Xung đột nhóm là một vấn đề khá phổ biến mà hầu hết các tổ chức đều gặp phải. Dù là trong môi trường công sở, trường học hay các câu lạc bộ, những bất đồng về quan điểm, mục tiêu hoặc cách thức làm việc đều có thể xảy ra. Nếu không được giải quyết một cách khéo léo, những xung đột này có thể dẫn đến sự chia rẽ, giảm hiệu quả công việc và thậm chí là tan rã nhóm. Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể nhận biết và giải quyết các xung đột một cách hiệu quả? Dưới đây là cách giải quyết xung đột trong nhóm mà HR Insider chia sẻ đến bạn.
Những dấu hiệu thường gặp của xung đột trong nhóm
Thiếu niềm tin lẫn nhau
Lòng tin giữa các thành viên là yếu tố quan trọng để mọi người có thể cùng hướng tới mục tiêu chung. Sự thiếu tin tưởng dẫn đến sự nghi ngờ, khiến các quyết định trở nên dè chừng và khó đạt được sự đồng thuận, gây ra xung đột.
Thường xuyên chia bè phái trong các cuộc thảo luận
Chúng ta thường hay bắt gặp đồng nghiệp thân thiết ngoài đời thường có xu hướng bảo vệ nhau khi làm việc, dẫn đến tình trạng chia bè phái. Chẳng hạn, khi một thành viên có mâu thuẫn cá nhân với người khác, các thành viên thân thiết với họ có thể cũng sẽ “không ưa” theo. Điều này không chỉ dẫn đến tranh luận phiến diện mà còn thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp. Nếu nhóm trưởng không biết cách gắn kết nhân viên, xung đột rất dễ xảy ra.
Không thừa nhận trách nhiệm và lỗi lầm trong công việc
Trách nhiệm cá nhân luôn là chủ đề gây tranh cãi. Trong công việc nhóm, khi xảy ra sai sót, cần có người chịu trách nhiệm chính và đề xuất phương án giải quyết được sự chấp thuận của tập thể. Nếu cá nhân không nhận lỗi, tranh cãi và xung đột là điều không thể tránh khỏi.
Không tập trung vào mục tiêu chung của nhóm
Làm việc nhóm đòi hỏi sự hài hòa giữa các cá tính và lợi ích cá nhân. Nếu ai đó chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân mà quên đi mục tiêu của đội nhóm, mâu thuẫn sẽ dễ dàng nảy sinh. Nhóm trưởng sẽ gặp thách thức khi dẫn dắt các thành viên nếu một số người không tập trung vào mục tiêu chung.
Thể hiện thái độ bất mãn rõ ràng
Tranh luận sẽ không trở thành tranh cãi nếu thái độ được kiểm soát đúng mực. Một dấu hiệu rõ ràng của xung đột là khi các thành viên bộc lộ rõ sự không thích quan điểm của đồng nghiệp qua lời nói đả kích, ánh mắt hay ngôn ngữ cơ thể.
Nhóm trưởng là người cần duy trì một môi trường làm việc lành mạnh, đảm bảo được quan hệ đồng nghiệp luôn được giữ vững, giúp giảm thiểu xung đột và tăng cường hợp tác trong nhóm.
Nguyên nhân phổ biến gây ra xung đột trong nhóm
Xung đột về nhiệm vụ
Khi công việc của các thành viên trong nhóm phụ thuộc lẫn nhau quá mức, dễ dàng nảy sinh bất đồng nếu không có sự thỏa thuận và sắp xếp hợp lý. Để tránh xung đột nhiệm vụ, cần có kế hoạch phân chia công việc rõ ràng và tổ chức hợp lý. Ví dụ, một kế toán viên không thể hoàn thành nhiệm vụ nếu chuyên viên phân tích dữ liệu cập nhật thông tin không kịp thời.
Mâu thuẫn với lãnh đạo đội
Với vai trò của trưởng nhóm và đưa ra quyết định, nhóm trưởng dễ gây ra sự không hài lòng khi những nhận xét thẳng thắn hoặc khác biệt với quan điểm cá nhân của các thành viên. Ngoài ra, các thành viên có thể âm thầm đánh giá khả năng lãnh đạo của nhóm trưởng và nảy sinh mâu thuẫn nếu cảm thấy lãnh đạo không đủ năng lực. Việc giải quyết xung đột này trở nên phức tạp hơn do yếu tố quyền lực và trách nhiệm.
Phong cách làm việc không tương thích
Mỗi nhân viên đều có phong cách làm việc và cách tiếp cận công việc riêng biệt. Khi các cá nhân không thể hòa hợp và điều chỉnh cảm xúc cũng như quan điểm cá nhân, xung đột trong nhóm là điều không thể tránh khỏi. Sự khác biệt trong phong cách làm việc thường dẫn đến mâu thuẫn và giảm hiệu quả công việc nhóm.
