adsads
Tiêu cực Tiếng Anh
Lượt Xem 197

Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những tình huống khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, nếu để những trải nghiệm tiêu cực chi phối suy nghĩ và cảm xúc, chúng có thể dẫn đến trạng thái tâm lý không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và các mối quan hệ. Vậy, tiêu cực là gì? Bài viết từ VietnamWorks HR Insider sẽ giúp bạn hiểu rõ tiêu cực là gì, dấu hiệu nhận biết  và cách giữ tâm trí luôn tích cực, lạc quan.

Tiêu cực là gì?

Tiêu cực (negative) là trạng thái tâm lý thường đi kèm với cảm xúc bi quan, lo lắng và khó chịu. Đây là phản ứng tự nhiên của con người trước những tình huống khó khăn, nhưng nếu không được kiểm soát, nó có thể trở thành thói quen, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống.

Người tiêu cực là gì

Tiêu cực là gì?

Điểm khác biệt giữa tích cực và tiêu cực là gì?

Khi đối diện với khó khăn, người tiêu cực thường nhìn nhận vấn đề theo cách bi quan và bị mắc kẹt trong suy nghĩ, khiến họ khó tiến lên. Ngược lại, người tích cực có xu hướng tập trung vào giải pháp và hành động. Ví dụ:

  • Người tiêu cực: “Tôi sẽ luôn thất bại, dù cố gắng thế nào”.
  • Người tích cực: “Nguy cơ thất bại là gì? Thất bại là cơ hội để học hỏi”.
  • Người tiêu cực: “Dù đã cố gắng hết sức, tôi vẫn không đạt được mục tiêu”.
  • Người tích cực: “Tôi sẽ luôn nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu”.

Dấu hiệu nhận biết người suy nghĩ tiêu cực

Dấu hiệu nhận biết người tiêu cực là gì? Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy một người có thể đang rơi vào trạng thái tiêu cực. Nếu nhận thấy bản thân có một số dấu hiệu dưới đây, có thể bạn đang trở nên tiêu cực.

Hay phàn nàn

Người tiêu cực thường xuyên phàn nàn bởi họ chỉ chú trọng đến những mặt xấu của mọi thứ mà không nhận ra những điều tích cực. Nếu từng tiếp xúc với một người tiêu cực, chắc hẳn bạn đã thấy rõ họ hay phàn nàn về những điều nhỏ nhặt nhất, thậm chí là những vấn đề không quan trọng.

Người hay phàn nàn sẽ không nhận ra những điều tốt đẹp mà chỉ tập trung vào những khía cạnh tiêu cực để chỉ trích. Do đó, họ thường không cảm nhận được niềm vui từ cuộc sống. Ngoài ra, dù thường xuyên phàn nàn và chỉ trích người khác nhưng họ lại không chịu nổi những lời chỉ trích hướng về mình.

Không thích sự góp ý từ người khác

Người tiêu cực tuy thường phàn nàn nhưng lại không thích khi người khác chỉ trích họ, ngay cả khi đó là những lời góp ý mang tính xây dựng. Họ thường xem những lời góp ý đó như là sự công kích cá nhân. Nguyên nhân chính là vì họ luôn cảm thấy bất an và cần được sự công nhận từ người khác.

Xem nhẹ nhẹ ý kiến người xung quanh

Người tiêu cực không cởi mở với quan điểm của người khác, ngay cả khi đó là lời khuyên, họ vẫn chỉ lắng nghe chính bản thân mình. Thực tế, họ không phải không muốn nghe người khác nói mà là họ không có khả năng tiếp nhận những ý kiến trái ngược với quan điểm của họ.

Tác hại của suy nghĩ tiêu cực

Dấu hiệu nhận biết người suy nghĩ tiêu cực là gì?

