo sợ về sự cô đơn.
- Gặp phải các nghịch cảnh thời thơ ấu: Trải qua những tình huống éo le, đau buồn khi còn nhỏ có thể ảnh hưởng đến tâm lý, làm tăng nguy cơ mắc chứng sợ cô đơn.
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
Cách vượt qua Autophobia dễ dàng
Cách để bạn dễ dàng vượt qua Autophobia là gì? Để vượt qua cảm giác Autophobia, bạn có thể thử các phương pháp sau:
Bắt đầu từ những bước nhỏ
Để dần làm quen với việc ở một mình, bạn nên bắt đầu với những khoảng thời gian ngắn và tăng dần theo thời gian. Bằng cách này, bạn có thể từ từ giảm bớt sự lo lắng và xây dựng sự tự tin khi ở một mình. Hãy đặt ra mục tiêu nhỏ và từng bước thực hiện để mình cảm thấy thoải mái hơn.
Giảm dần sự phụ thuộc vào người khác
Hãy tạo ra những khoảng thời gian ngắn khi bạn ở một mình mà không cần sự hỗ trợ từ người khác. Trong thời gian này, bạn có thể tham gia vào những hoạt động yêu thích như đọc sách, xem phim hoặc học tập. Dần dần kéo dài thời gian ở một mình sẽ giúp bạn tăng cường sự tự tin và cảm giác thoải mái.
Quản lý căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực
Phương pháp tiếp theo để khắc phục hội chứng Autophobia là gì? Căng thẳng là một triệu chứng phổ biến của Autophobia. Hãy học và thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như thở sâu, thư giãn cơ thể, yoga,… để giúp giảm bớt lo âu, cải thiện tâm trạng.Bên cạnh đó, thay vì để mình bị cuốn vào những suy nghĩ tiêu cực, hãy cố gắng chuyển chúng thành những suy nghĩ tích cực. Việc ghi chép nhật ký cũng giúp bạn kiểm soát và điều chỉnh tư duy của mình.
Khám phá thêm những bài viết đặc sắc khác cùng VietnamWorks như: “tiêu cực là gì”, “các cách xả stress hiệu quả”, và một số mẹo vặt cuộc sống mà bạn có thể chưa biết. Bên cạnh đó, đừng bỏ lỡ những chủ đề hấp dẫn về kỹ năng quản lý cảm xúc và kỹ năng phát triển bản thân.
Thực hành chánh niệm
Thiền chánh niệm giúp bạn tập trung vào hiện tại và xử lý cảm xúc một cách hiệu quả hơn. Bằng cách duy trì sự chú ý vào từng khoảnh khắc, bạn có thể dễ dàng chấp nhận và quản lý cảm xúc khó khăn.
Mở rộng mối quan hệ xã hội – Liệu pháp tiếp xúc
Tham gia vào các hoạt động xã hội, câu lạc bộ hoặc nhóm có cùng sở thích là cách tuyệt vời để kết nối với những người mới. Tương tác với người khác có thể giúp bạn cảm thấy gắn kết và nhận được sự hỗ trợ trong quá trình tự cải thiện Autophobia.
Phương pháp này giúp bạn dần tiếp xúc với nỗi sợ hãi trong môi trường an toàn và có kiểm soát. Ban đầu, bạn sẽ dành một khoảng thời gian ngắn ở một mình, sau đó tăng dần thời gian theo từng bước. Mục tiêu là giúp bạn quen dần với cảm giác ở một mình mà không cảm thấy lo sợ hay bất an.
Nhận sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè
Hãy chia sẻ với gia đình, bạn bè về tình trạng của bạn và nhờ họ hỗ trợ trong quá trình điều trị. Sự động viên và khích lệ từ người thân có thể giúp bạn tạo ra một môi trường an toàn và thoải mái hơn để đối phó với nỗi sợ hãi.
Trị liệu tự phơi nhiễm
Giúp người bệnh dần đối mặt với nỗi sợ trong môi trường được kiểm soát và sau đó là môi trường thực tế. Nhà trị liệu sẽ tăng dần thời gian và khoảng cách để người bệnh chấp nhận cảm giác cô đơn.
Trị liệu nhận thức hành vi (CBT)
Giúp người bệnh kiểm soát và đối diện với nỗi sợ bằng cách thay đổi những suy nghĩ tiêu cực khi ở một mình.
Dùng thuốc
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc như thuốc chẹn beta, an thần hoặc SSRIs để giảm triệu chứng và hỗ trợ hồi phục nhanh hơn.
Trong bài viết này, VietnamWorks HR Insider đã trình bày một cái nhìn tổng quan về Autophobia – một hội chứng ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Hy vọng rằng những thông tin được cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Autophobia là gì. Từ đó có thể hỗ trợ bản thân hoặc người thân vượt qua Autophobia một cách hiệu quả, phục hồi sự bình an và sống một cuộc sống đầy đủ hơn.
Xem thêm: Tự tin là gì? Bí quyết để tự tin và thành công hơn
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.