Tìm hiểu những cách làm việc hiệu quả giúp hiệu suất công việc được nâng cao cùng gắn kết được đồng nghiệp với nhau.
Sự phân biệt và đối xử không công bằng
Những quan điểm phân biệt như “trọng nam khinh nữ” hoặc “tuổi trẻ chưa có kinh nghiệm” vẫn tồn tại ở một số công ty, cùng với sự phân biệt về vùng miền và giới tính. Những hành vi phân biệt này không chỉ ảnh hưởng đến sự hòa thuận trong tập thể mà còn làm tổn hại đến văn hóa công ty. Trong trường hợp gặp phải tình trạng này, hãy thông báo cho sếp hoặc phòng nhân sự để tìm kiếm giải pháp thích hợp.
Xung đột về ý tưởng
Trong quá trình thảo luận và đưa ra ý tưởng sáng tạo, mỗi người thường có quan điểm và ý tưởng riêng, đồng thời cố gắng bảo vệ ý kiến của mình. Sự đa dạng ý kiến có thể dẫn đến các cuộc tranh luận căng thẳng. Nếu không có người điều phối hoặc tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, các cuộc tranh luận dễ chuyển từ xây dựng sang xung đột, gây khó chịu cho các thành viên và làm giảm hiệu quả làm việc nhóm.
5 Cách giải quyết xung đột trong nhóm hiệu quả
Lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm
Khi gặp xung đột, điều đầu tiên bạn cần làm là bình tĩnh lắng nghe và tìm hiểu nguyên nhân gây ra vấn đề. Các xung đột có thể xuất phát từ nhiều lý do, bao gồm cách giao tiếp, sự khác biệt trong ý kiến hoặc cách giải quyết vấn đề. Việc lắng nghe giúp bạn nhận ra điểm khác biệt và từ đó, mục tiêu chung của nhóm mới được đề cao, giảm thiểu xung đột. Xem ngay kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết giúp bạn giải quyết được các vấn đề khó khăn này.
Tìm hiểu lý do gây ra xung đột trong quá trình làm việc nhóm
Là trưởng nhóm, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng những nguyên nhân gây ra xung đột và ghi nhận mọi ý kiến từ các thành viên. Hãy duy trì tư duy trung lập và nhận xét khách quan để đảm bảo công bằng khi giải quyết xung đột. Sự thiên vị sẽ khiến mâu thuẫn kéo dài và làm giảm sự đoàn kết trong nhóm.
Đưa ra các phương án giải quyết
Xung đột thường xảy ra khi tranh luận về những vấn đề quan trọng của nhóm. Để giải quyết, bạn cần đưa ra nhiều lựa chọn tối ưu và không nên chỉ áp đặt một giải pháp duy nhất. Hãy để mọi thành viên cùng thảo luận và thống nhất phương án cuối cùng, giúp tránh cảm giác bị ép buộc và giảm thiểu xung đột.
Từ bỏ cái tôi cá nhân để hướng tới mục tiêu chung
Trong nhóm, mỗi thành viên đều có cái tôi riêng. Hãy hạn chế cái tôi cá nhân và cố gắng thấu hiểu những người khác. Đôi khi, việc phân định đúng sai không quan trọng bằng việc giữ hòa khí và hướng tới mục tiêu chung của nhóm. Đây là cách giải quyết xung đột trong nhóm mà bạn có thể tham khảo.
Đoàn kết tập thể để đạt được mục tiêu chung
Mâu thuẫn và va chạm là điều không thể tránh khỏi trong nhóm. Điều quan trọng là sau xung đột, bạn có thể vực dậy tinh thần và đoàn kết các thành viên vì mục tiêu chung. Đừng nhắc lại những tranh cãi cũ, vì điều đó chỉ làm tăng thêm hiềm khích. Thay vào đó, hãy tập trung vào những điều tích cực để xây dựng tinh thần tập thể.
Giải quyết xung đột trong nhóm có thể là một thách thức, nhưng nếu áp dụng đúng phương pháp, bạn có thể biến những mâu thuẫn này thành cơ hội để phát triển và củng cố sự đoàn kết trong nhóm. Hy vọng rằng các cách giải quyết xung đột trong nhóm mà HR Insider cung cấp sẽ hỗ trợ bạn trong việc xử lý xung đột một cách hiệu quả và tạo ra môi trường làm việc tích cực hơn. Chúc bạn thành công!
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Vifon tuyển dụng, Tuyển dụng Phúc Long, Mixue tuyển dụng TPHCM, FamilyMart tuyển dụng, Cheese Coffee tuyển dụng, Hòa Phát tuyển dụng, KingFood tuyển dụng và P&G tuyển dụng.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.