Đối với người tiêu cực, sự khác biệt thường đồng nghĩa với việc điều đó là không tốt. Do đó, họ không thích thay đổi cách suy nghĩ hay hành động của mình. Đây là lý do tại sao khi họ gặp phải ý kiến khác biệt, họ không biết phải đối phó như thế nào, ngay cả khi họ đã yêu cầu lời khuyên cụ thể.

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

Thường phán xét người khác

Người tiêu cực thường tìm ra lỗi trong mọi chuyện. Họ có xu hướng nghĩ đến những kịch bản tồi tệ nhất trong mọi tình huống vì họ thực sự tin rằng không có điều gì tốt đẹp sẽ xảy ra. Điều này thường xuất phát từ việc họ có tiêu chuẩn cao và mong muốn mọi thứ phải hoàn hảo theo quan điểm của mình. Nếu mọi người đáp ứng đủ những tiêu chuẩn đó, họ sẽ không phán xét. Tuy nhiên, họ không nhận ra rằng những phán xét của mình có thể gây tổn thương cho người khác.

Thái độ bi quan, lo lắng

Người tiêu cực thường suy nghĩ đến tình huống xấu nhất vì họ không tin vào những điều tốt đẹp có thể xảy ra. Đây cũng là lý do khiến họ khó thay đổi hành vi cá nhân, bởi việc thay đổi đòi hỏi phải có nhận thức về bản thân. Bên cạnh đó, họ thường xuyên lo lắng đến mức không biết làm thế nào để thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này, vì họ luôn sợ rằng những điều tồi tệ sẽ xảy ra.

Ngại thay đổi

Thay đổi là một phần tất yếu của cuộc sống, giúp con người tiến bộ và phát triển nếu không muốn trở nên trì trệ, lạc hậu. Tuy nhiên, người tiêu cực lại tìm thấy sự an toàn trong sự trì trệ vì họ sợ phải thay đổi. Ngay cả khi họ không hài lòng với hoàn cảnh hiện tại, họ vẫn thích duy trì hiện trạng hơn là đối mặt với sự thay đổi, vì họ không thực sự tin rằng thay đổi sẽ mang lại kết quả tốt đẹp lâu dài.

Khám phá thêm những bài viết đặc sắc khác cùng VietnamWorks như: “lạc quan là gì”, “tự tin là gì”, và một số mẹo vặt cuộc sống mà bạn có thể chưa biết. Bên cạnh đó, đừng bỏ lỡ những chủ đề hấp dẫn về kỹ năng khám phá bản thânlàm thế nào để sống là chính mình.

Ảnh hưởng của suy nghĩ tiêu cực đến cuộc sống

Tiêu cực tác động sâu rộng đến tâm lý, sức khỏe và mối quan hệ, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.

  • Ảnh hưởng đến cảm xúc: Tiêu cực khiến tâm trạng dễ trở nên buồn bã, căng thẳng, lo âu và có thể làm mất cân bằng cảm xúc, khiến tinh thần chùng xuống.
  • Gây căng thẳng và stress: Tiêu cực kéo dài thường đi kèm với stress, dễ dẫn đến các vấn đề như mất ngủ, suy yếu hệ thần kinh và giảm sức đề kháng.
  • Tác động xấu đến sức khỏe: Suy nghĩ tiêu cực có thể gây ra các vấn đề như tăng huyết áp, đau đầu, rối loạn tiêu hóa và suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ bệnh lý.
  • Giảm hiệu suất làm việc: Tiêu cực ảnh hưởng đến khả năng tập trung và động lực làm việc, khiến chúng ta dễ mất tinh thần đối mặt với khó khăn.
  • Gây căng thẳng trong mối quan hệ: Người tiêu cực dễ xảy ra xung đột với người thân và bạn bè, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và gây khó khăn trong xây dựng mối quan hệ.
  • Tạo cảm giác không hài lòng: Tiêu cực khiến chúng ta không hài lòng với cuộc sống và công việc, dễ dẫn đến mất niềm tin vào bản thân.
  • Hậu quả xã hội: Tiêu cực có thể ảnh hưởng đến xã hội, gây ra xung đột cộng đồng và môi trường không lành mạnh.

Nhìn chung, kiểm soát suy nghĩ tiêu cực là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe tinh thần và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân khiến bạn tiêu cực là gì?

Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến việc hình thành các cảm xúc tiêu cực. Đôi khi, chúng phát sinh từ những tình huống hoặc sự kiện cụ thể. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy bực bội khi vợ/chồng của bạn đến trễ so với giờ hẹn hoặc bạn có thể thất vọng khi đội bóng yêu thích của mình thua một trận đấu.

Tiêu cực và tích cực

Nguyên nhân khiến bạn có những suy nghĩ tiêu cực

Cảm xúc tiêu cực cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:

  • Xung đột trong mối quan hệ: Những căng thẳng trong mối quan hệ cá nhân, chẳng hạn như với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hoặc đối tác có thể dẫn đến cảm giác khó chịu về mặt cảm xúc.
  • Nhu cầu không được đáp ứng: Khi các nhu cầu của bạn cho dù là về thể chất, tình cảm, xã hội, tâm lý hay tinh thần không được thỏa mãn, việc cảm thấy buồn bã, tức giận, cô đơn hoặc ghen tị là điều dễ hiểu.
  • Cơ chế đối phó kém: Nếu bạn không có những phương pháp hiệu quả để xử lý căng thẳng hàng ngày, điều này có thể dẫn đến nhiều cảm xúc tiêu cực. Những cơ chế đối phó yếu kém thường khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây ra những khó khăn mới.

Cách tránh trở thành người tiêu cực

Giao tiếp với tinh thần tích cực

Khi bạn chia sẻ những suy nghĩ tích cực nghĩa là bạn đang tạo ra một hướng đi tích cực cho cuộc sống của mình. Việc tập trung vào những điều tốt đẹp sẽ giúp bạn thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực trong thời gian ngắn. Trở thành một người lạc quan sẽ mang lại niềm vui. Từ đó, bạn có thể nâng cao chất lượng cuộc sống và cảm thấy hài lòng với những gì bạn đang có.

Hòa đồng với mọi người

Tìm kiếm cơ hội để khen ngợi những người xung quanh, chẳng hạn như khi họ hoàn thành tốt công việc hoặc khi bạn thấy một khu vườn đẹp hay một chiếc áo khoác nổi bật. Hãy nhìn thẳng vào mắt người mà bạn khen ngợi. Ghi lại những khoảnh khắc mà bạn cảm thấy kết nối thực sự với người đó trong nhật ký của mình.

Không ngại thử thách mới

Hãy thử thay đổi môi trường sống của bạn để giúp phục hồi nhanh hơn sau những thử thách. Rời xa những điều tiêu cực và mở lòng với những điều mới mẻ sẽ giúp bạn khám phá ra những sở thích, niềm vui mới.

Tích cực là gì

Cách tránh trở thành người tiêu cực

Thể hiện sự biết ơn

Hãy chú ý đến những lần bạn nói “cảm ơn”. Khi làm vậy, hãy nhìn vào mắt người mà bạn đang cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn một cách chân thành. Bạn cũng có thể viết nhật ký, ghi lại những khoảnh khắc trong ngày mà bạn cảm thấy có sự kết nối với người khác thông qua việc bày tỏ lòng biết ơn.

Bài viết trên, VietnamWorks HR Insider đã làm rõ những thắc mắc về câu hỏi tiêu cực là gì? Đó là trạng thái tâm lý có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống nếu không được nhận diện và điều chỉnh kịp thời. Hiểu rõ dấu hiệu và nguyên nhân của sự tiêu cực sẽ giúp bạn tìm ra những cách phòng tránh hiệu quả. Từ đó, tạo nên một cuộc sống tích cực và tràn đầy năng lượng hơn.

Xem thêm: Cái tôi là gì? Hiểu rõ bản chất, sự ảnh hưởng và cách quản lý hiệu quả

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers